Tiến sĩ Cua: 25 năm nghiên cứu cho một thương hiệu gạo “ST”
Với những cống hiến không ngừng nghỉ của mình trong suốt hơn 25 năm miệt mài nghiên cứu lai tạo các giống lúa thơm ST, tiến sĩ nông nghiệp Hồ Quang Cua (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) không những là nhà khoa học làm rạng danh quê hương Sóc Trăng mà còn là người được nhiều nông dân ngưỡng mộ, trân quý…
Hết lòng vì lúa thơm ST
Với khát vọng làm sao nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho hạt gạo Sóc Trăng, trong suốt 1/4 thế kỷ qua, ông Hồ Quang Cua luôn cùng những cộng sự của mình luôn tìm tòi học hỏi để lai tạo thành công hàng chục giống lúa thơm mang tên ST, mà cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước đều biết đến…
TS Hồ Quang Cua tại trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: C.L
Ông Hồ Quang Cua hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Sóc Trăng. TS Hồ Quang Cua được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2013.
Thời gian đầu của những năm đổi mới, sau khi nước ta xuất khẩu gạo được vài năm, TS Hồ Quang Cua và nhiều nhà khoa học khác đã bắt đầu đưa những giống lúa thơm trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng Sóc Trăng. Năm 1992, khi Sóc Trăng vừa chia tách tỉnh, khó khăn còn bủa vây lấy nhiều nông dân, ông Hồ Quang Cua có suy nghĩ phải làm sao vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, qua đó tăng thu nhập cho nông dân.
Với mục tiêu đó, ông Hồ Quang Cua cùng các đồng nghiệp không ngừng học hỏi, nghiên cứu để cho ra những giống lúa thơm ngắn ngày, thấp cây, không quang cảm, nhằm tăng vụ và tăng năng suất.
TS Hồ Quang Cua chia sẻ: “Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, tôi xác định việc chọn tạo giống lúa thơm phải đáp ứng được các tiêu chí: Thơm phải cho ra thơm; ngon phải thật là ngon. Với hướng đi đó, trong vòng gần 20 năm, nhóm của tôi đã nghiên cứu chọn tạo và lần lượt cho ra đời 10 giống lúa thơm mang tên ST (Sóc Trăng) với nhiều ưu điểm, được nông dân trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đưa vào sản xuất và được thị trường đón nhận”.
Ngoài ra, ông Cua đã đưa giống lúa thơm chịu mặn vào cơ cấu lúa – màu ở các vùng đất giồng cát ven biển Vĩnh Châu và cơ cấu lúa – tôm ở vùng lợ các tỉnh ven biển ĐBSCL như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
Với chất lượng thơm ngon, lại cho hiệu quả kinh tế cao nên các giống lúa ST đã thu hút một lượng lớn nông dân tham gia trồng với hàng trăm cánh đồng sản xuất tập trung tại các địa phương của Sóc Trăng. Từ đây, hình thành các cánh đồng lớn chuyên canh lúa thơm ST, tạo nên những vùng sản xuất rộng lớn, hình thành các vùng nguyên liệu lớn phù hợp với nhu cầu thu mua để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của doanh nghiệp.
Ông Cua cho biết: Quá trình phát triển giống lúa thơm ST đã hình thành nên nhiều mô hình hiệu quả như: Áp dụng các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật trên lúa thơm ST5 luân canh tôm sú; mô hình cánh đồng mẫu liên hoàn hàng ngàn héc ta trồng giống lúa thơm ST ở vùng chuyên lúa; mô hình thu nhập 40 – 50 triệu đồng/ha/vụ với giống lúa thơm ST được triển khai hàng chục nghìn ha vào năm 2013…
Video đang HOT
Tại trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa TS Hồ Quang hiện có khoảng 270 dòng lúa giống đang được trồng thử nghiệm. Ảnh: N.Q
“Đối với người nông dân, muốn họ nhiệt tình tham gia vào các quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến thì cần quan tâm đến vấn đề giống nhiều hơn. Dù có làm được hạt gạo sạch nhưng hiệu quả không cao vẫn là không khuyến khích được nông dân tích cực sản xuất. Phải làm sao tạo ra được những giống lúa có tính chống chịu cao, lại có hiệu quả là điều tôi luôn trăn trở trong công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa thơm” – ông Cua cho hay.
Trong 3 năm liên tiếp (2013 – 2015) khi giá gạo xuất khẩu liên tục xuống thấp, nhiều chục doanh nghiệp xuất khẩu gạo tìm đến Sóc Trăng để đầu tư ứng trước vốn cho nông dân, nhằm mong muốn có hạt gạo thơm Sóc Trăng xuất khẩu. Cách làm này đã tạo nên một quan hệ sản xuất mới một cách bền vững, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu sản xuất lúa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Đau đáu về thương hiệu gạo
Không chỉ cung cấp cho nông dân Sóc Trăng và vùng ĐBSCL nhiều giống lúa thơm chất lượng từ năm 2001 đến nay, như: ST3, ST5, ST20, ST Đỏ, ST22, ST24… ông Hồ Quang Cua còn có những đề xuất táo bạo trong cách tiếp cận mới cho việc nghiên cứu, phát triển lúa thơm một cách hiệu quả và bền vững.
“Nổi bật nhất phải kể đến việc nông dân đã bắt đầu thay đổi những giống lúa cũ kém hiệu quả bằng các giống ST và chấp nhận liên kết hợp tác sản xuất trong cánh đồng lớn” – ông Cua chia sẻ.
Có thể nói, TS Hồ Quang Cua chính là nhà khoa học tiên phong trong việc nghiên cứu, khảo nghiệm và công nhận quốc gia về giống lúa thơm. Khởi đầu là giống lúa ST3 được công nhận giống quốc gia vào năm 2002 và phải mất đến hơn 10 năm sau mới có giống lúa thơm chọn tạo trong nước được công nhận đó là giống Nàng Hoa 9. Thành công này đã giúp phá vỡ mối hoài nghi về việc không thể đạt hiệu quả trong lai tạo lúa thơm, mở đường cho việc chọn tạo lúa thơm trong những năm sau này.
Gạo thơm ST luôn được xuất khẩu với giá cao hơn gạo trắng thường trên 100 USD/tấn, thậm chí giống ST20, có lúc được xuất khẩu với giá lên đến 900 USD/tấn, giúp doanh nghiệp và nông dân thu được lợi nhuận cao.
Qua đề xuất của TS Hồ Quang Cua, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã đưa chỉ tiêu sản xuất lúa thơm vào Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ vào các năm: 2005, 2010, 2015 và tất cả đều được tổ chức thực hiện thành công vượt kế hoạch. Đến nay, nhờ sự mạnh dạn của nông dân, Sóc Trăng có được đội ngũ nghiên cứu đủ sức tiếp tục phát triển lúa thơm với chất lượng không ngừng được nâng lên.
Bằng nhiệt huyết của mình, TS Hồ Quang Cua cũng đã xây dựng quy trình sản xuất nấm xanh ở nông hộ để làm nguyên liệu phòng trừ rầy nâu, trước đại dịch rầy nâu bùng phát vào năm 2006. Đến năm 2009, quy trình này được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là tiến bộ kỹ thuật và có hơn 10 tỉnh đến xin chuyển giao. Cũng nhờ đó, rầy nâu không còn bùng phát thành dịch trên diện rộng.
Trong nhiều năm nghiên cứu, lai tạo các giống lúa thơm, ông Cua luôn định hướng nâng cao năng suất song song với chất lượng. Nhờ vậy, hiện nay lúa thơm ST đều là giống lúa cao sản và được phát triển một cách dễ dàng, thuận lợi trên các cánh đồng của nông dân.
“Tôi luôn tâm niệm, thành công không bao giờ đến dễ dàng, muốn có được cần phải kiên trì hoạt động không mệt mỏi. Ngoài nghiên cứu lai tạo hàng chục giống lúa thơm có năng suất, chất lượng, giá trị cao, chúng tôi còn chú trọng công tác tuyên truyền về yếu tố xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam” – ông Cua chia sẻ.
Từ năm 2012 đến năm 2016, trong khi gạo trắng xuất khẩu giảm dần từ 82% xuống còn 43%, thì gạo thơm xuất khẩu tăng từ 9% vào năm 2012 lên 29%, đưa sản lượng gạo thơm xuất khẩu lên trên 1 triệu tấn đã chứng minh thêm tầm nhìn xa, trông rộng của TS Hồ Quang Cua và những cộng sự của mình.
Với thành tựu đạt được trong nhiều năm qua có thể nói đã khiến cho nhiều người ngưỡng mộ, nhưng với kỹ sư Hồ Quang Cua, tất cả vẫn còn ở phía trước, bởi mục tiêu mà ông Cua muốn hướng tới là làm sao xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia, tăng tính cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam, góp phần nâng hiệu quả sản cho người nông dân.
Khi được chúng tôi hỏi vui rằng, ông định khi nào thì về hưu khi đã dành gần như nửa cuộc đời cho cây lúa, ông Cua vui vẻ nói: “Không biết khi nào thì về hưu được, cứ làm khi còn sức vì mình còn nặng nợ với lúa thơm nhiều quá. Tôi vẫn luôn tin tưởng rằng lúa thơm ST sẽ không ngừng phát triển vì có rất nhiều người tâm huyết với nó”.
Theo Danviet
Thủ tướng: Phát triển ĐBSCL thuận tự nhiên, chống can thiệp thô bạo
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ sẽ có Nghị quyết phát triển ĐBSCL, đồng thời yêu cầu phải giải ngân một tỷ USD cho vùng đất này.
Chiều 27/9, sau hai ngày làm việc với hàng trăm ý kiến, giải pháp của các chuyên gia, lãnh đạo địa phương, bộ ngành đóng góp triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ngay sau hội nghị này, Chính phủ sẽ có một Nghị quyết về vùng đất này.
"Một trong những tinh thần cốt yếu chính là giữ được đất, giữ được nước, giữ được con người, trên cơ sở đó cần có tầm nhìn đê xây dựng ĐBSCL tư vưa lua trở thành khu vưc phat triên nông nghiệp công nghệ cao", Thủ tướng nói và yêu cầu nhanh chóng xây dựng quy hoạch hoạch tích hợp phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu; theo hướng chủ động sống chung với lũ, mặn, lợ.
Người đứng đầu Chính phủ nêu ba quan điểm để phát triển vùng đất "Chín Rồng", trong đó ông nhấn mạnh việc bảo tồn những giá trị văn hóa và cuộc sống sung túc của người dân; thay đổi mới tư duy phát triển cổ điển sang tư duy kinh tế nông nghiệp hữu cơ, sáng tạo, thông minh và công nghệ cao, có sức cạnh tranh cao; đặc biệt là tiết kiệm nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Thành Nguyễn
"Phát triển nhưng phải thuận tự nhiên, chống can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Phát triển miền Tây phải lấy con người làm trung tâm, chuyển từ chiều rộng sang sâu; số lượng sang chất lượng; bảo tồn gia trị văn hóa nghệ thuật; đa dạng sinh học... Coi nước mặn, lợ cũng là nguồn lực của tài nguyên", Thủ tướng yêu cầu.
Ghi nhận những ý kiến của 13 tỉnh thành trong khu vực, Thủ tướng yêu cầu ngay sau hội nghị này phải thành lập ngay cơ chế điều phối vùng. Đồng thời, kịch bản biến đổi khí hậu 2010 phải được cập nhật, công bố công khai cho chính quyền và người dân nắm chắc thông tin chủ động ứng phó.
Vê đâu tư cac công trinh ưng pho biên đôi khi hâu, Thu tương nhân manh, tư nay đên 2020 phải giai ngân co hiêu qua một ty USD đê lam môt sô công trinh: Công sông Cai lơn - Cai be, công Tra Sư, Tha La, xư ly môt sô đoan sat lơ nghiêm trong...
Đê phat triên bên vưng Tây Nam Bộ, Thủ tướng cho biết đinh ky hai năm môt lân Chinh phu se tô chưc môt hôi nghi co quy mô lớn như lần này đê cung ban thao kê hoach, ra soat viêc thưc hiên cac muc tiêu, chu trương, giai phap đê chung tay xây dưng, đưa ĐBSCL đi đên môt tương lai tươi sang hơn.
Trước đó, tham luận tại hội nghị Chu tich tinh An Giang Vương Binh Thanhcho rằng thời gian tới, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, khốc liệt cộng với việc hoàn thành các đập thủy điện phía thượng nguồn Mekong sẽ tác động mạnh mẽ và tiêu cực đến mọi mặt đến ĐBSCL.
Ông Thạnh đề nghị tai cơ câu lai nganh kinh tê trong vung, trong đo xac đinh ro vai tro cua tưng tinh, xem xet lai chi tiêu bao vê đât lua; xư ly sư cô sat lơ, bao vê cac công trinh trong yêu cua vung. Đầu tư và nâng cấp mở rộng các hồ chứa nước nhằm tăng khả năng tích trữ và chủ động nguồn nước trong môi tình huống. Phát triển các cụm công nghiệp sinh thái sản xuất lúa gạo khép kín với quy mô lớn, tiết kiệm nước và năng lượng...
Chu tich Ca Mau Nguyên Tiên Hai đê xuât vê quy hoach, cân phân chia ĐBSCL thanh 3 vung (vung trên, vung giưa, vung ven biên). Trong đo co quy hoach cu thê cho tưng tiêu vung đê co cơ chê phu hơp cho đâu tư phat triên; đinh hương luân canh lua tôm vung dê bi xâm nhâp măn; đâu tư hoan thiên hê thông cac công trinh thuy lơi, điên cho vung nuôi tôm...
Trong khi đó, Bi thư Đông Thap Lê Minh Hoan đê xuât triên khai cac mô hinh nông nghiêp thông minh; xây dưng đê an liên kêt tiêu vung; đâu tư kiên tao mô hinh cac chuôi gia tri cho tưng nganh hang; phat huy hiêu qua vai tro cua kinh tê hơp tac trong tai cơ câu kinh tê khu vưc ĐBSCL...
Không thuộc ĐBSCL nhưng có quan hệ mật thiết tới sự phát triển của cả vùng đất này, Bi thư Thành ủy TP HCM Nguyên Thiên Nhân cho biêt thành phố cung như cac tinh ĐBSCL đang phai vơi cac thach thưc nươc biên dâng; lương mưa lơn; sut lun nên đât... Nhưng thach thưc nay đoi hoi phai hiêu nươc, quy hoach, sư dung nguôn nươc cho phu hơp.
Ông Nhân đê nghi nghiên cưu ky viêc trông cây ven biên bao vê đât; đâu xây dưng cac công trinh chông ngâp cuc bô, hoăc liên tinh; xây dưng hê thông đo đac thông tin cua ca vung vê cac chi sô sut lun, sat lơ ven biên, lương mưa, nươc ngâm.
Về phía các chuyên gia đầu ngành, GS Võ Tòng Xuân đề nghị Việt Nam phai sư dung hiêu qua, hơp ly nhưng gi minh đang co, không thê thu đông chơ đơi vao cac quôc gia thương nguôn. Phai lưa chon cac giông cây, con phu hơp vơi tưng điêu kiên nguôn nươc (lơ, nươc ngot, măn); manh dan bo han điên, đây manh dôn điên đôi thưa, thu hut doanh nghiêp đâu tư vao nông nghiêp...
Hữu Công - Huy Phong
Theo VNE
Mùa lũ ở ĐBSCL (bài 1): Miền Tây sẽ có một mùa "lũ đẹp" LTS: Sau nhiều năm không về, năm nay - ở thời điểm này, nước lũ ở ĐBSCL (hay còn gọi là mùa nước nổi) đang lên nhanh và đỉnh điểm được dự báo là sẽ cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Lũ về, các làng nghề vốn "ăn theo" lũ sau nhiều năm chật vật nay hồi sinh mạnh mẽ trở lại....