Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa “Bụi phấn” cho học sinh hát: Bao lâu rồi chúng ta mới thấy thầy trò hòa đồng, gần gũi đến thế!
Rất nhiều người đã thích thú chia sẻ lại clip múa, đồng thời dành những lời khen ngợi có cánh cho thầy.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn quen với hình ảnh các thầy cô giáo nghiêm nghị trên bục giảng với phấn trắng, bảng đen.
Để giữ không khí lớp học trật tự, học sinh tập trung vào bài vở, các thầy cô luôn nghiêm túc và hiếm khi nói cười. Tuy nhiên, những năm gần đây, quan điểm giảng dạy của thầy cô dần có nhiều sự thay đổi. Nhiều giáo viên đã vui vẻ pha trò khiến lớp học thêm sinh động, mối quan hệ thầy trò cũng gần gũi hơn.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip vô cùng thú vị. Nhân vật chính là Tiến sĩ, thầy giáo Lê Bá Khánh Trình – Một nhân vật nổi tiếng trong làng Toán học Việt Nam.
Theo đó, khi học sinh lớp 11 chuyên Toán, trường PT Năng Khiếu, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đang đồng ca bài hát “Bụi phấn”, thầy Lê Bá Khánh Trình đã vui vẻ múa phụ hoạ trên bục giảng. Màn múa gần 1 phút của thầy đã khiến học sinh hứng khởi vô cùng.
TS Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa cho học sinh hát Bụi phấn nhân ngày 20-11.
Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người đã thích thú chia sẻ lại clip, đồng thời dành những lời khen ngợi có cánh cho thầy: “Clip dễ thương và thầy rất hoà đồng với học trò. Tôi thích cách dạy như vậy!”, “Thầy cô thân thiện, học sinh mới có thêm niềm yêu thích với việc học. Điểm 10 cho cách giảng dạy của thầy,…”
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình từng được biết đến với tên gọi “Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam”.
Theo chia sẻ của thầy Trình, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, các em học sinh đã dành tặng lời chúc và bó hoa tươi thắm đến thầy. Sau đó, thầy Trình thấy các em hình như muốn thể hiện một tiết mục văn nghệ nên đã động viên để thầy bắt nhịp và cả lớp hào hứng hát theo, còn thầy thì vui vẻ múa phụ hoạ.
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình từng được biết đến với tên gọi “Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam”. Năm 1979, thầy là 1 trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia thi Olympic Toán quốc tế ở Luân Đôn, Anh. Khi ấy, thầy đang là học sinh chuyên Toán tại trường Quốc học Huế.
Thầy Trình đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này. Thầy cũng là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán quốc tế tính đến nay.
Sau kỳ thi trên, thầy Trình theo học tại khoa Toán trường ĐH Tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomonosov ở Moskva, Nga. Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, thầy trở về Việt Nam, giảng dạy tại khoa Toán trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho đến nay.
Theo Helino
Thầy Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa cho học trò hát "Bụi phấn"
Thầy Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa cho học sinh hát bài Bụi phấn trong tiết học do ông đứng lớp đưa lại không khí vui vẻ.
Đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội khiến người xem thích thú. Khi lớp học đồng ca bài hát "Bụi phấn", TS Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa trên bục giảng. Việc làm của ông khiến không khí lớp học vui vẻ, gần gũi.
TS Lê Bá Khánh Trình, là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán Quốc tế năm 1979, đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này.
Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học Việt Nam". Nhiều năm liền ông có đóng góp to lớn trong việc giảng dạy cho những học sinh được chọn để đi thi Olympic toán quốc tế.
Chia sẻ với báo chí về nghề giáo, thầy Trình nói mình chỉ quan tâm đến việc làm những điều phù hợp và cảm thấy thích, thấy đam mê nhất, không phiền toái. "Tôi chỉ muốn giữ được cho mình một "ngọn lửa" thật lâu dài, "tay nghề" của mình được rèn giũa thường xuyên. Nghề dạy học hay lắm. Nó hay ở chỗ khi mình đưa ra vấn đề, nếu thu hút được học sinh thì sẽ động viên được các em hợp tác với mình và qua đó chính bản thân mình cũng được nâng cao trình độ, tay nghề. Mỗi lần như vậy lại có cảm giác thăng hoa, sảng khoái vì không uổng công".
Việc ông múa phụ họa cho học sinh hát chứng tỏ bên cạnh những lúc làm việc nghiêm túc, người thầy đứng lớp rất biết cách "tiêm Vitamin cười" cho học sinh.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Nhập vai nhà báo mặt trận, học sinh Hà thành thuật lại chiến tranh thế giới khiến giáo viên ngỡ ngàng Loạt bài báo về hai cuộc chiến tranh thế giới sinh động là bài tập nhóm môn Lịch sử của học sinh lớp 11 trường THPT FPT (Hà Nội). Mới đây trên diễn đàn về học đường, loạt hình ảnh trang báo chiến tranh với thiết kế retro đẹp mắt cùng tựa đề hấp dẫn về hai cuộc chiến tranh thế giới thu...