Tiên phong hiến 60m2 đất ở, lão nông Hà Nội được vinh danh
Đó là ông Ngô Văn Sương (SN 1944) ở thôn Dục Nội, xã Việt Hùng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Nhờ thành tích hiến đất làm đường, năm 2017, ông Sương vinh dự là một trong những cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Tiên phong hiến đất
Dù ông Sương đã mất, nhưng đến giờ người dân sống ở “con ngõ điểm” thôn Dục Nội và chính quyền địa phương vẫn thường nhắc đến ông như một tấm gương sáng, tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Việt Hùng.
Nhờ công hiến đất của gia đình ông Sương, con ngõ ở thôn Dục Nội nay đã được xây dựng khang trang, thông thoáng. Ảnh: Minh Ngọc
Ông Nguyễn Huy Lý, hàng xóm của gia đình ông Sương cho biết, trước khi được xây dựng, con đường này chỉ rộng chừng 1m, hai xe máy đi ngược chiều tránh nhau cũng khó. Đến nay, chiều rộng tuyến đường đã lên tới trên 4m. Ôtô 4 chỗ, xe bán tải, cùng các loại phương tiện thô sơ, xe máy khác có thể di chuyển, qua lại dễ dàng.
Video đang HOT
“Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ một gia đình sẽ hiến trên 60m2 đất thổ cư cho việc chung. Khi nghe lời đề nghị của chú Sương, hàng chục hộ trong xóm rất bất ngờ…” – ông Lý nói.
Điều đáng nói, sau khi ông Sương hiến đất, nhiều hộ trong ngõ ngỏ ý muốn gom góp để gửi lại ông Sương một chút tiền đất. Tuy nhiên, ông Sương đã từ chối. So với các hộ gia đình khác trong thôn, căn nhà của gia đình ông Sương thậm chí còn nhỏ hơn, một căn nhà theo kiến trúc ba gian xưa với mái ngói in dấu thời gian.
Khi được hỏi về quyết định hiến đất làm đường, bà Lê Thị Chuật (vợ ông Sương) bảo: “Đất đai với nông dân chúng tôi vô cùng quý giá nhưng vì việc chung, vì cộng đồng nên chúng tôi không tính toán, sẵn sàng dâng hiến ngay để cùng địa phương làm đường”.
Theo bà Chuật, ngày đó, ngoài việc hiến diện tích đất thổ cư trên 60m2, vợ chồng bà còn hỗ trợ thêm nhiều xe cát để xây dựng tuyến đường. “Sau khi nhà tôi hiến đất, tất cả bà con ở trong xóm đã đóng góp rất tích cực, từ ngày công tới vật chất để cùng nhau hoàn thiện con đường chỉ trong vòng hơn một tuần. Đây thực sự là một kỳ tích rất đáng tự hào và chúng tôi sẽ không bao giờ quên được” – bà Chuật chia sẻ.
Tiếp tục nhân rộng
Không chỉ gương mẫu, nhiệt tình và tiên phong đi đầu trong các phong trào của làng quê, ông Sương còn phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn cùng hiến đất, tham gia ngày công lao động để làm đường. Nhờ thế mà năm 2015, trong xóm nhà ông Sương có thêm 6 gia đình tự nguyện hiến đất. Đó là gia đình bà Trần Thị Mão hiến 14m2, gia đình ông Ngô Văn Thúy hiến 15m2, gia đình ông Nguyễn Cao Hà hiến 14m2…
Tất cả đã tạo thành phong trào hiến đất sôi nổi ở xã Việt Hùng. Con ngõ trước kia chỉ rộng 1,2m, lầy lội mỗi khi mưa xuống giờ đã được thay thế bằng đường bêtông khang trang, sạch sẽ, với chiều rộng 4,5m, xe ôtô đi được vào đến tận cổng nhà. Từ kết quả đạt được trong phong trào vận động nhân dân hiến đất làm đường năm 2015, xã Việt Hùng đã về đích NTM (Việt Hùng là 1 trong 6 xã của huyện Đông Anh cán đích NTM sớm nhất trong đợt 1 năm 2015).
Trao đổi chúng tôi về việc làm của gia đình ông Sương, ông Ngô Văn Quy – Trưởng thôn Dục Nội cho biết, chính quyền địa phương đánh giá rất cao nhân cách sống và đặc biệt là việc tự giác hiến đất thổ cư để mở rộng đường giao thông nông thôn của gia đình ông Ngô Văn Sương. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa, góp phần to lớn vào sự thành công của chương trình xây dựng NTM tại xã.
Theo Danviet
Hà Nội: Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đạt 149.172 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội vừa có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân".
Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã chủ động triển khai cơ chế chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Mô hình dưa sạch trồng trong nhà màng của HTX Sông Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Lý Trần
Theo thống kê, đến nay, toàn thành phố có 450 tổ chức tín dụng và chi nhánh tổ chức tín dụng với 2.182 điểm giao dịch. Mạng lưới rộng khắp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hút được một khối lượng vốn không nhỏ phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội của mọi thành phần kinh tế.
Tính đến 30/6/2019, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 3.287.945 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 1.980.257 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 149.172 tỷ đồng, trong đó: Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 68.842 tỷ đồng.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã chủ động tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mới, trong đó, các ngân hàng thương mại dẫn đầu với số dư nợ cho vay lớn nhất. Đến 30/6/2019 đạt 56.757 tỷ đồng (gồm 94.332 khách hàng cá nhân và 1.634 doanh nghiệp, hợp tác xã), chiếm tỷ trọng 82,44% dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới của toàn ngành ngân hàng Hà Nội.
Tiếp theo là Ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ cho vay đạt 5.231 tỷ đồng, với 185.911 khách hàng cá nhân và 9 doanh nghiệp, hợp tác xã (chiếm tỷ trọng 7,6% dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới toàn ngành). Các tổ chức tín dụng khác có dư nợ cho vay đạt 6.854 tỷ đồng, với 51.041 khách hàng cá nhân (chiếm tỷ trọng 9,96%).
Theo Danviet
"Đòn bẩy" giúp dân xứ Lạng làm giàu, xây dựng NTM Nguôn vôn cho vay cua Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đa gop phân tich cưc, co hiêu qua vao muc tiêu phat triên kinh tê, giam ngheo, an sinh xa hôi, xây dưng nông thôn mơi, gop phân giam ty lê hô ngheo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chi nhanh Ngân hang Chinh sach xa hôi (NHCSXH) tinh Lạng Sơn...