Tiến sĩ bị tố đạo văn thắng kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sáng nay 14/12, TAND TP. Hà Nội đã chính thức tuyên hủy quyết định 4674/QĐ-BGĐT ngày 11/10/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tòa tuyên án ông Hoàng Xuân Quế thắng kiện.
5 năm đi kiện
Trước đó, năm 2013, theo đơn tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài “ Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế, Học viên Ngân hàng với đề tài “ Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường“.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc để xác minh. Theo đó lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Vụ Giáo dục Đại học, Thanh tra Bộ GD&ĐT, Hội đồng Chức danh giáo sư, trường Đại học Kinh tế Quốc dân… tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc theo thẩm quyền liên quan đến Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Tại buổi làm việc với Bộ GD& ĐT, ông Hoàng Xuân Quế đưa ra các tài liệu khác nhau để cho rằng mình bị oan sai… Ngoài ra, ông Quế cũng đã nộp bản giải trình với các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT về các vấn đề liên quan đến vụ “đạo” luận án tiến sĩ này.
Ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng tiến sĩ do “ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Ngày 22/11/2013, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã ban hành Công văn số 1080/NGCBQLGD-CSĐTBD về việc miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Video đang HOT
Ngày 02/12/2013, căn cứ vào Quyết định số 4674 và Công văn số 1080, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã liên tiếp ban hành Quyết định 730/QĐ-ĐHKTQD v/v miễn nhiệm chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế và Quyết định số 731/QĐ-ĐHKTQD về việc đình chỉ tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế; Ngày 10/12/2013, Trường ĐHKTQD có công văn số 1500 v/v đánh giá cán bộ để thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện NHTC đối với ông Quế.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra TAND TP Hà Nội.
Tại phiên tòa ngày 10/10/2016, Luật sư đại diện cho Bộ GD&ĐT cho rằng, Bộ GD&ĐT ra quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra rất nhiều luận cứ thuyết phục chứng minh việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định số 4674 là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, ông Hoàng Xuân Quế không công nhận 3 cuốn luận án mà tổ xác minh của Bộ GD&ĐT đã tiến hành thu thập trong quá trình giải quyết tố cáo, khẳng định đó là những cuốn luận án mạo danh tên nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế.
Vì vậy, trong quá trình Bộ giải quyết tố cáo cũng như quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, ông Quế liên tục yêu cầu Bộ cung cấp các cuốn luận án mà ông Quế đã nộp cho Bộ GD&ĐT để Bộ GD&ĐT ra Quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ luận án cấp Nhà nước cũng như nộp cho Bộ sau khi bảo vệ luận án cấp nhà nước.
Tuy nhiên, Bộ không thu thập được và cũng không có tài liệu này để cung cấp cho Tòa án.
Luật sư đại diện cho ông Quế cho rằng, có đầy đủ căn cứ để nghi ngờ cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã bị đánh tráo vì mục đích xấu, vì tất cả những tài liệu quan trọng liên quan tới ông Quế đều bị mất.
Người tố cáo (ông Nguyễn Văn Nam) là Chủ tịch cả 3 Hội đồng chấm luận án của ông Hoàng Xuân Quế, từ Hội đồng chấm chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án cấp cơ cở và Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, nhưng lại không hề có bất cứ tài liệu chứng cứ nào để minh chứng (kể cả quyển luận án mà ông Quế đã nộp cho ông Nam khi bảo vệ tại 3 Hội đồng).
Luật sư đại diện ông Hoàng Xuân Quế cho rằng, kết luận thanh tra 1254 của Bộ GD&ĐT, mà căn cứ vào đó để Bộ GD&ĐT ra quyết định 4674 là không khách quan, dựa trên những chứng cứ phiến diện; không xem xét ý kiến của các nhà khoa học trong hội đồng.
Đồng thời, đề nghị HĐXX căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện: Tuyên hủy QĐ 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
Sau phần tranh tụng, Đại diện Viện Kiểm sát TP. Hà Nội tại phiên tòa nêu ý kiến: Căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa “Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm b khoản 2 điều 193 Luật Tố Tụng hành chính năm 2015, chấp nhận một phần khởi kiện theo yêu cầu của đương sự (ông Hoàng Xuân Quế) đối với yêu cầu hủy quyết định số 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (do tại phiên toà ông Quế không yêu cầu bồi thường như trong đơn khởi kiện, mà chỉ yêu cầu hủy quyết định 4674, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp).
Chủ toạ sau đó thông báo đây là vụ án phức tạp nên tòa tiến hành nghị án kéo dài.
Kiến nghị khôi phục học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế
Sáng nay 14/12, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiếp tục phiên xét xử vụ án ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thu hồi bằng tiến sĩ của ông vào tháng 10 năm 2013.
Tại phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát Thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tiếp tục đề nghị Tòa tuyên hủy quyết định 4674 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là quan điểm xuyên suốt của Viện Kiểm sát Thành phố Hà Nội kể từ khi phiên tòa được mở vào năm 2016.
Sau khi nghe các bên liên quan, Hội đồng xét xử nhận định, việc Bộ GD-ĐT căn cứ vào biên bản của hội đồng xác minh theo quyết định của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước ngành Kinh tế học để kết luận việc sao chép luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp lệ, không có giá trị; việc xác minh được triển khai trước khi nhận được đơn tố cáo; văn bản làm việc với các thành viên hội đồng chấm luận án của cơ quan an ninh thuộc Bộ công an lập không phải là tài liệu đúng quy định; thực tế tồn tại nhiều cuốn luận án TS, trong đó 3 cuốn do Bộ GD-ĐT cung cấp làm căn cứ có sự khác nhau về cấu trúc và dàn trang.
Trong khi có 3 cuốn luận án do ông Hoàng Xuân Quế thu thập từ các nhà khoa học là người hướng dẫn và người tham gia hội đồng chấm luận án, có chữ ký của các nhà khoa học mà tác giả cho là luận án bảo vệ tại hội đồng có nội dung khác so với ba cuốn luận án của bộ thu thập. Người tố cáo là ông Nguyễn Văn Nam, đồng thời là chủ tịch hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước đối với luận án TS của ông Hoàng Xuân Quế cũng không cung cấp được cuốn luận án đã nhận khi nghiên cứu sinh bảo vệ chính thức.
Như vậy thực tế tồn tại 6 cuốn luận án có cấu trúc, nội dung và hình thức khác nhau. Việc Bộ GD-ĐT dựa trên kết quả của một cuốn luận án lưu trữ tại Thư viện Quốc gia không bảo đảm khách quan vì luận án không có chữ ký của nghiên cứu sinh, không có nhận xét của các nhà khoa học, người phản biện, không có nghị quyết của hội đồng chấm luận án theo quy định.
Trách nhiệm quản lý luận án TS và các văn bản liên quan thuộc Bộ GD-ĐT nhưng Bộ GD-ĐT không lưu giữ được để làm căn cứ xác định. Thời điểm ông Hoàng Xuân Quế bảo vệ luận án tháng 10-2003 căn cứ vào các quy định thời điểm đó thì việc thu hồi không phù hợp quy định của pháp luật; việc áp dụng theo quyết định số 33 ngày 20-6-2007 là không phù hợp quy định pháp luật.
Sau khi nghị án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội – ông Hoàng Chí Nguyện tuyên án: Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định 4674 ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái quy định của pháp luật.
Tuyên hủy Quyết định 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế.
Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Tập đoàn TH công bố đề án dinh dưỡng người Việt
Ngày 13/12, Tập đoàn TH phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về dinh dưỡng người Việt. Tại hội thảo, Tập đoàn TH công bố Đề án dinh dưỡng người Việt với 6 tiểu đề án hướng dẫn đến các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù. Tập đoàn TH là DN đầu tiên công bố đề án dinh dưỡng đồng hành thực hiện các chính sách về dinh dưỡng của Chính phủ.
Tập đoàn TH là DN đầu tiên công bố đề án dinh dưỡng.
Đề án kéo dài 10 (từ năm 2018 đến năm 2028) mang lại giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng bằng cách xây dựng thực đơn với năng lượng hợp lý, câng bằng vi chất, đồng thời cung cấp các sản phẩm thích hợp cho mọi đối tượng, từ đó tạo tiền đề cho sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ khi trưởng thành, tăng cường sức khoẻ về thể chất của người lao động, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính không lây, người tập thể dục thể thao, làm giảm nguy cơ bệnh tật, nâng cao hiệu quả luyện tập, làm chậm quá trình lão hoá, kéo dài tuổi thọ...
Đề án có 6 tiểu đề án: Nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ; nghiên cứu đề xuất phương án cải thiện tình trạng dinh dưỡng và bữa ăn cho trẻ lứa tuổi học đường; nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện dinh dưỡng cho người lao động, đặc biệt cho nữ công nhân; nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng cho người cao tuổi; nghiên cứu vai trò dinh dưỡng trong phòng chống (béo phì, tiểu đường, loãng xương...) đề xuất các giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho người mắc các bệnh không lây nhiễm; nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng cho người luyện tập thể thao.
Các giải pháp này cũng góp phần tạo thay đổi có tính bước ngoặt thói quen tiêu dùng, tạo cú hích trong ngành thực phẩm để trở về nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, hài hoà và cân chỉnh dinh dưỡng.
Tập đoàn TH đã kiến tạo hệ sinh thái thực phẩm sạch, hữu cơ phục vụ nguồn dinh dưỡng lành mạnh cho người Việt với lộ trình bài bản khởi đầu là Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao với thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK. Tập đoàn TH đã tiên phong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việt, trí tuệ Việt và công nghệ đầu cuối hiện đại nhất thế giới để chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, khai mở khái niệm về sữa tươi sạch, thay đổi bản chất ngành sữa Việt Nam vố chỉ NK sữa bột về pha lại sang chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi, góp phần giảm tỷ lệ sữa bột từ 92% năm 2008 xuống còn 60% vào cuối năm 2017. Tập đoàn TH cũng đã triển khai sản xuất sữa hữu cơ, rau củ quả và dược liệu hữu cơ tiêu chuẩn quốc tế. Cuối năm 2017, đầu năm 2018, Tập đoàn TH đã tạo ra bất ngờ lớn với thị trường bằng dòng sản phẩm thức uống thảo dược TH true Herbal có nguyên liệu tự nhiên. Tiên phong đưa các sáng kiến dinh dưỡng, chung tay thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011-2020 và tầm nhìn 2030, Quyết định số 1340/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường Quốc gia, Tập đoàn TH đã triển khai bài bản và hiệu quả Chương trình Sữa học đường với điểm nhấn nghiên cứu lâm sàng một cách bài bản, khoa học về sản phẩm sữa tươi học đường, đấu tranh để sản phẩm sữa đưa vào trường học phải đạt các tiêu chuẩn về sữa tươi nguyên liệu và chế biến sữa.
Theo baohaiquan
Chênh lệch giàu - nghèo giữa các nơi ngày càng xa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, chỉ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp xã hội) của Việt Nam đã tăng. Sáng 13/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70 của Chính phủ về chính...