Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đặt câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được “Đàn ông mất trinh từ hồi nào sao cứ đòi phụ nữ còn trinh?”
Về trinh tiết, tiến sĩ Lê Thẩm Dương lý giải: “Trinh là cần phải có nhưng đó là cái trinh tâm hồn.
Nhiều người nhầm lẫn nghiêm trọng khi cụ thể trinh bằng cái màng. Nếu tôi lấy 1 cô gái bị cướp hiếp, tôi thề sẽ yêu gấp đôi, những cô còn trinh mà bệnh hoạn tâm hồn tức là mất trinh tâm hồn thì biến đi.”
Quyền lực ghế nóng 2018 | tập 11 | Ngày Xưa | Nam Thư, Nguyễn Văn Chung, Trương Thế Vinh
Chương trình “Quyền lực ghế nóng 2018″ đang bước vào chặng đua cuối. Số điểm của đêm thi 11 và 12 sẽ quyết định Quán quân của chương trình năm nay. Trong đêm thi thứ 11, thể thức thi đã có sự thay đổi kịch tính hơn khi có sự xuất hiện của giám khảo thứ 3 đó là Tùng Leo – một MC, nhà văn sắc sảo về ngôn từ, bên cạnh 2 giám khảo quen thuộc là tiến sĩ Lê Thẩm Dương và đạo diễn Lê Hoàng. Thay vì chỉ cùng nhau tranh luận 1 vấn đề như trước, 3 thí sinh cuối cùng của sàn đấu ngôn từ là Trương Thế Vinh, Nguyễn Văn Chung và Nam Thư có thêm phần tranh luận đối kháng với một giám khảo mà mình bốc thăm được.
Với chủ đề là “Ngày xưa”, mỗi thí sinh nói về một vấn đề mà mình ấn tượng về văn hóa, xã hội Việt Nam trước đây. Vấn đề mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung quan tâm đó là tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ còn ảnh hưởng đến tận bây giờ. Vị Giám khảo mà anh bốc thăm được là đạo diễn Lê Hoàng. Đạo diễn Lê Hoàng nhận xét Nguyễn Văn Chung có cách nhìn sâu sắc, nói vào trọng tâm nhưng đó là bản chất của chế độ phong kiến xuất phát từ ý thức hệ, anh cần tập trung vào những điều ấn tượng nhất.
Khác hẳn với những đêm thi trước, tuần này Nam Thư nền nã hơn khi nói về điều mà mình quan tâm đó là gia đình truyền thống xưa với sự yêu thương, bao bọc của cha mẹ dành cho con cái, tinh thần làm việc nhóm. Theo cô, gia đình có phát triển thì xã hội mới phát triển. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương dành nhiều lời khen cho phần trình bày, ứng biến đối kháng thông minh của Nam Thư và cho cô điểm cao nhất cho phần thi này.
Diễn viên Trương Thế Vinh nói về vấn đề cha mẹ hướng nghiệp cho con cái thì cần phải tìm hiểu con mình thật sự yêu thích và có khả năng ở lĩnh vực nào, không nên áp đặt. Anh thừa nhận mình đã học sai ngành kinh tế. Giám khảo Tùng Leo cho rằng Trương Thế Vinh chưa nêu ra vấn đề, chưa thấy được bức tranh tổng thể để thuyết phục mọi người.
Sau phần tranh luận đối kháng với các giám khảo, 3 thí sinh cùng tranh luận về chủ đề “Trọng nam khinh nữ” mà BTC đưa ra thông qua một tiết mục kịch kết hợp múa đương đại do đạo diễn Ngọc Duyên và biên đạo Yến Nhung dàn dựng. Nội dung vở kịch xoay quanh cuộc đời làm vợ nhiều cay đắng của Thu (NSƯT Tuyết Thu) từ khi về làm vợ Quốc (NSƯT Hữu Quốc).
Trong đêm tân hôn, Quốc nghe lời mẹ hai của mình (Ngọc Duyên) lấy áo đè lên áo vợ vì sợ vợ nắm quyền, trải khăn trắng để kiểm tra trinh tiết vợ. Hành động của Quốc đã khiến cho Thu tủi hổ và cảm thấy bị xúc phạm.
Trong đêm động phòng, Quốc đã dùng bạo lực để cưỡng đoạt vợ. Có lẽ vì điều này mà nhiều năm sau đó, Thu vẫn không thể có thai. Một lần nữa, Quốc lại nghe theo lời người mẹ cặp kè cùng nhân tình và ngang nhiên đưa cô ta về nhà. Đến cả quyền ghen Thu cũng không có chỉ vì lý do cô không sinh được con nối dõi cho nhà chồng. Đau đớn tột cùng, Thu đã trút hết nỗi ai oán của mình, đánh lên những hồi trống như chính tiếng lòng của cô trước sự bất công của chế độ xã hội lúc bấy giờ.
Trương Thế Vinh nhận xét vở kịch rất hay nhưng để xem thôi còn để tranh luận thì anh không có ý kiến vì anh cho rằng xã hội hiện nay vấn đề trọng nam khinh nữ, trinh tiết đã hạn chế rất nhiều, đã bị loại bỏ nên không cần phải nói nữa. Anh cũng nhắn gửi những người còn mang tư tưởng trọng nam khinh nữ sẽ khiến con trai của họ ế dài dài, bởi ngày xưa người ta không biết chia sẻ với ai chứ ngày nay chỉ cần đăng facebook là dân tình bu vào chửi.
Khi quan điểm của mình bị Nam Thư và Nguyễn Văn Chung phản đối bởi cả hai cho rằng trọng nam khinh nữ vẫn còn, ví dụ như hoa hậu H’Hen Niê từng bị ép đi lấy chồng khi mới 14 tuổi, Trương Thế Vinh giải thích rằng ngày xưa trọng nam khinh nữ vì không có cách giải quyết, còn ở thời điểm bây giờ mà như thế thì người vợ bỏ chồng đi ngay, bởi họ đã mạnh mẽ hơn, có cuộc sống tự lập.
Tiêu biểu như trong chương trình có 1 người phụ nữ là Nam Thư đang ngồi đấu lại với những người đàn ông. Nói về vấn đề bạo lực gia đình, Trương Thế Vinh tếu táu cho rằng bạo lực gia đình diễn ra là do người phụ nữ… đánh không lại người đàn ông, thực tế có nhiều trường hợp phụ nữ đánh đàn ông không ra gì lại còn quay clip tung lên mạng. Anh kết luận, vấn đề trọng nam khinh nữ phải giải quyết từ cái gốc là tư duy, nếu người nào không thông được tư duy này thì cho “rụng” bởi lúc đó họ như tre già rồi, không uốn được nữa.
Trước những quan điểm của Trương Thế Vinh, diễn viên Nam Thư đã rút lại lời tuyên bố thích Trương Thế Vinh và chuyển sang ghét. Cô tập trung vào vở kịch và cho rằng là người vợ, cô sẽ chọn cách kết thúc văn minh, chấm dứt mọi đau khổ để có cuộc đời mới, bởi mọi cuộc tình khi kết thúc người đau khổ nhất là phụ nữ. Trương Thế Vinh cho rằng đàn ông cũng rất đau khổ, chứ không hẳn chỉ có phụ nữ. Nói về việc phụ nữ và vấn đề bếp núc, Trương Thế Vinh hỏi Nam Thư có giỏi chăm lo gia đình hay không, Nam Thư nhanh nhảu thả thính: “ Anh cưới em đi thì biết“. Nam diễn viên nhắc Nam Thư đừng đưa anh vào thế bí.
Nam Thư tuyên bố bề ngoài cô là một phụ nữ hiện đại, sôi nổi, nóng nảy, cá tính nhưng không phải vì vậy mà cô không biết chăm lo gia đình, bởi một khi đã xác định đó là gia đình, cô sẽ có cách vun vén riêng theo kiểu của mình. Nam Thư khuyên phụ nữ hãy đứng lên, hãy mạnh mẽ, đàn ông trong vở kịch ít bị bỏ rơi, nhưng Nam Thư sẽ thường xuyên bỏ rơi đàn ông nếu họ gia trưởng, sống dưới sự điều khiển của gia đình. Khi Trương Thế Vinh hỏi khó cô có nấu ăn ngon không, Nam Thư vẫn tiếp tục màn “tán tỉnh” nam diễn viên điển trai: “Anh ăn không, em nấu cho anh ăn?”. Không phớt lờ kiều nữ làng hài nữa, lần này Trương Thế Vinh cười đáp trả: “Anh muốn thử”.
Là người đàn ông có gia đình, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho rằng trọng nam khinh nữ thời nay đã biến tướng như vấn đề mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng… Anh đánh giá vở kịch rất hay, từ diễn xuất đến âm nhạc, nhưng điều khiến anh ấn tượng là các nhân vật. Anh ghét nhất kiểu người như bà mẹ chồng, khinh thường nhất kiểu người như người chồng, đó là người đàn ông không chủ động hôn nhân, còn chi tiết cái khăn trắng thử trinh tiết chính là khăn tang cho cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Nguyễn Văn Chung cho rằng nếu thực sự bình đẳng thì nam cũng phải giữ trinh tiết như người phụ nữ đến khi kết hôn.
Khi lấy vợ, anh không quan trọng trinh tiết, yêu nhau thì sự cuốn hút của 2 người với nhau là điều bình thường, nếu đã chấp nhận người bạn đời hãy quan trọng sự chung thủy, chính chuyên sau này chứ nếu quan trọng trinh tiết là quá bất công cho người phụ nữ. Anh cũng khuyên các bạn nữ nếu thấy người yêu nghe lời mẹ vô điều kiện, hoặc mẹ chồng có thái độ coi thường thì nếu muốn hạnh phúc đừng tiến tới nữa. Người chồng đi làm kiếm tiền nhưng người vợ ở nhà nội trợ và lo con cái, người chồng phải trân trọng vợ, đó cũng là làm tấm gương cho con cái. Nguyễn Văn Chung nhận thấy một bộ phận giới trẻ bây giờ cũng gián tiếp là nạn nhân của trọng nam khinh nữ bởi các bạn nữ sống phụ thuộc, vật chất, chỉ cần đàn ông tặng xe SH hay iPhone là yêu liền. Chốt lại vấn đề, anh lên án, bãi bỏ trọng nam khinh nữ bằng cách nâng cao nhận thức của mọi người và của chính mình, mình là người thay đổi trước, truyền thống là điều để gìn giữ không phải dựa dẫm, văn minh hiện đại để hòa nhập chứ không phải hòa tan.
Theo giám khảo Tùng Leo, vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn trong xã hội ngày nay. Cụ thể, anh cho rằng những bài báo đưa tin về việc bán dâm, người ta chỉ khui tên cô gái còn người đàn ông thì không vì họ thấy việc đàn ông đi mua dâm là bình thường, cùng lắm là phạt hành chính. Anh cho rằng nếu đã phanh phui thì phải cả đôi, chứ chỉ mình cô gái phải chịu là coi thường phụ nữ và sẽ rất độc ác khi cố tình dìm chết người phụ nữ sau 1 lỗi lầm của họ. Anh đồng tình với Trương Thế Vinh nên nhìn vấn đề này ở xã hội xa hơn. Tùng Leo đánh giá cao phần tranh luận của Nam Thư vì cô có đầy đủ tố chất của người nói và thuyết phục người khác nếu điều chỉnh sự bộc trực tự nhiên.
Là nhà văn có rất nhiều bài viết bênh vực phụ nữ, giám khảo Lê Hoàng kêu gọi: “ Tất cả các cô gái Việt Nam nếu người đàn ông yêu bạn đặt vấn đề trinh tiết thì dẹp luôn. Những người đàn ông vảng vất trinh tiết là rất lạc hậu, không xứng đáng làm người yêu, làm chồng của các bạn. Theo tôi người phụ nữ nên lấy chồng từ tuổi 30 trở lên, con người trưởng thành từ năm 17 tuổi, như vậy họ sẽ có 13 năm không có chồng mà không quan hệ tình dục thì tôi không cho điều đó là hay“. Để dẫn chứng, anh lấy ví dụ nhà thơ Nguyễn Du cách đây 500 năm đã quan niệm về chữ trinh rất tiến bộ: “ nàng lấy hiếu làm trinh”… Lê Hoàng cho rằng khi yêu, quan trọng là từ lúc gặp chứ không phải quá khứ. Anh cũng nhắc đến việc Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai (sau Nga và Trung Quốc) đó là vấn nạn của xã hội, tỷ lệ con gái nước ngoài quan hệ tình dục nhiều hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ nạo phá thai nước ta cao hơn vì họ giấu, lén lút không tìm hiểu sinh lý. Lê Hoàng cho rằng trinh tiết là việc riêng của mỗi người, không ai được xía vào, quan trọng là mỗi người biết đấu tranh, phấn đấu cho giá trị của mình. Anh ấn tượng nhất với phần tranh luận của Trương Thế Vinh vì đàn ông phải như vậy, vấn đề trinh tiết đã dẹp rồi, không cần phải nói nữa.
Giám khảo Lê Thẩm Dương cho rằng tâm lý của con người là ưa hồi tưởng quá khứ và mơ tưởng tương lai, rất ít người sống cho hiện tại. Nhiều người quên rằng hiện tại là tương lai của quá khứ và là quá khứ của tương lai, vì vậy chúng ta sống cho hiện tại tức là sống cho cả quá khứ và tương lai. Chúng ta hãy nhìn quá khứ để thấy sự không tiến bộ mà tìm thấy sự lạc quan trong hiện tại, đừng u uất quá khứ. Về trinh tiết, tiến sĩ Lê Thẩm Dương lý giải: “ Trinh là cần phải có nhưng đó là cái trinh tâm hồn. Nhiều người nhầm lẫn nghiêm trọng khi cụ thể trinh bằng cái màng. Nếu tôi lấy 1 cô gái bị cướp hiếp, tôi thề sẽ yêu gấp đôi, những cô còn trinh mà bệnh hoạn tâm hồn tức là mất trinh tâm hồn thì biến đi. Vấn đề trinh tiết phải đặt cho người đàn ông nữa, đàn ông mất trinh từ hồi nào cứ đòi phụ nữ còn trinh?”. Ở góc độ tiếp cận vấn đề, Lê Thẩm Dương chấm điểm cao nhất cho Trương Thế Vinh, còn vấn đề phân tích vấn đề, ông đánh giá Nam Thư và Nguyễn Văn Chung cao hơn.
Kết thúc tập 11, cả 3 ứng viên Quán quân Quyền lực ghế nóng 2018 gần như ngang tài ngang sức. Kết quả sẽ được quyết định cuối cùng trong đêm thi thứ 12 có chủ đề “Ngày mai”, phát sóng vào lúc 20h30 thứ Tư.
Nhi Huỳnh
Theo Infonet
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Các chị trong showbiz lấy chồng không phải bằng não mà là cảm xúc!
Showbiz dễ bị đánh giá là vi phạm đạo đức, nhưng thực tế không phải vậy. Trong showbiz cũng dễ bị ganh ghét lắm" - Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ.
Tối 31/10 vừa qua, tập 3 chương trình Quyền lực ghế nóng 2018 đã chính thức lên sóng, với sự xuất hiện của hai chủ trì là tiến sĩ Lê Thẩm Dương và người mẫu - diễn viên Trương Ngọc Ánh, cùng nhiều người chơi khác như người mẫu Phương Mai, Vân Hugo, nhạc sĩ Nguyễn Thành Chung, Đinh Mạnh Ninh...
Trong tập này, các khách mời sẽ cùng bàn luận về ghen trong tình yêu, ghen ghét trong cuộc sống và showbiz.
Tôi sẽ kẹp cổ người mẫu Phương Mai và nói: "Em dại lắm và em đẹp nhất ở chỗ dại ấy"
Từ lúc tham gia chương trình tới giờ tôi chưa nói xạo lần nào cả. Tôi giả định người mẫu Phương Mai là vợ tôi, tôi đang yêu Mai và Mai dùng phép thử tình cảm của tôi.
Sau khi tôi phát hiện ra mình ghen nhầm vì bị thử, tôi sẽ kẹp cổ người mẫu Phương Mai và nói: " Em dại lắm, và em đẹp nhất ở chỗ dại ấy". Phép thử luôn tạo ra gia vị cho tình yêu vì sống lâu với nhau rồi thì rất nhạt.
Thứ nhất, cuộc đời hai đứa yêu nhau mà không ghen thì chẳng hiểu nó ra cái thể thống gì. Không ghen không gọi là yêu, nhưng ghen quá thì thà đừng lấy chồng còn hơn. Bởi vậy, ghen vừa là gia vị tình yêu, lại đúng là thuốc độc tình yêu.
Thứ hai, phải làm sao để ghen trở thành gia vị đúng mức độ. Bí quyết tuyệt đối là phải yêu nhau thật lòng. Tình yêu là xích ma của ba mặt sau: tâm hồn tri thức hòa quyện thể xác. Liên tục phải kiểm tra mình chứ không phải đối tác có yêu mình không.
Tình yêu mà có đủ tâm hồn, trí tuệ và thể xác thì khó kiếm lắm. Nếu chỉ thuần thể xác thì là người tình. Đây là chuyện hợp pháp nên không ai lên án cả. Ở nước ngoài không có khái niệm sở khanh. Nếu người ta yêu nhau, người ta sẽ nói luôn: " Anh đang ghen đấy nhé".
Tâm hồn là sự chung thủy, là thuộc tính mặc định, mà không chung thủy thì không có tâm hồn. Tâm hồn là sự lãng mạn. Tâm hồn là sự giải quyết luân lí xã hội.
Tri thức là luôn phải tạo được sự ngưỡng mộ với đối phương của mình. Trí tuệ là tính cam kết còn tri thức là cách sống đàng hoàng.
Thể xác tức là mặt phải có hồn. Ngày xưa tôi ôm hôn một em mà mắt còn mở nên không tạo được cảm xúc. Tôi có hỏi vì sao hôn lại mở mắt, cô ta hồn nhiên trả lời: "Vì em sợ mất xe".
Tóm lại tình yêu là tổng hòa của 3 yếu tố tâm hồn, tri thức và thể xác. Khi đạt được điều đó thì ghen chỉ còn là cái đẹp.
Thứ ba, ghen thể hiện ở phần tâm hồn, cảm xúc. Nó gồm ba cấp độ, giống mì cay Hàn Quốc. Ở cấp độ 1, ghen là bảo vệ sự an toàn cho bản thân. Cấp độ 2, ghen là biểu hiện của mất tự tin, nên mới ghen bóng ghen gió, không có cũng ghen.
Khi bà mày đứng trước gương, bà mày tự thấy mình xấu nên mất tự tin, chứ đàn ông chẳng làm gì cả. Cấp độ ba, ghen là một thứ bệnh. Để đối phương không mất tự tin thì vợ phải đọc được chồng, chồng phải đọc được vợ. Đó mới là tình yêu đích thực.
Thứ tư, ghen phải có kĩ thuật ghen. Muốn được thế thì anh phải học qua một lớp về ghen, lúc đó ghen mới đã. Ghen là phải có cửa thoái, không thì ghen xong là vỡ trận chứ không phải chuyện đùa. Bởi vậy, phải tham gia một khóa về tiền hôn nhân trước khi kết hôn.
Tôi khuyên nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đừng nên kết luận gì cả. Tinh tế là phải ở cả hai bên.
Rất nhiều khán giả nhìn thấy tôi đều nói: "Nghe thằng cha này nói chỉ muốn đập vào mõm nó"
Tôi hiểu ganh ghét là phạm trù của cảm xúc. Trong gia đình không có đúng hay sai, chỉ có yêu hay ghét thôi, chứ mang đúng sai ra là vỡ tan tành. Nhưng trong showbiz, có những trường hợp mà hành vi của họ bị quyết định bởi 92% cảm xúc.
Hầu hết các chị trong showbiz lấy chồng đều không phải bằng não, mà là cảm xúc. Nguy hiểm là ở chỗ đó. Cho nên, lấy não để đè cảm xúc xuống nó mệt lắm. Trong điều kiện bình thường, cố đè thì được chứ ở hoàn cảnh khác cũng chẳng đè được đâu. Bởi thế, tôi không tin việc dùng lí trí đè cảm xúc.
Cảm xúc là sự rung cảm của con người về một hiện tượng nào đó. Khi hiện tượng thỏa mãn mình thì ta gọi là cảm xúc tích cực - tức là thích. Nếu hiện tượng trước mắt mình mà không thuộc hệ quy chiếu của mình thì sinh ra cảm xúc tiêu cực, gọi là ghét.
Ví dụ, rất nhiều khán giả nhìn thấy tôi đều nói: " Nghe thằng cha này nói chỉ muốn đập vào mõm nó". Tôi có làm gì họ đâu?
Nhưng họ ghét vì cách nói của tôi. Dù cách nói đó không hại gì họ nhưng không hại vẫn cứ ghét. Đó là trạng thái của tâm linh.
Showbiz dễ bị đánh giá là vi phạm đạo đức, nhưng thực tế không phải vậy
Chuyện ganh ghét nằm ở hai phía, một phía là mình thì phải kiềm chế cảm xúc của mình lại. Nhưng ở phía đối phương thì phải nâng trình độ lên. Hãy tạo ra hành vi, hiện tượng để thỏa mãn người đối diện. Khi thỏa mãn được người đối diện, ta gọi là đắc nhân tâm - thỏa mãn lòng người. Bởi vậy, ít học là chết.
Trong mỗi con người chia làm 4 khí chất: nóng nảy, trầm tĩnh, linh hoạt, ưu tư. Khí chất là cấu tạo của não, còn tính cách là thói quen, hai cái này dễ nhầm lắm.
Ưu tư là loại khí chất hiếm. Những người lừng danh đều thuộc nhóm ưu tư. Họ có độ nhạy cao hơn người bình thường và dễ rung động, dễ cặp bồ. Những phụ nữ hay đàn ông không có khí chất này đều khó thành tài trong showbiz.
Ví dụ như tôi, bây giờ đóng phim mà bảo tôi khóc được tôi chết liền, dù có tát tôi tôi cũng không khóc. Cho nên tôi phải làm nghề khác. Cái nghề này nó mẫn cảm lắm, dùng cảm xúc từ 80 nhảy tót lên 92%.
Bởi vậy, showbiz dễ bị đánh giá là vi phạm đạo đức, nhưng thực tế không phải vậy. Trong showbiz cũng dễ bị ganh ghét lắm.
Lĩnh vực nào cũng ghen ghét và ghen ghét thì thâm hậu lắm. Nguyên tắc sống tột cùng là cứ thêm một thành công thì thêm một kẻ thù. Ai cũng muốn thành công mà muốn thành công thì phải có thêm kẻ thù, không kẻ thù thì đố có thành công.
Cho nên, lòng người là một phạm trù không đùa được. Con hổ, con beo con nào cũng kinh nhưng không kinh bằng lòng người.
Ghen ghét là một phạm trù chúng ta phải sống chung với nó, không loại bỏ nó được. Ghen ghét phụ thuộc vào nhiều biến, nhưng quan trọng nhất là biến văn hóa. Về cái này, người Việt có một cái khá trở ngại là luôn lấy mình làm chuẩn để soi kẻ khác nên thiếu tôn trọng người đối diện.
Cuối cùng phải nâng văn hóa lên bằng cách quản trị cảm xúc. Để quản trị cảm xúc được thì phải hiểu mình, hiểu nó, hiểu bối cảnh. Hãy tìm nguyên nhân để học cái họ có.
Sau đó, phải kiểm soát lại mình. Khi nào bạn thắng được chính bạn thì bạn thành công. Thắng được bản thân thì sẽ không ghét người đối diện nữa. Thắng được mình thì hết kẻ thù.
Và nên nhớ, ganh là điều tất yếu trong cuộc sống, phải có nó mới có động lực sống. Nhưng nếu ghét thì là sai trái. Cái gì cũng có hai mặt của nó.
Theo Trí Thức Trẻ
Quyền lực ghế nóng: Tranh luận gay gắt về dạy trẻ khoanh tay xin lỗi Tiến sĩ Lê Thẩm Dương tiếp tục đưa ra những phân tích, đánh giá sâu sắc trong tập "Quyền lực ghế nóng - phiên bản Nghệ sĩ 2018" mới về chủ đề "Tiếc và Cảm ơn - Xin lỗi". Trong tập 8 "Quyền lực ghế nóng - phiên bản Nghệ sĩ 2018" tối qua (5/12), diễn viên/ca sĩ Trương Thế Vinh và nhạc...