Tiến nhanh tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân
“Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT” là những chỉ tiêu mà Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội giao cho Chính phủ.
Thế nhưng, đến thời điểm này, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật BHYT đã có những kết quả vượt xa mục tiêu ban đầu. iều đó cho thấy, sau sáu năm triển khai thực hiện Nghị quyết 68, Việt Nam đang có những bước tiến nhanh và chắc trên lộ trình hướng tới BHYT toàn dân.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện ắk G’long (ắk Nông) khám, chữa bệnh cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn ăng
Tỷ lệ bao phủ vượt mục tiêu
Chính phủ đã có Báo cáo số 413/BC-CP ngày 20-9 vừa qua, gửi Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 (gọi tắt là Nghị quyết 68) về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Theo báo cáo, năm 2019, cả nước đã có khoảng 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt gần 10% so với chỉ tiêu trong Nghị quyết 68 và vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/Q-TTg là 1,7%. Trong đó, có 22 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ BHYT ước hơn 90% dân số; 12 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 88,1 đến dưới 90% và 29 địa phương đạt tỷ lệ bao phủ BHYT dưới 88,1%. Thống kê cho thấy, các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT cao là nhóm người thuộc khối ngành sự nghiệp; nhóm được ngân sách nhà nước (NSNN) đóng hoặc được Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo đảm kinh phí mua thẻ BHYT, như: người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em dưới sáu tuổi… ồng thời, tỷ lệ bao phủ BHYT chưa cao tập trung vào các nhóm, như: người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên; hộ gia đình.
Một trong những yếu tố bảo đảm cho tỷ lệ bao phủ BHYT tăng cao là chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng cao, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nhất là tại y tế tuyến cơ sở. Nghị quyết 68 của Quốc hội cũng giao Chính phủ: ến năm 2020, hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ NSNN trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Bộ Y tế đã tích cực tổ chức triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kết quả cho thấy, tình trạng quá tải ở các bệnh viên tuyến T.Ư cũng được cải thiện đáng kể, những chuyên khoa quá tải hàng đầu, như: Ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi… đều có xu hướng giảm… Tại Bệnh viện Bạch Mai có công suất sử dụng giường bệnh là 168% (năm 2011) giảm xuống còn 112% (năm 2018); Bệnh viện K có công suất sử dụng giường bệnh là 249% (năm 2011) còn 98% (năm 2018)… Tình trạng quá tải ở khu vực nội trú ở các bệnh viện tuyến T.Ư và bệnh viện tuyến cuối của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có xu hướng giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, quyền lợi của người bệnh BHYT cũng được nâng lên rõ rệt, vì không phải trả thêm hoặc tự mua một số thuốc, vật tư y tế mà trước đây họ phải tự mua hoặc phải trả thêm do quỹ BHYT không thanh toán. Các bệnh viện tuyến dưới cũng được khuyến khích thực hiện các kỹ thuật mới, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và từng bước giảm quá tải cho tuyến trên.
Nghị quyết 68 cũng chỉ rõ, đến năm 2020 sẽ hoàn thành lộ trình tính đúng, tính đủ giá viện phí; qua đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chuyển chi thường xuyên từ NSNN cấp cho các cơ sở y tế sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Theo báo cáo năm 2018, cả nước đã sử dụng khoảng 31.140 tỷ đồng; năm 2019 sử dụng khoảng 32.300 tỷ đồng chi sự nghiệp y tế (chiếm khoảng 35%) để hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách tham gia BHYT…
Video đang HOT
Tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân
ánh giá của Chính phủ cho thấy, có được những kết quả ấn tượng nêu trên chính là nhờ những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như sự phối hợp hiệu quả của BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và các bộ, ban ngành liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHYT cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT. ồng thời tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, cải tạo, mở rộng cơ sở, trang thiết bị cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn… để đẩy nhanh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân.
ể phấn đấu đến năm 2020 có hơn 90% dân số tham gia BHYT, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ: Tập trung phát triển BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng ứng đầy đủ quyền lợi BHYT. ổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán…
ể thực hiện những nội dung này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa nội dung đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vào nghị quyết về kinh tế – xã hội, dự toán NSNN năm 2020 và nghị quyết về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các trạm y tế. Bên cạnh đó, xem xét cân đối vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 cho chương trình “ầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á; cho dự án “ầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” vay vốn Ngân hàng Thế giới để có thể thực hiện ngay trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
ồng thời, chỉ đạo các địa phương triển khai các giải pháp để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao. Bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ 100%; ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT. Thúc đẩy bao phủ BHYT đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên. Riêng với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành (ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã) và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế…
THẢO LINH
Theo NDĐT
An sinh cho lao động tự do
Nhằm góp phần đảm bảo an sinh cho lao động tự do khi về già, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bưu điện huyện Trảng Bom đã tăng cường tuyên truyền, vận động các thành phần lao động tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện Trảng Bom trao sổ bảo hiểm cho bà Nguyễn Thị Lan. Ảnh: B.Mai
Việc làm này đã giúp nhiều người nội trợ, bán vé số, tiểu thương không bị phụ thuộc nhiều vào con cháu khi về già.
* Điểm tựa cho tuổi già
"Trước đây, tôi cứ nghĩ phải làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc đi làm công ty tham gia bảo hiểm trên 20 năm, về già mới có lương hưu. Khi biết người nội trợ cũng có lương hưu nếu tham gia BHXH tự nguyện và đóng đủ năm, tôi đã mua cho mình một suất, cho con gái một suất. Tôi đóng 5 năm liên tục..." - bà Nguyễn Thị Lan (53 tuổi, KP.5, thị trấn Trảng Bom), người vừa tham gia BHXH tự nguyện chia sẻ.
Bà Lan từng có 10 năm làm giáo viên, công tác ở xã 4 năm, nhưng quãng thời gian đó bà không tham gia BHXH. Năm 2000 bà nghỉ việc ở nhà buôn bán nhỏ. Mặc dù thu nhập ổn định khoảng 5 triệu đồng/tháng nhưng bà vẫn lo lắng cho tuổi già. "Mình khỏe còn làm được, còn có đồng ra đồng vào, nhưng khi già yếu thì làm gì ra tiền. Có tiền bảo hiểm, tôi cũng yên tâm hơn. Biết sớm tôi đã tham gia lâu rồi" - bà Lan giải thích.
Bà Lan tham gia BHXH tự nguyện ở mức lương tối thiểu 700 ngàn đồng, tương đương số tiền đóng 154 ngàn đồng/tháng. Bà Lan cũng mua BHYT tự nguyện. Định kỳ mỗi tháng, bà cầm thẻ bảo hiểm đến bệnh viện khám bệnh, nhận thuốc điều trị bệnh tiểu đường về uống. Đối với bà Lan, BHYT như "tấm lưới" giúp bà yên tâm điều trị bệnh còn BHXH giúp bà đỡ lo lắng hơn khi tuổi già đến gần.
Khác hẳn với trường hợp của bà Lan vừa lớn tuổi vừa mắc bệnh tiểu đường, vợ chồng anh Nguyễn Quốc Hùng (32 tuổi) và chị Huỳnh Thị Cúc (29 tuổi, KP.3, thị trấn Trảng Bom) lại là người có điều kiện về kinh tế, còn khá trẻ nhưng vẫn chọn tham gia BHXH tự nguyện.
"Vợ chồng tôi kinh doanh nhà nghỉ và một số dịch vụ khác, thu nhập hằng tháng khá ổn định ở mức vài chục triệu đồng, nhưng tôi vẫn muốn tham gia BHXH tự nguyện để phòng rủi ro cũng như tích lũy khi về già. Có khoản thu nhập ổn định hằng tháng bản thân cũng an tâm và đỡ gánh nặng kinh tế cho con. Tôi sẽ tính toán đóng BHXH tự nguyện cho hai con và xem đó là "của hồi môn" cho con" - anh Hùng chia sẻ.
Ngay sau khi chọn mức lương đóng 5 triệu đồng/người/tháng, vợ chồng anh Hùng đã quyết định đóng "một gói" cho cả 3 năm để được giảm 10% theo quy định của Chính phủ và giảm thêm 7,25% trong tổng 22% phải đóng. Ngoài ra, vợ chồng anh Hùng cũng quyết định mua tặng một suất bảo hiểm tự nguyện cho người thân.
Một trường hợp khác cũng vừa quyết định tham gia BHXH tự nguyện là bà Phương Anh (47 tuổi, xã Bình Minh). Trước đây, bà Phương Anh là công nhân một công ty may. Bà đã đóng bảo hiểm được 12 năm. Cách đây vài tháng, bà nghỉ việc. Đang định làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp và lãnh bảo hiểm một lần, bà được nhân viên BHXH huyện tư vấn và quyết định chuyển sang đóng BHXH tự nguyện cho đủ năm để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, hưởng BHYT và tử tuất sau này.
* Nâng tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện
BHXH là an sinh xã hội cho người lao động khi về già. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn nhiều người chưa biết và tham gia BHXH tự nguyện, nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn tìm cách "né tránh" thực hiện trách nhiệm với người lao động.
Để giúp người dân hiểu hơn về chính sách này, cơ quan BHXH và Bưu điện huyện đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể, trong đó đáng chú ý là thực hiện phong trào thi đua Mỗi công chức, viên chức, nhân viên trong ngành BHXH Đồng Nai là một tuyên truyền viên vận động ít nhất 1 người tham gia BHXH tự nguyện, khen thưởng những cán bộ làm tốt; tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền tại xã, ấp, khu dân cư, hộ gia đình.
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bưu điện huyện Trảng Bom, người trực tiếp tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện cho rằng, từ khi hiểu chính sách về BHXH tự nguyện, chị hầu như không có ngày nghỉ cuối tuần, mong muốn của chị là giới thiệu được cho nhiều người biết, tham gia bảo hiểm của Nhà nước. Ngoài ra, mỗi tuần 2 tối, chị cùng với các thành viên tổ tuyên truyền tìm đến các khu nhà trọ, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, lao động tự do trên địa bàn huyện vận động họ tham gia BHXH tự nguyện. Chỉ tính riêng trong tháng 10 vừa qua, tổ tuyên truyền của chị đã vận động và hỗ trợ làm thủ tục cho hơn 200 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, khoảng 500 đối tượng tham gia BHYT.
Ông Nguyễn Quí Hạc, Phó giám đốc phụ trách BHXH huyện Trảng Bom cho rằng, công tác phối hợp tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của 2 đơn vị đang thuận lợi, đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện ngày càng tăng. Không còn hô hào, tuyên truyền hình thức, cán bộ hai bên đã gõ cửa từng nhà, vận động từng người. Ngoài ra, các ngành, đoàn thể ở xã, huyện cũng triển khai vận động cán bộ công chức, viên chức đóng góp hỗ trợ thẻ BHYT cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông con đi học. Hiện tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn huyện đạt 86% và hơn 500 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Cũng theo ông Hạc, để BHXH tự nguyện thực sự trở thành chỗ dựa cho lao động phi chính thức, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thời gian tới BHXH và Bưu điện huyện sẽ tập trung tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, dễ nhớ, dễ hiểu, giúp các tầng lớp nhân dân nắm bắt được quy định mới, chính sách ưu đãi cũng như lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện. Trước mắt, BHXH chú trọng đến nhóm đối tượng đã từng tham gia đóng bảo hiểm nhưng nghỉ việc, những người có thu nhập ổn định, khu vực có điều kiện kinh tế đang phát triển.
Ban Mai
Theo Đongnai
Thay đổi nhận thức về y tế cơ sở Khi mà đời sống kinh tế ngày càng phát triển, giao thông thuận lợi hơn, thì tư tưởng coi trọng bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên khoa, xem nhẹ y tế tuyến dưới càng trở nên phổ biến. Nhiều bệnh nhân, gồm cả bệnh nhân thuộc diện chi trả của bảo hiểm y tế thường có tư tưởng vượt tuyến để khám,...