Tiến Minh và những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp
Tay vợt số một Việt Nam vừa bổ sung vào bảng thành tích tấm HC đồng thế giới và sẽ thăng tiến trên bảng xếp hạng thời gian tới.
Tiến Minh giành chiếc HC đồng thế giới lịch sử cho cầu lông Việt Nam. Ảnh: Mai Hương.
Ở trận bán kết giải vô địch thế giới, Tiến Minh không thể làm nên bất ngờ trước đối thủ nước chủ nhà, Lin Dan – tay vợt từng 3 lần đánh bại Tiến Minh trước đó. Sau đó anh cũng xuất sắc lên ngôi ở giải và có 6 chức vô địch thế giới. Do nghỉ thời gian dài vì nhiều lý do, Lin Dan hiện xếp hạng 284 thế giới. Dù vậy, anh vẫn được đánh giá cao hơn về mọi mặt so với Tiến Minh. Dẫu vậy, Lin Dan có một trận đấu không dễ dàng khi Tiến Minh chơi giằng co ở cả hai set trước khi chỉ chấp nhận gác vợt khi thể lực giảm sút. Để thua 0-2, Tiến Minh chia tay giải với thành tích là tấm HC đồng – một kỳ tích với cá nhân anh cũng như cầu lông Việt Nam. Đáng nể hơn khi Tiến Minh đã 30 tuổi và anh không nhận được sự quan tâm đúng mức của ngành thể thao.
Tiến Minh trở thành hình ảnh quá quen thuộc với người hâm mộ cầu lông nước nhà nhiều năm qua. Tay vợt sinh năm 1983 chính là một trong những VĐV mang nhiều kỳ tích nhất cho cầu lông và thể thao Việt Nam. Cho đến lúc này, vẫn chưa có bất cứ VĐV nào ngoài Tiến Minh có thứ hạng trong top 10 thế giới ở những môn đỉnh cao thuộc hệ thống thi đấu của Olympic. Đó thực sự là thành tích đáng nể và tự hào với tay vợt người TP HCM. Thậm chí, Tổng Thư ký Liên đoàn cầu lông Việt Nam Lê Thanh Sang từng khẳng định sau 20 năm nữa cầu lông Việt Nam cũng không có Tiến Minh thứ hai.
Video đang HOT
Kể từ lần đầu tham dự năm 2007, Tiến Minh mới lần đầu tiên nhận huy chương ở giải đấu quy tụ đầy đủ gương mặt trong top 20 này. Tiến Minh cho biết anh đã phát điên sau kho hạ tay vợt người Đan Mạch Jan Jorgensen ở tứ kết. Dù hơn đối thủ 3 bậc trên bảng xếp hạng, Tiến Minh lại bất lợi hơn rất nhiều về thể hình, thể lực, tuổi tác… Nhưng cũng chính vì những bất lợi này, chiến thắng của tay vợt hạng 7 thế giới thêm ý nghĩa. Với việc giành HC đồng, Tiến Minh đứng trước cơ hội lọt vào top 5 thế giới.
Tiến Minh trải qua khổ luyện để có thành công hôm nay. Ảnh: Mai Hương.
Đây không phải là lần đầu tiên anh đem lại những cảm xúc thăng hoa cho người hâm mộ cầu lông nước nhà. Tiến Minh được giới chuyên môn đánh giá là viên ngọc thô khi đoạt chức vô địch giải quốc tế Malaysia Mở rộng vào tháng 11/2004. Không được ngành thể thao đầu tư lớn, nên gia đình luôn là chỗ dựa cho tay vợt người TP HCM. Trong vòng 7 năm qua, thứ hạng của Tiến Minh đã tăng vượt bậc. Từ vị trí 252 năm 2002, tới năm 2006, anh đã có mặt trong top 50 thế giới và tới đầu năm 2008, Tiến Minh có vị trí thứ 28. Nhờ thứ hạng này, Tiến Minh có mặt tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Bước tiến của tay vợt TP HCM tăng chóng mặt, khi năm 2009 anh có mặt trong top 20 thế giới. Cũng trong năm này, Tiến Minh tạo nên cơn địa chấn trong làng cầu lông thế giới, khi đánh bại tay vợt số một trên bảng xếp hạng là Lee Chong Wei tại giải Singapore mở rộng. Sau thành tích này, anh lên hạng 11 thế giới.
Sự nghiệp của Tiến Minh không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Anh luôn thiệt thòi trong những lần đi ra nước ngoài thi đấu. Gần như Tiến Minh phải tự lo tất cả, trong khi một tay vợt top 20 thế giới thường có một êkíp đi cùng. Trong khó khăn và thách thức của tuổi tác, Tiến Minh vẫn liên tiếp lập chiến công, tạo ra những cột mốc.
Ngày 25/7/2009, tại giải Grand Prix Thailand mở rộng, Nguyễn Tiến Minh xuất sắc đánh bại VĐV chủ nhà là Boonsak Ponsana với tỷ số 2-0 trong trận chung kết, qua đó giúp anh lần đầu tiên vào top 10 thế giới với vị trí số 9. Cuối tháng 9/2009, Tiến Minh lần đầu tiên lên tới thứ hạng số 7 thế giới.Ngày 2/12/2010 Tiến Minh lần đầu tiên trong sự nghiệp lọt vào top 5 tay vợt mạnh nhất với 51.844 điểm. Sau lần thứ hai có mặt tại Olympic năm 2012, Tiến Minh tiếp tục gặt hái được những thành công. Trong năm nay, khi Tiến Minh được đánh giá đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp, anh vẫn xuất sắc giành ngôi vô địch tại giải Mỹ mở rộng và kỳ tích HC đồng giải vô địch diễn ra tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Theo VNE
Kiếm tiền giỏi như Công Vinh, Tiến Minh
Trong lịch sử thể thao Việt Nam, tiền đạo Công Vinh và tay vợt Tiến Minh thuộc số ít VĐV đủ sức tạo dựng thương hiệu và có thể kiếm được nhiều tiền từ tài năng, sự khổ luyện.
Tiến Minh, VĐV Việt Nam hiếm hoi lọt vào top 10 thế giới ở các môn không thể cân. Ảnh: QUANG LIÊM
Như một sự trùng hợp thú vị, trong ngày mà tiền đạo Công Vinh trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên sang chơi bóng ở Nhật Bản dưới màu áo CLB Consadole Sapporo, tay vợt hạng 7 thế giới Nguyễn Tiến Minh cũng được định giá 44.000 USD để khoác áo CLB Pune Vijetas tham dự Siêu cúp các CLB cầu lông Ấn Độ. Cả hai sẽ cùng xuất ngoại vào tháng 8 này với tư cách những người mở đường đi đấu thuê, điều còn xa lạ với thể thao Việt Nam.
Bản thân Công Vinh và Tiến Minh chắc chắn rất tự hào bởi để trở thành những VĐV đầu tiên của thể thao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu với mức lương cao, họ đã phải tốn rất nhiều mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu để đạt tới ngưỡng đỉnh cao của sự nghiệp. Điểm chung dễ thấy giữa Công Vinh và Tiến Minh là khả năng thích ứng với áp lực thành tích và dư luận. Như khi Tiến Minh được mời dự giải Siêu cúp các CLB Ấn Độ với số tiền đấu giá khởi điểm là 25.000 USD (sau này Minh được trả 44.000 USD), đã có không ít chỉ trích nhắm vào tay vợt số 1 Việt Nam khi cho rằng anh chỉ chăm chăm thi đấu nước ngoài vì tiền thưởng. Tương tự, khi Công Vinh đồng ý sang thi đấu cho CLB Consadole Sapporp với mức lương 7.000 USD/tháng, đã xuất hiện hàng loạt phân tích cho rằng tiền đạo xứ Nghệ sai lầm vì khoản tiền đó có thể lớn ở Việt Nam nhưng quá nhỏ so với chi phí đắt đỏ ở Nhật... Tuy nhiên, vượt trên hết, cả hai đều đã đạt được mục đích chung, trở thành những người mở đường của thể thao Việt Nam: VĐV chuyên nghiệp trước mắt phải giỏi kiếm tiền và sống được với nghề.
Chuyên gia cầu lông Huỳnh Ngọc Liên hôm 23-7 phân tích khá sâu sắc về nét tương đồng giữa Tiến Minh và Công Vinh: "Ở Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng chỉ có 3 VĐV đủ tầm cỡ để trở thành ngôi sao, tức là khi nổi tiếng, họ không những phải thể hiện được phong độ ổn định trong thời gian dài mà bắt buộc phải biết vượt qua sức ép dư luận. Hội tụ những điều kiện đó chỉ có kỳ thủ Lê Quang Liêm, tiền đạo Công Vinh và tay vợt Tiến Minh. Như Tiến Minh chỉ chơi cầu lông chuyên nghiệp từ năm 24 tuổi, giờ đã 31 tuổi nhưng năm nào cũng có danh hiệu quốc tế. Những nỗ lực bền bỉ đó đã tạo nên thương hiệu cho Minh trong làng cầu lông quốc tế nên chuyện 1 CLB Ấn Độ trả gần 1 tỉ đồng để anh về thi đấu có 2 tuần cũng là bình thường. Tương tự, Công Vinh sang Nhật đâu phải chỉ vì khoản lương 7.000 USD/tháng. Điều anh sẽ đạt được sau đó là danh tiếng. Lúc đó, tự động các nhà tài trợ sẽ tìm đến Công Vinh để mời quảng cáo, đồng nghĩa thu nhập của cậu ấy sẽ tăng nhiều lần".
Thành công của Công Vinh hay Tiến Minh là chuyện hiếm của thể thao Việt Nam, vốn còn chập chững trên con đường chuyên nghiệp, chưa tự nuôi sống mình.
Theo VNE
Thu nhập tiền tỷ của Quang Liêm, Tiến Minh Với chức vô địch thế giới nội dung cờ chớp cùng việc thi đấu thành công tại các giải lớn khác, Lê Quang Liêm chính là VĐV thể thao có thu nhập thuộc dạng cao nhất Việt Nam hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Lê Quang Liêm không tham dự nhiều giải như những năm trước nhưng anh lại thi đấu...