Tiền sạch với tiền bẩn
Nói tin này ông đừng lo lắng, hốt hoảng nhé: Sắp tới người dân sẽ không được cầm tiền mặt khi mua, bán, chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán. Đặc biệt, không được dùng tiền mặt khi mua, bán, chuyển nhượng xe máy, kể cả xe máy điện…
- Việc gì phải giật mình, tôi có liên quan gì đâu tới mấy thứ buôn bán lớn đó. Chắc là lại động đến chuyện tiền mặt chứ gì?
- Không liên quan tới không có nghĩa là không quan tâm tới. Kinh tế tiền mặt, giao dịch, thanh toán tiền mặt là tập quán lâu đời đã thấm vào máu dân ta rồi. Bây giờ “ông” ngân hàng bảo cấm giao dịch tiền mặt mấy thứ đó, rồi phải thanh toán qua ngân hàng mới có thể đăng ký xe, làm sổ đỏ.
- Nhiều nước chưa tiến lên công nghiệp hóa nhưng đã hạn chế tiền mặt, chuyển sang thanh toán qua ngân hàng từ lâu rồi. Ta cũng phải “đi tắt đón đầu” chứ.
Video đang HOT
- Vẫn biết thế, nhưng yêu cầu đến năm 2015 các cá nhân đủ 18 tuổi buộc phải có tài khoản ngân hàng và năm 2013 mọi cá nhân phải có tài khoản thì e rằng “đi tắt” quá nhanh, dân chúng khó đoạn tuyệt ngay với tiền mặt.
- Chẳng qua đây là dựng hàng rào để chống trốn thuế, nhất là chuyện “rửa tiền” bẩn. Loại dân ít máu mặt thì lo gì.
- Tôi nhớ có một quan chức chua chát nói: “Tiền bẩn của bọn buôn lậu, ma túy, nhất là tham nhũng biến thành tiền sạch quá dễ. Chỉ cần mang mấy bao tiền bẩn đi mua nhà, mua đất rồi bán lấy tiền là thành tiền sạch, không phải rửa qua các ngân hàng”.
- Nói cho nhanh, không thể chống tham nhũng, buôn lậu, ma túy nếu vẫn tồn tại kinh tế tiền mặt chứ gì?
- Dân thì ai chẳng muốn chống tiền bẩn, chỉ có điều người lao động thì đã “nhẵn mặt” với tiền mặt, cái khó là làm sao phân biệt được tiền sạch với tiền bẩn, bởi vì “công nghệ” rửa tiền bây giờ “siêu hạng” lắm.
Theo ANTD
Vietcombank cảnh báo virus lấy cắp thông tin tài khoản
Vietcombank vừa tiếp tục cảnh báo nguy cơ virus lấy cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
Thông tin cảnh báo trên website của Ngân hàng Vietcombank
Theo đó, để sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), khách hàng chỉ thực hiện truy cập dịch vụ trên website chính thức của ngân hàng, không truy cập dịch vụ này từ các đường link lạ, không rõ nguồn gốc được gửi qua email, tin nhắn hay bất kỳ các kênh nào khác.
Nếu trường hợp khách hàng sau khi nhận được đường link lạ và vô tình truy cập vào nhưng không phải trang website chính của Vietcombank, khách hàng cần lập tức rời khỏi trang và không đăng nhập các thông tin cá nhân trên màn hình này.
Theo Vietcombank, thời gian qua, trên thế giới xuất hiện nhiều vụ lừa đảo trên mạng Internet do các đối tượng lợi dụng sự bất cẩn của người dùng để cài đặt virus độc hại trên máy tính cá nhân và thiết bị di động, từ đó lấy cắp thông tin và tiền từ tài khoản ngân hàng.
Gần đây, virus Eurograbber được các tin tặc sử dụng để lấy cắp 36 triệu Euro từ nhiều tài khoản ngân hàng tại các nước châu Âu như Ý, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan. Phương thức lừa đảo của bọn tội phạm là sử dụng email hoặc các trang web độc hại để lừa khách hàng cài đặt virus trên máy tính của mình... rồi tiến hành lừa đảo.
Dù chưa có ghi nhận về việc virus này xuất hiện tại Việt Nam nhưng trước nguy cơ lây nhiễm virus Eurograbber và để bảo đảm an toàn các giao dịch trực tuyến, Vietcombank khuyến cáo khách hàng cẩn trọng. Khi nhận được tin nhắn hoặc thông báo qua SMS, email hay từ trang web của ngân hàng, khách hàng nên kiểm tra lại thông tin, tránh trường hợp tin tặc lợi dụng để giả mạo thông tin.
Theo xahoi
Gần Tết lại lo ATM không nhả tiền Dịp giáp Tết số lượng người rút tiền từ máy ATM thường tăng đột biến, chính vì vậy tình trạng tắc nghẽn, hết tiền cũng xảy ra thường xuyên. Dịp Tết năm nay người lao động được nghỉ tới 9 ngày, do đó nhiều ngân hàng cũng đã lên phương án nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân. Mặc dù...