Tiền mất tật mang vì “tiên dược” làm đẹp
“Nghe lời quảng cáo trị mụn hiệu nghiệm, tôi mua thử 1 chai “ tiên dược” về xài hòng làm đẹp gương mặt. Đẹp đâu hổng thấy, chỉ thấy càng xoa thuốc, dung nhan càng xuống cấp” – dứt lời, chị Trần Thị Dung (ngụ phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) rụt rè giở khẩu trang, lộ rõ nước da đỏ mịn như da “em bé” nhưng bị sưng tấy: Nhờ đứa em bà con mua chai “tiên dược” hết 200.000 đồng để trị mụn, nám… Nhưng chỉ sau 3 ngày xoa thuốc, tôi đành “bỏ của chạy lấy người”.
Chị Lê Ngọc Mơ (phường 9, TP Cà Mau) từng là nạn nhân của “tiên dược” thổ lộ: “Nghe lời mách của mấy bà bạn, tôi tìm mua “tiên dược” hết 120.000 đồng/chai (giờ 255.000 đồng/chai) từ một chị bán dạo mang về thoa, nhằm cải thiện nám trên da mặt. Xoa vô chưa được 5 ngày, da phồng, mặt sưng húp, phải đi bác sĩ. Nhờ bác sĩ da liễu can thiệp kịp thời nên giờ mặt mày đã trở lại như trước, nhưng hằng ngày phải tốn thêm một mớ tiền để mua thuốc dưỡng da”.
Loại “tiên dược” làm đẹp mà chị Lê Ngọc Mơ sử dụng
Chị Mơ lấy cái bình chứa “tiên dược” dở dang cho chúng tôi xem. “Tiên dược” được đựng trong cái keo nhựa, bên trong có bọc nilon đựng rượu và một số cây thuốc. Phía bên ngoài vỏ keo dán chữ “rượu thuốc gia truyền” với những lời quảng cáo “trị nám, mụn, dị ứng, lão hóa da, mặt bị sẹo, rỗ. Sau khi xài… đảm bảo mụn, nám… sẽ không còn”. Chúng tôi quan sát rất kỹ nhưng tìm hoài không thấy địa chỉ sản xuất ghi ở chai thuốc, cũng không có số điện thoại tư vấn của nhà sản xuất.
Chiều 29/5, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ chị Phạm Thị Mỹ Hường (phường 5, TP Cà Mau). Chị Hường là bạn thân của một đồng nghiệp cũ với chúng tôi. Qua điện thoại, chị thông tin: “Không chỉ ở TP Cà Mau mà ở nhiều vùng nông thôn Cà Mau cũng có bán loại thuốc rượu này. Mấy ngày nghỉ lễ vừa rồi, tôi về quê ở huyện Trần Văn Thời, phát hiện mấy đứa em họ của tôi xài loại “tiên dược” này. Hỏi mãi tụi nó mới khai mua của mấy bà bán dạo. Tôi liền gom số “tiên dược” ấy quẳng xuống sông, nói rằng thuốc rởm không nên xài”.
Trao đổi với chúng tôi về loại “tiên dược” làm đẹp da mặt như người dân đã phản ảnh, bác sĩ Tô Thị Tuyết Nga – Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau, cho biết: “Tôi cũng chưa biết chính xác thành phần, dược liệu để ngâm loại thuốc này nhưng phải khẳng định rằng, cồn (rượu) sẽ làm khô, rát da. Đối với cồn nồng độ cao sẽ làm bỏng da. Gần đây, nhiều chị em đến khám da liễu, khai đã thoa thuốc trắng mịn gia truyền nhưng không may bị phù nề, có dịch, sưng tấy và ngứa, có trường hợp không còn ở giai đoạn ngứa mà đau nhức dữ dội. Trong chuyên môn, những bệnh này gọi là viêm da tiếp xúc, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả khó lường. Tốt nhất, chị em nên cẩn trọng, chớ tự ý sử dụng thuốc làm đẹp không rõ nguồn gốc mà tiền mất tật mang”.
Video đang HOT
Theo CAND
Hoang đường chuyện "Thánh cô" dùng nước lã chữa bách bệnh
Thuốc điều trị bách bệnh mà "Thánh cô" cho là mớ cây ngô non, "bông ngũ sắc, lá vú sữa... Ông chồng "Thánh cô" bảo: "Đấy là những thảo dược quý, chữa được bách bệnh nhờ có ơn trên phù phép".
Hơn một tháng nay, ngôi nhà của ông Đặng Văn Thương, ở khu dân cư số 2, tổ dân phố 4, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi, trở nên đông đúc bởi người dân ở tứ phương đến nhờ bà Phạm Thị Phương (vợ ông Thương, nguyên làm nghề bán cá ở chợ Châu Ổ, người chưa hề học qua lớp y thuật nào) chữa bệnh và xem gia sự.
Trong vai bệnh nhân đến xin chữa bệnh, tôi tận mắt chứng kiến cơ ngơi và những thao tác chữa bệnh của bà Phương mà chắc rằng trong sách y học cổ truyền và hiện đại không thể có.
"Thánh cô" đang ngồi trên ghế salon đọc thần chú chữa bệnh cho bệnh nhân
Căn phòng đón và khám bệnh chỉ có 1 chiếc giường, một bộ ghế salon và trên tường treo một bảng đen ghi thời gian khám chữa bệnh của "thánh cô" Phương. Bệnh nhân và người coi gia sự ngồi xuống nền nhà và chờ đến lượt khám, còn "thánh cô" thì ngồi trên chiếc ghế salon.
Ông Thương cho biết bà Phương xuất thân từ gia đình thuần nông. Trước và sau đám cưới, bà Phương làm nghề mua bán cá ở chợ Châu Ổ, sau đó chuyển sang làm nhang và chưa từng học lớp y thuật nào.
"Vợ tôi khám chữa bệnh, bốc thuốc nam kiêm coi gia sự là nhờ có ơn trên phù hộ đấy. Vì mục đích cứu độ chúng sinh, nên "thánh cô" không lấy tiền" - ông Phương nói. Tuy nhiên, trong chiếc đĩa đặt trên bàn thì có xấp tiền đủ loại, mệnh giá nhỏ nhất là 20.000 đồng; lớn nhất là 100.000đồng. "Đó là lòng thành của khách để lo hương khói, hoa quả cho thánh cô" - ông Thương phân trần.
Qua quan sát thì thấy cách khám bệnh, cho thuốc của bà Phương rất kỳ lạ. Từng bệnh nhân thay phiên nhau đến ngồi, quỳ hoặc đứng trước mặt, để bà Phương khám. Trên bàn chỉ có vài chai nước lã, xấp giấy giống như giấy vàng mã và một ít lá cây gọi là thuốc.
Đến lượt tôi khám bệnh, bà Phương hỏi: Con đau bệnh gì? Chỗ nào? Dạ, ở đầu. Thế là bà Phương liền dùng tay xoa lên đầu, rồi thổi và đọc câu "thần chú" gì đó mà tôi không hiểu.
Tiếp đó bà Phương vò mấy tờ vàng bạc để trên bàn bỏ vào chai nước lã trên bàn, lắc đều rồi đưa cho tôi rồi bảo: "Con uống hết chai nước này bệnh sẽ khỏi ngay!".
Dường như với bất kỳ bệnh nhân nào cũng được bà Phương khám bệnh và cho thuốc như thế. Tuy nhiên, cũng có người ngoài dùng tay xoa xoa, miệng thổi thổi bà Phương còn dùng một cây bút bi đã hết mực châm vào chỗ mà người đến xin thuốc cho rằng bị đau. Một người nhà bệnh nhân ghé tai tôi nói: "Hôm nay ít người nên "thánh cô" mới tự dùng bút bi châm vào chỗ đau của bệnh nhân chứ hôm nào đông khách thì người nhà phải làm".
Về thuốc điều trị bách bệnh mà bà Phương cho chỉ là mớ cây ngô non, bông ngũ sắc, lá vú sữa... Ông Thương bảo: "Đấy là những thảo dược quý, chữa được bách bệnh nhờ có ơn trên phù phép". Bà Phương lên đồng chữa bệnh tuy mới gần 2 tháng, nhưng có khá nhiều người đến xin thuốc đến 5 - 6 lần.
Chị H (ở thị trấn Châu Ổ) mắc bệnh nan y từ nhiều năm nay, gia đình đưa đi nhiều nơi chữa trị, nhưng bệnh tình chị H. không thuyên giảm. Nghe tin bà Phương được thần nhập có thể chữa bách bệnh, gia đình chị H. tìm đến để xin được chữa trị mong thoát khỏi tử thần.
Còn chị Hạnh, ở xã Bình Chương - Bình Sơn, cũng nghe mọi người giới thiệu nên đã đến xin chữa trị cho người cha bị liệt từ nhiều năm nay. Cứ mỗi lần đi là chị Hạnh mang theo chai nước sôi để nguội mà người cha vẫn uống hằng ngày đến để bà Phương làm phép rồi mang về cho cha uống.
Có điều lạ là bà Phương còn lấy cả gói kẹo sữa bò mà ông Thương để trên bàn thờ thắp hương ra làm phép và cho chị Hạnh đem về cho cha ăn, để chữa bệnh. "Mới uống vài chai nước thánh mà cha tôi có vẻ khỏe hẳn lên" - chị Hạnh khoe với tôi.
Thấy vậy nên chị Hạnh đã giới thiệu cho người chị gái mình bị đau đầu, đau lưng, nhức mỏi và đau bao tư ở tận Gia Lai ra chữa bệnh. Vì nhà xa, nên được bà Phương ban ơn khám và cho thuốc một lần để khỏi phải đi lại nhiều lần tốn thời gian và tiền bạc. "Tuy mới uống thuốc được 3 ngày nhưng chị tôi đã dần khỏe ra" - chị Hạnh cho biết.
Khi nghe tin đồn, anh Q. (ở tận huyện Mộ Đức - Quảng Ngãi) cũng tranh thủ chở vợ ra chữa bệnh. Khi được hỏi anh có tin vào phương pháp chữa bệnh của bà Phương hay không thì anh Q. nói: "Nghe nói bà Phương được thần nhập, có thể chữa bách bệnh nên tôi cũng đưa vợ đi xem sao. Việc chữa bệnh không chỉ nhờ thuốc, mà còn phải có đức tin thì mới có thể khỏi được".
Tuy vậy, qua thực tế chữa bệnh của bà Phương cũng bị một số người bệnh kịch liệt phản ứng vì cho rằng khi uống "nước thánh" mà bà Phương cho chẳng có dấu hiệu tích cực cho bệnh tật cả. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và an toàn, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế của Nhà nước, nhằm đề phòng tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Đồng thời các ngành chức năng của huyện Bình Sơn cần tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng mê tín dị đoan, đồng bóng cho thuốc chữa bệnh, gây xáo động tư tưởng một bộ phận người dân và làm mất trật tự ở địa phương.
Theo ANTD
Những mánh lừa đau thời bão giá Tìm mọi cách để tiết kiệm thời bão giá là một trong những nguyên nhân khiến các bạn sinh viên trở thành con mồi ngon cho đội quân lừa đảo. Để tìm cách chống trọi với cơn "bão giá" chưa hề có dấu hiệu giảm "cường độ", nhiều sinh viên chọn giải pháp tìm người ở ghép để tiết kiệm chi tiêu. Tuy...