Tiên nữ đi cà kheo, thầy trò Đường Tăng “xuất hiện” ở Chợ Lớn
Hàng ngàn người dân cùng du khách đổ về khu vực Chợ Lớn để tham gia lễ hội tết Nguyên tiêu của đồng bào người Hoa ở Sài Gòn.
Chiều 2.3 (rằm tháng Giêng), nhiều người dân cùng du khách đổ về khu vực Chợ Lớn (quận 5, TP.HCM) để tham gia lễ hội mừng tết Nguyên tiêu của đồng bào người Hoa.
Trong lễ hội, nổi bật nhất là phần diễu hành và biểu diễn nghệ thuật trên các tuyến đường như Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo…
Lễ hội thu hút hơn 1.000 người tham gia. Ngoài ra rất nhiều người dân, du khách đứng hai bên đường để theo dõi. “Biết chiều nay có lễ hội nên tôi chở con trai đến xem múa lân, múa rồng cùng những màn biểu diễn khác”, chị Quyên ngụ quận 3 nói.
Tai lê hôi có man biêu diên như đi ca kheo, mua lân sư rông, mua quat… di chuyên qua cac tuyên đương ơ khu vưc Chơ Lơn.
Video đang HOT
Các đoàn diễn viên hóa trang thành các “nàng tiên”, “Phúc Lộc Thọ”, thây tro Đương Tăng khiên nhiêu ngươi trâm trô khen ngơi.
Tết Nguyên tiêu, hay Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của đồng bào người Hoa tổ chức tiếp diễn sau Tết Nguyên đán, vào ngày Rằm tháng Giêng.
Lễ hội đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm đê ngươi ngươi, nha nha câu mong “mưa thuân gio hoa” đồng thời cũng là hoạt động để kết thúc những ngày vui tết theo tập quán của người Hoa.
Đoan nghê thuât trong trang phục dân ca quan họ cung tham gia lê hôi thưc hiên nghi lê mơi trâu
Nhiều cô gái trong trang phục áo dài diễu hành trong lễ hội
Sau khi di chuyên qua cac tuyên đương, đoan tiên vao khu vưc Trung tâm Văn hoa quân 5 đê tham gia đêm hôi Nguyên tiêu.
Theo Danviet
Người Hoa ở Sài Gòn diễu hành mừng Tết Nguyên tiêu
Chiều 11/2, hàng nghìn người dân Sài Gòn đổ ra đường để tham gia lễ hội đường phố lớn nhất trong năm của cộng đồng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn.
Tết Nguyên Tiêu là lễ hội truyền thống của đồng bào người Hoa diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này, hàng nghìn người Hoa sống ở TP HCM trong các trang phục, nghi lễ truyền thống diễu hành quanh các tuyến đường trung tâm ở Chợ Lớn.
Từ 16h30, cuộc diễu hành nghệ thuật quần chúng diễn ra, xuất phát từ đường Hải Thượng Lãn Ông, đoàn đi theo lộ trình đường Châu Văn Liêm, Lão Tữ, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi.
Trên mỗi tuyến đường đi qua, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hoa như Kinh kịch, múa lân sư rồng, đi cà kheo, múa quạt... đều được phô diễn.
Hình ảnh ba thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh cũng được tái hiện.
Những binh sĩ, tướng quân... trong những vở Kinh kịch nổi tiếng của Trung Hoa được tái hiện giữa đời thường. Tuy nhiên, thời tiết nóng nực ảnh hưởng nhiều đến việc diễn xuất của các diễn viên.
Các tiết mục múa lân, múa rồng... được biểu diễn liên tục ở mỗi tuyến đường đoàn người đi qua. Lễ hội năm nay, có 25 đoàn nghệ thuật, đội nhóm ở các quận trong thành phố, các tỉnh lân cận.
Đoàn lân biểu diễn trên đường Lương Như Học. Nhiều người hào hứng đã lì xì cho các diễn viên.
Ở mỗi đoạn, đoàn múa lân múa rồng, múa cá chép... dừng lại biểu diễn khoảng 2-3 phút.
Những nữ diễn viên trong vai tiên nữ.
Đặc biệt, nhân vật Thần tài được người dân hai bên đường chào đón nồng hậu. Ai cũng cố gắng ôm tay, sờ vào người vị thần tiền bạc để mong làm ăn phát tài.
Bà Lý Huệ (70 tuổi, quận 5) chăm chú theo dõi các tiết mục nghệ thuật truyến thống từ ban công chung cư. "Người Hoa chúng tôi rất quan tâm đến ngày Tết Nguyên tiêu. Bởi lễ hội này mang ý nghĩa đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an", bà Huệ chia sẻ.
Ở mỗi tuyến đường đoàn người đi qua, đều rất đông người dân đứng xem, quay phim, chụp hình lại các hoạt động nghệ thuật thú vị.
Đúng 18h, hơn 1.000 người tham gia lễ hội đường phố tiến vào điểm kết thúc ở Trung tâm văn hóa quận 5. Tối cùng ngày sẽ diễn ra xin lộc, thư pháp, biểu diễn ca nhạc cổ, kịch tuồng, lân sư rồng, các trò chơi dân gian...
Quỳnh Trần
Theo VNE
Chốn ăn, chơi của người Sài Gòn xưa Với người Sài Gòn giữa thế kỷ trước, muốn ăn ngon phải ra quận 5, mua nhà tại quận 3, vui chơi ở quận 1 và đặc biệt tránh xa quận 4 vì nổi tiếng với nạn trấn lột. Hơn 50 năm trước, Sài Gòn rất phổ biến bài vè về đặc điểm của những khu dân cư gọi là "đắc địa" của...