Tiên phong nuôi tôm hồ nổi quy trình ưu việt, thu 20 tỷ ở Bạc Liêu
Từ lâu anh Long Văn Nghĩa ( phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) nổi tiếng khắp nơi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao trong hồ nổi doanh thu hàng tỷ đồng.
Đến nay, qua quá trình sản xuất, anh Nghĩa tiếp tục cải tiến quy trình, mang lại hiệu quả khác biệt khi vừa giúp con tôm có tỷ lệ sống cao, vừa tiết kiệm chi phí.
Vượt qua chính mình
Mong muốn tìm ra cách nuôi tôm mới, giúp nông dân giảm bớt chi phí, sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận, hướng đến sản xuất bền vững, là điều anh Nghĩa (phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) luôn trăn trở.
Xuất phát từ đó, anh đã mài mò nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao 2 giai đoạn trong hồ nổi (làm bằng khung sắt tròn, phủ bạt), áp dụng kỹ thuật tách chất thải rắn, tái sử dụng nước. Đây được đánh giá là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao ưu việt nhất hiện nay.
Sau nhiều lần tham quan, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đầu năm 2017, anh Nghĩa đã gom hết vốn liếng và vay thêm tiền để đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng xây dựng khu nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc trong hồ nổi. Hồ nuôi được thiết kết đặc biệt với dạng tròn, dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng.
Mô hình anh Nghĩa đang áp dụng được đánh giá là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao ưu việt nhất hiện nay. Ảnh: Chúc Ly.
Trong vụ nuôi đầu tiên, anh áp dụng mật độ thả nuôi 300 con/m2 và chỉ sau hơn 2 tháng, tôm trong hồ nổi đã đạt trong lượng trung bình 40 con/kg. Thu hoạch tôm ở 2 hồ nuôi đầu tiên, anh Nghĩa thu về lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, anh Nghĩa tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hồ lót bạt HDPE áp dụng công nghệ biofloc 3 giai đoạn. Thời gian thực hiện mô hình bắt đầu từ tháng 1/2018.
Hiện anh Nghĩa đang áp dụng mô hình nuôi tôm trong hồ nổi trên tổng diện tích 16ha, chia làm 3 khu. Ảnh: Chúc Ly.
Mô hình được nhiều chuyên gia và nông dân đánh giá cao, với nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình nuôi khác. Trước tiên, mô hình có kết cấu hồ đơn giản, dễ vận hành, quy trình nuôi ít thay nước và tái sử dụng nước 100%.
Theo anh Nghĩa, mô hình này vẫn tiến tới mục tiêu cốt lõi là tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm gắn liền với bảo vệ môi trường. Trong đó, cụ thể là hạn chế bệnh chết sớm (EMS) 90%; tỷ lệ sống của tôm trên 90%; sản lượng tôm đạt từ 100-150 tấn/ha/năm; tái sử dụng nước nuôi cũ 100%; sản phẩm đạt 100% về yêu cầu chất lượng xuất khẩu; có thể nhân rộng cho các hộ nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ; hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hồ lót bạt áp dụng công nghệ biofloc.
Video đang HOT
“Điều đặc biệt của việc nuôi tôm trong bể nổi là vách bể thẳng đứng nên hạn chế chất bẩn và rong rêu bám xung quanh thành bể, nhờ đó giảm được công đoạn vệ sinh bể, hạn chế bệnh đường ruột do tôm ăn chất bẩn này. Ngoài ra, chính nhờ kết cấu bể dạng nổi nên loại bỏ được có hiện tượng thẩm thấu ngược từ ngoài vào trong, hạn chế dịch bệnh lây nhiễm từ môi trường bên ngoài” – anh Nghĩa tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Anh Nghĩa luôn tìm tòi, nghiên cứu ra mô hình nuôi tôm tiên tiến thân thiện với môi trường. Ảnh: Chúc Ly.
Theo đó, quá trình nuôi chia ra 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ tôm post 12, ương mật độ 3.000 – 5.000con/m3 trong hồ 100m3 (từ 1 đến 15 ngày); giai đoạn 2: Nuôi 400con/m3 trong hồ 500m3 (từ 16 đến 60 ngày); giai đoạn 3: Sang thưa từ 400con/m3 ra thành 200con/m3 (từ 61 đến 100 hoặc 120 ngày).
Thành công nhờ tính bền vững
Anh Nghĩa cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, nước thải trong mô hình sau khi xử lý được bơm lên hồ tách chất thải rắn, phần vỏ tôm, xác tôm chết, thức ăn thừa được lọc qua túi lưới và được sử dụng cho chăn nuôi; phần lọt qua lưới lọc là phân tôm và xác tảo được tách hết nước mặn, sau đó dùng nước ngọt pha loãng, có thể sử dụng cho các mục đích bón cho cây trồng và làm Biogas….Qua 2 công đoạn này, nước thải được sử dụng lại cho nhiều mục đích khác nhau, hoàn toàn không thải ra môi trường xung quanh.
Việc kiểm tra con tôm trong mô hình này rất dễ dàng, không cần chày hey kéo lưới, chỉ cần dùng vợt xúc tôm. Ảnh: Chúc Ly.
Nhiều chuyên gia nhận định quy trình nuôi tôm này cơ bản đã cho ra loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình ở từng quy mô khác nhau. Nhờ đó, đây là cơ hội để những hộ sản xuất nhỏ có thể trực tiếp tham gia sản xuất, mang lại thu nhập ổn đinh cho gia đình. Ngoài ra, kết quả sẽ là định hướng cho các công trình nghiên cứu phương pháp xử lý chất thải của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian tới, giúp người nuôi tôm giải quyết vấn đề khó khăn về môi trường hiện nay.
Hiện anh Nghĩa đang áp dụng mô hình sản xuất trên tổng diện tích 16ha, chia làm 3 khu. Trong đó có 16 ao nuôi và các công trình phụ trợ. Anh Nghĩa cho rằng: “So với việc nuôi 2 giai đoạn, tôm nuôi 3 giai đoạn theo mô hình sẽ làm giảm được chi phí sản xuất, công lao động rất nhiều. Đặc biệt, áp dụng nuôi 3 giai đoạn sẽ giúp hạn chế rủi ro. Tại mô hình tôi đang áp dụng tôm có tỷ lệ sống trên 85%, năng suất từ 150-200 tấn/ha/năm. Bên cạnh đó, con tôm nuôi sử dụng vi sinh, từ đó giá bán cao hơn thị trường khoảng 5.000 đồng/kg; một năm có thể áp dụng nuôi từ 3-4 vụ”.
Giá bán của tôm nuôi trong mô hình luôn cao hơn thị trường khoảng 5.000 đồng/kg và đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường Châu Âu. Ảnh: Chúc Ly.
Nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm tiên tiến, năm 2018 mô hình của anh Nghĩa cho năng suất khoảng 160 tấn, doanh thu 20 tỷ đồng; tuy giá tôm hơi thấp nhưng anh có lợi nhuận khoảng 10% (thông thường khoảng 30%). Theo anh Nghĩa nếu tôm phát triển đúng quy trình, bán với giá khoảng 140.000 đồng/kg, thì có thể thu về lợi nhuận từ 20-30 ngàn đồng/kg.
Để nhân rông qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hồ lót bạt HDPE áp dụng công nghệ biofloc 3 giai đoạn, anh Nghĩa bày tỏ mong muốn cùng với cơ quan chức năng tại địa phương tích cực tuyên truyền, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sâu rộng đến với bà con nông dân. Từ đó, hướng đến mục tiêu đồng hành công nông dân từng bước đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.
Với anh Nghĩa, sự thành bại của mô hình nuôi tôm tùy thuộc rất lớn vào tính bền vững. Ảnh: Chúc Ly.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ biofloc trong hồ nổi tròn có nhiều ưu điểm vượt trội, vì có khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình quản lý nhằm hiện đại hóa nghề nuôi tôm. Thành công của mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm nước lợ, giúp nông dân sản xuất ngày càng bền vững hơn.
Nhờ thành tích sáng tạo trong lao động sản xuất, mạnh dạn áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản, anh Long Văn Nghĩa vinh dự nhận được nhiều hình thức khen thưởng của Trung ương và địa phương. Vừa qua, Hội đồng chung khảo đã bình chọn anh Long Văn Nghĩa là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu xứng đáng nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″.
Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″ sẽ diễn ra trọng thể tại thủ đô Hà Nội vào trung tuần tháng 10/2019.
Theo Danviet
Cuộc sống cơ cực của người dân Bạc Liêu sau trận lốc xoáy kinh hoàng
Ngoài thiệt hại nặng nề về nhà cửa và con người, tỉnh Bạc Liêu còn thiệt 11,281 ha (gồm lúa tôm, lúa thu đông và lúc đông xuân), 159,80 ha hoa màu, 15,8 ha nuôi trồng thủy sản và 1.435 ha muối.
171 căn nhà bị sập và tốc mái, 6 người bị thương và 1 người chết, nhiều trụ điện cây xanh ngã đổ. Đó là hậu quả rất nặng nề của trận lốc xoáy kinh hoàng kèm theo mưa cực lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vào rạng sáng 4-1 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1.
Màn trời chiếu đất
Ngày 5-1, chúng tôi tìm đến khu vực khóm Nhà Mát (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), cảnh tượng tan hoang ở đây tưởng chừng như một trận bão vừa càn quét qua. Những tấm tôn nằm la liệt khắp mặt đất. Trên đường, trong vườn nhà dân, dây điện bị gió lốc làm đứt nằm vắt vẻo khắp nơi.
Hàng loạt căn nhà bị sập và tốc mái sau cơn lốc kinh hoàng
Bà Lê Thị Trang (khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát), kể lại: Lúc xảy ra lốc xoáy, tôi nghe nhiều tiếng gầm rú, chạy ra xem chuyện gì thì gió lốc thổi bay tôi lên rồi rớt xuống đất một cái ầm. Tôi nén đau đớn để kéo mấy đứa con chui xuống gầm giường để trốn. Toàn bộ mái nhà, vách lợp bằng tôn của gia đình tôi bị gió cuốn bay xa hơn hàng chục mét, chỉ còn lại những bức tường. Hiện giờ tôi chưa biết làm gì đây, chỉ mới báo cho chính quyền về thiệt hại và tạm thời tá túc nhà người quen".
Lốc xoáy xảy ra bất ngờ và mưa vào lúc sáng sớm khiến cho người dân không kịp trở tay. Nhà của anh Đặng Hữu Nghĩa (ngụ khóm 3, phường 2) bị tốc toàn bộ mái tôn. Trong khi đó, nhà của anh Đoàn Ngọc Đức (khóm Kinh Tế), do bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn lốc nên tất cả phần mái nhà, vách thiếc đều bị cuốn ra xa, chỉ còn lại những cây cột bằng cây có thể sập bất cứ lúc nào nếu có gió lớn, thiệt hại gần như hoàn toàn.
Khắc phục sự cố điện sau cơn lốc
Em Đoàn Minh Nhựt (ngụ khóm 3, phường 2), nói trong sợ hãi: "Lúc lốc xoáy xuất hiện, em đang ngủ mê, ba mẹ em kêu thức dậy. Chưa kịp ngồi dậy thì mái tôn rớt trúng chân của em. Lúc đó rất đau nhưng em phải ráng chịu để chui xuống gầm giường để trốn".
Ông Lai Thanh Ẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, cho biết tính đến 18 giờ ngày 4-1, tại TP Bạc Liêu có 29 căn nhà bị sập, tốc mái; thị xã Giá Rai có 7 căn nhà bị sập, tốc mái; huyện Hòa Bình có 1 căn nhà bị sập; huyện Vĩnh Lợi có 2 bị tốc mái; nặng nhất ở huyện Đông Hải có 124 căn nhà bị sập và tốc mái. Ngoài ra, trong quá trình lấy neo để đưa phương tiện đi đánh bắt, có 1 ngư phủ bị dây neo đứt đánh vào người gây tử vong.
Hỗ trợ kịp thời cho người dân
Ngay sau khi lốc xoáy quét qua một số nơi trên địa bàn TP Bạc Liêu đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân, các lực lượng chức năng gồm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, chính quyền địa phương và các ngành chức năng của thành phố đã huy động hàng trăm người đến để giúp dân khắc phục hậu quả.
Lực lượng quân đội giúp dân
Ông Ngô Vũ Lộc, Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu, cho biết: "Ngay sau khi cơn lốc xoáy đi qua trên địa bàn phường Nhà Mát, tôi đã huy động hàng chục người gồm lực lượng quân sự, công an, dân quân, đoàn thanh niên đến giúp đỡ người dân. Bên cạnh đó, địa phương cũng cấp tốc hỗ trợ cho mỗi hộ dân 25 kg gạo".
Trước đó vào chiều 4-1, đại diện UBND tỉnh và UBND TP Bạc Liêu cùng các ban ngành đoàn thể đã đến thăm hỏi, động viên nhằm chia sẻ với những hộ dân bị ảnh hưởng của trận lốc xoáy.
Người dân được hỗ trợ kịp thời
Theo UBND TP Bạc Liêu, đối với những căn nhà bị sập có đất ở hợp pháp mà nằm trong diện nghèo với cận nghèo có trong kế hoạch xây dựng nhà năm 2019, thì sẽ tiến hành trích quỹ an sinh xã hội xây nhà tình thương, còn đối với những căn nhà tốc mái sẽ xác định tỉ lệ hư hại để hỗ trợ liền cho các hộ gia đình.
Thống kê chưa đầy đủ từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, ngoài thiệt hại nặng nề về nhà cửa và con người, tỉnh Bạc Liêu còn thiệt 11,281 ha (gồm lúa tôm, lúa thu đông và lúc đông xuân), 159,80 ha hoa màu; 15,8 ha nuôi trồng thủy sản và 1.435 ha muối. Tổng thiệt hại ban đầu gần 16 tỉ đồng.
Bài và ảnh: Phúc Nguyên
Theo NLĐO
Bạc Liêu: Phát hiện hàng nghìn thẻ BHYT cấp trùng tên Qua số liệu báo cáo rà soát dữ liệu của Bảo hiểm xã hội H.Hòa Bình (Bạc Liêu), cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 4.230 thẻ Bảo hiểm y tế bị cấp trùng cho người dân. Hơn 500 thẻ BHYT đang bị cất giữ tại UBND xã Vĩnh Hậu - Ảnh: Hải An Trong đó, có địa phương hiện còn giữ...