Tiên phong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ
Tiên phong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, những mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, chất lượng cao; kết nối, hình thành kênh tiêu thụ, các hợp tác xã đang khẳng định vị thế, góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Nội.
Cầu nối liên kết sản xuất, tiêu thụ
Chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo chất lượng cao tại xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) là một trong những mô hình liên kết quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao của ngành nông nghiệp Thủ đô. Chủ nhân của chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo chất lượng cao này là ông Đỗ Văn Kiên – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tam Hưng. Ông Kiên cho biết, hiện nay, HTX Nông nghiệp Tam Hưng có khoảng 2.700 hội viên tham gia sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 730ha. Năm 2015, nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Bối Khê” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mở ra hướng đi mới cho sản phẩm gạo Bối Khê.
Người dân chọn mua nông sản sạch của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát tại điểm giới thiệu sản phẩm huyện Thanh Trì. Ảnh: Bá Hoạt
Hiện nay, toàn bộ sản phẩm gạo thơm Bối Khê sản xuất với quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm tiêu thụ ổn định tại các cửa hàng tiện ích, kênh phân phối và một số nhà hàng trên địa bàn thành phố thông qua việc điều hành của HTX.
Video đang HOT
Tương tự, HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai) đang quản lý một chuỗi chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm Nguyễn Đình Tường chia sẻ: “Năm 2014, tôi bắt đầu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học với 30 con lợn giống, cho thu nhập hơn 500 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả kinh tế và muốn nhân rộng mô hình để giúp đỡ các hộ nông dân cùng sản xuất sạch nên năm 2016, tôi thành lập HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm với 10 thành viên. Hiện tại, hợp tác xã đã xây dựng được quy trình sản xuất từ 130 đến 150 con lợn/hộ, trung bình mỗi ngày, xuất bán ra thị trường từ 4 đến 5 tạ thịt lợn bảo đảm an toàn thực phẩm”.
Theo Phó Chủ tịch Liên minh HTX TP.Hà Nội Nguyễn Tiến Phong, để các HTX phát huy vai trò là đầu tàu trong liên kết, kết nối nông dân và doanh nghiệp, Liên minh HTX thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương đồng hành và tư vấn xây dựng 89 mô hình HTX tổ chức sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển chuỗi nông sản chủ lực
Để xây dựng và phát triển chuỗi nông sản, các HTX cần sự hỗ trợ lớn trong hoạt động xúc tiến thương mại. Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến Lê Văn Lanh chia sẻ, ngoài công nghệ, giống, các HTX mong muốn được thành phố hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để nông sản Hà Nội đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài thành phố.
Thời gian tới, để các HTX phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của mình, Liên minh HTX thành phố sẽ phối hợp với Sở NNPTNT và các địa phương tập trung tư vấn hỗ trợ các HTX phát triển theo chuỗi, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng như ứng dụng công nghệ cao.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, phát triển các HTX gắn với các sản phẩm nông sản chủ lực địa phương theo Chương trình OCOP là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, phát triển nông nghiệp tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có thương hiệu là hết sức quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả chuỗi liên kết, cũng như góp phần nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu.
Theo Danviet
Đa dạng nguồn cung nông sản sạch cho Thủ đô
4 năm triển khai Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP.Hà Nội đã tạo nhiều chuyển biến rõ nét.
Đến nay, nguồn cung nông sản sạch của các tỉnh xuất hiện ở hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô khá đa dạng, phong phú...
Trang trại của ông Nguyễn Văn Nghiệp (tỉnh Bắc Giang) đang cung cấp hơn 1 tạ thịt gia súc/ngày cho một số cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nghiệp cho biết, sản phẩm của trang trại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn thực phẩm...
Đến nay, toàn thành phố đã xây dựng và phát triển được 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Ảnh: N.Q
Tương tự, HTX Rau an toàn Quyết Chiến (tỉnh Hòa Bình) đang trồng hơn 1,5ha rau, củ, quả an toàn: Cà chua, cải bắp, cải thảo, súp lơ, cà rốt, dưa lê... cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Theo bà Đinh Thị Quyết - Giám đốc HTX Rau an toàn Quyết Chiến, nhờ tham gia chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn giữa TP.Hà Nội với tỉnh Hòa Bình, HTX cung cấp 1 - 2 tấn rau/tháng cho các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị trên địa bàn TP.Hà Nội.
Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, 4 năm qua, Sở NNPTNT Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Hà Nội đã xây dựng và phát triển được 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các sản phẩm trong chuỗi cung ứng đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nhiều hàng hóa đã truy xuất được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cùng với đó, giá cả hàng hóa ổn định khi sản phẩm được đưa vào các kênh phân phối hiện đại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt giữa Hà Nội với các tỉnh vẫn còn hạn chế do vùng sản xuất chuyên canh của các tỉnh hiện chưa phù hợp với quy hoạch hoặc có vùng được quy hoạch lại không phát triển được... dẫn tới nguồn cung không ổn định.
Để thúc đẩy việc phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt giữa Hà Nội với các tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Tạ Văn Tường khẳng định, thời gian tới, Sở NNPTNT sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Hà Nội kết nối với các cơ sở sản xuất của các tỉnh; giới thiệu hệ thống phân phối nông sản tại Hà Nội... Cùng với đó, tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội với các tỉnh thông qua hội chợ. Sở NNPTNT Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với các tỉnh định kỳ lấy mẫu giám sát phân tích chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội tiêu thụ và sản phẩm của Hà Nội đi các tỉnh để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, qua đó xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh nông sản mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Danviet
Hà Nội kết nối đưa nông sản nổi tiếng vào siêu thị Big C, Go! Mới đây, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với siêu thị Big C tổ chức Hội thảo Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị Big C và Go! Việt Nam. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết,...