Tiền “muốn” chảy về đâu?
Trong một bản tin phân tích hàng ngày được công ty chứng khoán HSC phát hành gần đây, công ty này cho rằng, bong bóng giá vàng có thể sẽ vỡ trong ngắn hạn.
Dòng tiền đang hướng đến kênh gửi tiết kiệm.
Nhận định không phải không có cơ sở giữa bối cảnh cơ quan điều hành đang có nhiều chính sách ngày một chặt chẽ hơn nhằm đưa giá vàng trong nước về sát với giá thế giới, nhất là khi Quyết định 16/2013/QĐ- TTg đã có hiệu lực vào 5/3/2013.
Giá vàng trong những ngày gần đây diễn biến thất thường cũng đã cho thấy những nghi ngại đang diễn ra trong chính thị trường này. Hiện tại, giá vàng đang giao dịch quanh mốc dưới 44 triệu đồng/lượng và xu hướng giá thế giới trong thời gian tới chưa thật sự rõ rệt. Tuy nhiên, với việc giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới xấp xỉ 3,9 triệu đồng/lượng thì việc thu hẹp biên độ sẽ vẫn còn được đặt ra và duy trì.
Khi giả thiết về một bong bóng vàng sẽ vỡ được đặt ra thì cũng có nghĩa là một dòng tiền lớn có khả năng sẽ rút khỏi kênh đầu tư này và là cơ hội cho những kênh đầu tư còn lại.
Video đang HOT
Chứng khoán bật tăng từ cuối năm ngoái, song với tâm lý nhà đầu tư quá nhạy cảm với tin đồn, một vài phiên lao dốc đã khiến người có tiền chùn tay khi đổ vốn vào cổ phiếu.
Bằng chứng là sau đợt tăng nóng kéo dài, dòng tiền đã trở nên dè dặt hơn, kiềm hãm thanh khoản trên cả hai sàn HSX và HNX liên tục luẩn quẩn dưới ngưỡng 1.000 tỷ đồng trong các phiên gần đây.
Một kênh đầu tư từng rất “truyền thống” là bất động sản thì vài năm trở lại đây gần như không mấy ai nhắc tới. Tình trạng đóng băng thị trường dự kiến còn kéo dài, cần một khoảng thời gian nhất định để Nhà nước có những chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ thị trường khi mặt bằng giá vẫn còn gấp tới 25 lần mức thu nhập bình quân của người lao động, sau khi đã tăng giá tới 100 lần sau 20 năm.
Kênh đầu tư tiếp đến là ngoại tệ cũng tỏ ra không hấp dẫn, bởi lý do quan trọng là nhằm tăng tính hấp dẫn cho tiền đồng giữa bối cảnh cả nước sau 20 năm đã ghi nhận thặng dư trong cán cân thương mại.
Do vậy, sau khi loại trừ, kênh đầu tư cuối cùng mà dòng tiền đang hướng đến không gì khác chính là gửi tiết kiệm.
Cho dù lãi suất huy động trong năm vừa rồi đã giảm khá mạnh, từ 14% xuống còn 8% như hiện tại, song không vì vậy mà làm giảm sức hấp dẫn của kênh đầu tư này. Bởi cho cùng, với việc kiềm lạm phát 6,8% trong năm ngoái và lạm phát kỳ vọng 6% trong năm nay, người gửi tiền vẫn đang hưởng lãi suất thực dương.
Chưa kể, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ ngân hàng với những giá trị gia tăng cũng khuyến khích thêm tâm lý gửi tiết kiệm của người dân theo từng thời kỳ khác nhau.
Chẳng hạn, ngay đầu năm mới, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã triển khai chương trình khuyến mại “Sắc xuân ACB” dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm với hơn 70.000 giải thưởng trúng ngay trị giá hơn 1,7 tỷ đồng và quay số cuối kỳ bao gồm các bộ nữ trang giá trị.
Các chương trình như thế này đã góp phần khuyến khích tâm lý gửi tiền của người dân, hướng dòng tiền dư thừa trong xã hội chảy vào hệ thống ngân hàng – đây cũng là lựa chọn gần như tối ưu trong bối cảnh hiện tại. Chưa kể, không phải ai có tiền cũng có “năng khiếu” sử dụng nguồn tiền cho đầu tư và kinh doanh, sản xuất.
Xét về mặt vĩ mô, trong khi dư nợ tín dụng ra nền kinh tế vẫn đang âm trong 2 tháng đầu năm, việc khuyến khích dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng sẽ làm dồi dào nguồn thanh khoản và hỗ trợ cho tín dụng cho vay, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, tính cho đến hiện tại, có thể nhìn thấy dòng vốn nhàn rỗi đang chảy vào ngân hàng là chủ yếu và có thể sẽ có xu hướng chảy mạnh hơn.
Theo Dantri
Bộ GD-ĐT phản hồi thư ngỏ gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Chiều tối 11/3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã chính thức có công văn phản hồi báo Dân trívà nhà báo Trần Đăng Tuấn xung quanh việc ban hành thông thư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 60 của Thủ tướng.
Công văn của Bộ GD-ĐT gửi nhà báo Trần Đăng Tuấn nêu rõ: "Bộ GD-ĐT đã nhận được thư ngỏ của ông đăng trên báo Dân trí điện tử đề cập tới việc Thông tư liên tịch (TTLT) hướng dẫn thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 chậm được ban hành. Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn ông về sự quan tâm của ông đối với giáo dục mầm non nói riêng và giáo dục đào tạo nước nhà nói chung.
Xin được thông tin thêm để ông rõ: Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là TTLT của 3 bộ: Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Sau quá trình chuẩn bị văn bản dự thảo, ngày 17/12/2012, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 8639/BGDĐT-GDMN kèm dự thảo TTLT gửi Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để thống nhất nội dung văn bản theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng như ông đã nhận xét: Sau hơn 1 năm, kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TTLT vẫn chưa được ban hành là sự chậm trễ và thiếu sót của cơ quan quản lý.
Thư ngỏ của ông được các phương tiện thông tin đăng tải đã góp phần thúc đẩy các bộ ngành khẩn trương khắc phục sự chậm trễ này. Ngày 1/3/2013, Bộ GD-ĐT và các Bộ Tài chính, Nội vụ đã thống nhất được nội dung văn bản để ký. Ngày 4/3/2013, Bộ GD-ĐT đã ký TTLT. Ngày 8/3/2013, Bộ Tài chính đã ký TTLT, và hôm nay 11/3/2013, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã ký TTLT này"
Chiều nay 11/3, trao đổi thêm với PV Dân trí, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Với việc lãnh đạo các Bộ đã ký vào TTLT thì việc ban hành sẽ sớm được thực hiện (dự kiến ngày mai TTLT này sẽ được ban hành - PV). Sau khi ban hành thì các địa phương có thể triển khai thực hiện được ngay.
Theo Dantri
Mũ bảo hiểm "xịn" hạ giá đón "giờ vàng" Để "chống" các loại mũ rởm, giống mũ bảo hiểm và nâng cao ý thức của người dân trong việc tự bảo vệ chính sự an toàn của mình, 7 công ty sản xuất mũ bảo hiểm tại TP.HCM đã cam kết không tăng giá tất cả các sản phẩm đến cuối năm 2013. Đại diện các đơn vị sản xuất mũ bảo...