Tiến sĩ CIA điều hành chương trình kiểm soát trí não
Sidney Gottlieb từng được CIA cho phép toàn quyền tiến hành thí nghiệm tìm cách kiểm soát tâm trí con người để cạnh tranh với Liên Xô.
Trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh, CIA tin rằng Liên Xô đã tìm ra phương thuốc hoặc biện pháp kỹ thuật cho phép kiểm soát tâm trí con người. Điều đó thúc đẩy cơ quan này tiến hành chương trình tuyệt mật mang mật danh “MK-ULTRA” nhằm tìm ra loại thuốc có thể cạnh tranh với Liên Xô trong lĩnh vực này.
Chương trình MK-ULTRA kéo dài từ thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, do tiến sĩ hóa học Sidney Gottlieb sáng lập và điều hành. Đây được cho là nghiên cứu dài nhất trong lịch sử về các kỹ năng kiểm soát tâm trí con người.
Gottliev khi còn làm việc của CIA. Ảnh: AP.
Một số thí nghiệm của Gottlieb được các trường đại học và trung tâm nghiên cứu bí mật tài trợ, số khác diễn ra trong các nhà tù ở Mỹ, Nhật Bản, Đức và Philippines. Rất nhiều đối tượng nghiên cứu bất đắc dĩ đã bị tra tấn tâm lý bằng các hình thức từ sốc điện đến sử dụng thuốc gây ảo giác (LSD) liều cao để phục vụ dự án của Gottlieb.
“Gottlieb muốn tạo ra phương thức chiếm giữ bộ não con người và phát hiện đây là tiến trình gồm hai phần. Bước đầu tiên là xóa bỏ tâm trí hiện có, sau đó tìm cách chèn thông tin mới vào não của đối tượng. Nhà hóa học này tập trung nhiều vào nghiên cứu bước đầu tiên”, nhà báo Stephen Kinzer, người dành nhiều năm điều tra về chương trình của CIA, cho biết.
Video đang HOT
Các nhà khoa học của CIA biết đến sự tồn tại của LSD khi theo đuổi dự án trên. Điều này trở thành nỗi ám ảnh với Gottlieb, khi đó là giám đốc chương trình MK-ULTRA, đến mức ông được xem là người mang LSD đến Mỹ.
Đầu thập niên 1950, Gottlieb sắp xếp để CIA chi 240.000 USD nhằm mua toàn bộ nguồn cung LSD khắp thế giới. Số thuốc này được đưa đến Mỹ và tuồn cho các bệnh viện, phòng khám, nhà tù và nhiều tổ chức khác bằng hồ sơ giả. Gottlieb yêu cầu họ tiến hành các nghiên cứu tìm hiểu về LSD, phản ứng của người sử dụng và cách dùng nó để kiểm soát tâm trí.
Trong số những tình nguyện viên tham gia thí nghiệm, rất nhiều người cảm thấy dễ chịu sau khi dùng LSD và kể cho bạn bè dù không biết tên thuốc. Điều này gây ra phản ứng ngược, khi những con nghiện LSD lại dẫn đầu làn sóng phản đối những giá trị xã hội mà CIA tìm cách bảo vệ.
Whitey Bulger là một tù nhân tình nguyện tham gia thí nghiệm với LSD khi được thông báo rằng nó sẽ giúp tìm ra phương pháp chữa bệnh tâm thần phân liệt.
Ông dùng LSD mỗi ngày trong hơn một năm, trước khi nhận ra thí nghiệm không liên quan gì đến bệnh tâm thần phân liệt và mình chỉ là đối tượng kiểm tra phản ứng của con người với loại thuốc này. Bulger viết về những trải nghiệm của mình khi dùng LSD, mô tả rằng nó “rất kinh khủng” và gần như khiến ông phát điên.
Bulger khi mới vào tù và lúc về già. Ảnh: US Marshall.
MK-ULTRA về cơ bản là dự án nối tiếp các thí nghiệm tàn độc trên cơ thể người do Đức Quốc xã và phát xít Nhật tiến hành trong Thế chiến II. CIA không chỉ sử dụng tài liệu nghiên cứu thu được từ đối phương, mà trên thực tế còn thuê chính như kẻ tiến hành thí nghiệm đó để phát triển chương trình.
Gottlieb và CIA còn lập ra các trại giam bí mật tại khắp châu Âu và Đông Á, trong đó chủ yếu ở Nhật Bản, Đức và Philippines. Những nơi này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ vào đầu thập niên 1950 nên Gottlieb không phải lo ngại về các vấn đề pháp lý.
Các sĩ quan CIA ở châu Âu và châu Á bắt điệp viên đối phương và những đối tượng bị tình nghi rồi đưa họ đến các trại giam bí mật. Những tù nhân này bị áp dụng mọi biện pháp thí nghiệm như ép sử dụng ma túy, sốc điện, phơi mình trước nhiệt độ cao và cách ly mọi giác quan. Họ cũng liên tục bị tra hỏi nhằm kiểm tra khả năng kháng cự và giúp CIA xóa bỏ tâm trí.
Gottlieb được tự do hành động mà không bị giám sát, các lãnh đạo CIA không muốn biết về những thí nghiệm của ông. Giám đốc chương trình MK-ULTRA được trưng dụng mọi đối tượng ở Mỹ và trên thế giới, sử dụng mọi biện pháp bạo hành đến mức gây tử vong mà không phải lo lắng về điều gì.
Giám đốc CIA Richard Helms, người bảo trợ cho Gottlieb, bị tổng thống Mỹ Richard Nixon cắt chức năm 1972. Helms cũng là người duy nhất ở CIA biết được công việc của Gottlieb, vì thế họ tìm cách tiêu hủy mọi hồ sơ liên quan đến dự án MK-ULTRA. Tuy nhiên, một số bằng chứng vẫn còn sót lại và đủ để các sử gia tìm hiểu những gì Gottlieb đã làm.
Bản chất tối mật của dự án khiến các nhà nghiên cứu không thể xác định số người thiệt mạng trong quá trình thí nghiệm. Gottlieb sau này kết luận rằng nỗ lực kiểm soát tâm trí con người là không khả thi. Sau khi dự án MK-ULTRA bị chấm dứt, ông dẫn đầu một chương trình khác của CIA nhằm chế tạo thuốc độc và thiết bị công nghệ cao dành cho điệp viên.
Theo Petrotimes.vn/VNE
Nga công bố tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A đã bắn thử thành công ngư lôi chống tàu ngầm
Tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borey-A đầu tiên của Nga mang tên Knyaz Vladimir ngày 8/11 đã phóng thử nghiệm thành công ngư lôi nhằm vào mục tiêu giả định dưới nước trong các cuộc thử nghiệm diễn ra ở Biển Trắng (Bạch Hải).
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Một quả ngư lôi không gắn đầu đạn đã được phóng vào mục tiêu mô phỏng dưới nước".
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A của Nga bắn thử thành công ngư lôi chống tàu ngầm. (Nguồn: Urdupoint)
Tàu ngầm đã thực hiện vụ phóng thử đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ một vị trí dưới mặt biển ở Bạch Hải nhằm vào mục tiêu ở trường bắn Kura, Kamchatka, ngày 29/10 và sau đó tiến hành vụ phóng thử ngư lôi nhằm vào mục tiêu dưới nước.
Nga dự kiến sẽ hoàn tất các thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A trên biển vào cuối năm 2019.
Bốn tàu ngầm lớp Borey-A hiện đang ở các giai đoạn đóng khác nhau, trong khi 6 chiếc khác đã được đặt hàng.
Các tàu ngầm này nhằm thay thế tàu ngầm lớp Delta III, Delta IV và Typhoon thời Liên Xô trước đây, đang phục vụ trong các hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương của Nga.
Các tàu lớp Borey-A có thiết kế thân kép, với khả năng tàng hình được cải thiện, khả năng cơ động tốt hơn và mang được nhiều tên lửa đạn đạo hơn, được biết là có thể mang tới 20 tên lửa Bulava, mỗi tên lửa trang bị 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhằm vào một mục tiêu độc lập.
Theo baoquocte.vn
Ảnh màu cực độc thủy quân lục chiến Mỹ đánh chiếm đảo Iwo Jima của Nhật Trận chiến Iwo Jima giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và phát xít Nhật vào đầu năm 1945 được xem là chiến dịch quân sự đẫm máu nhất chiến tranh thế giới thứ 2 trên mặt trận Thái Bình Dương. Thủy quân lục chiến Mỹ bò lên bờ biển của Iwo Jima, chịu đựng hỏa lực mạnh mẽ từ hàng phòng thủ vẫn...