‘Tiền mất tật mang’ nếu bỏ qua dấu hiệu hệ thống chống bó cứng phanh ABS hỏng
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho ô tô. Tuy nhiên khi hệ thống này hư hỏng nên thay mới ngay vì sẽ gây phiền toái cho tài xế mỗi khi lưu hành.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hiện đang trở nên rất phổ biến ở các dòng xe hiện đại ngày nay, nhất là các dòng xe sang, cao cấp.
Hệ thống ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho xe trong điều kiện địa hình không thuận lợi cho xe có lực bám đường. Cấu tạo gồm các van, một bộ điều khiển và một cảm biến tốc độ kết hợp với nhau để đảm bảo xe có thể phanh một cách an toàn.
Chức năng của cảm biến tốc độ ABS là giám sát khoảng cách các lốp xe khi đánh lái và nhận biết hệ thống ABS kích hoạt. Dựa vào chức năng này, cảm biến sẽ nhận biết được độ trượt giữa các bánh xe, phát hiện sự chênh lệch rồi gửi thông tin tới bộ xử lý, kích hoạt hệ thống phanh ABS, điều chỉnh thao tác phanh của người lái.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hư hỏng có nhiều dấu hiệu nhận biết
Xe được sử dụng thường xuyên nhưng không phải lúc nào ABS cũng được kích hoạt, chỉ khi nào có sự chênh lệch giữa các bánh xe thì hệ thống mới phát huy tác dụng. Tuy nhiên do là thiết bị điện tử nên dễ bị ăn mòn.
Một cảm biến tốc độ ABS bình thường sẽ có tuổi thọ 48,000 – 80,000 km. Nếu ít sử dụng hoặc hoạt động trong môi trường ít bụi bẩn thì tuổi thọ có thể kéo dài lâu hơn nhưng nếu sử dụng nhiều hệ thống này cũng rất dễ hư hỏng gây không ít phiền toái cho tài xế mỗi khi lưu thông, thậm chí có thể mất khoản tiền lớn để sửa chữa nếu không nhận biết sớm.
Dấu hiệu nhận biết của hệ thống này hư hỏng chính là: Đèn ABS báo sáng; Đèn Check Engine bật sáng; Đồng hồ đo tốc độ không hoạt động; Xe bị trượt khi đạp phanh mạnh gây nguy hiểm cho tài xế nếu tay lái vẫn còn non.
Một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, nhất là dấu hiệu đèn ABS bật sáng tài xế không nên bỏ qua các nguyên nhân. Trước tiên phải hiểu rằng, khi ABS gặp vấn đề thì hệ thống điều khiển chúng sẽ ghi lại trục trặc này dưới dạng mã lỗi và cùng với đó là cho đèn báo ABS nổi sáng.
Khi đèn ABS bật sáng tài xế cũng nên tính đến lỗi trên cầu chì của hệ thống ABS. Cũng giống như tất cả các hệ thống điện khác, hệ thống điều khiển phanh ABS cũng được bảo vệ bởi cầu chì. Và cầu chì này sẽ gặp vấn đề hoặc hư hỏng do cháy nếu như có dòng điện chạy qua vượt mức cho phép hoặc đã quá cũ.
Khi phát hiện cầu chì đã bị cháy, nhưng thay mới vẫn bị cháy lại thì có thể hệ thống này đã bị ngắn mạch tại motor bơm hoặc bộ điều khiển. Lúc này có thể kiểm tra cầu chì ABS được đặt cố định gần bộ chia điện dưới gầm mui xe hoặc ngay dưới bảng táp lô.
Đèn ABS bật sáng cũng có thể là do lỗi cảm biến tốc độ bánh xe. Đây là bộ phận tiếp nhận vận tốc của bánh xe đồng thời gửi tín hiệu tốc độ này cho bộ điều khiển hệ thống ABS. Nếu xe ô tô thường xuyên chạy trong vùng đường xá không tốt như sình lầy hoặc rung lắc mạnh có thể khiến cho cảm biến bị hỏng hoặc rơi ra ngoài. Lúc này, đèn báo lỗi ABS sẽ nổi sáng, và nguyên nhân thường thấy đó là cảm biến bị lỗi do quá bẩn, rỉ sét. Hoặc nếu má phanh quá mòn cũng làm cho tín hiệu về tốc độ bánh xe gửi về bộ điều khiển bị sai.
Một nguyên nhân nữa khiến đèn ABS sáng chính là do lỗi rôto của cảm biến ABS. Cảm biến tốc độ nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu tốc độ bánh xe dưới dạng xung về bộ phận điều khiển. Dạng xung này được tạo ra là do hoạt động quay của rôto của cảm biến được đặt cố định ngay bánh xe. Hệ thống sẽ xác định là lỗi nếu như các răng của rôto bị mất hoặc rôto bị hỏng làm cho tín hiệu phản hồi về giữa các bánh xe là khác nhau.
Video đang HOT
Nếu gặp trường hợp trên, khi sửa chữa hệ thống phanh ABS, vì nó nằm tới 4 vị trí và kết cấu khá phức tạp, vì vậy cần phải có các phép thử để xác định chính xác là roto hay hay cảm biến. Có nguyên nhân chúng ta chỉ cần vệ sinh là đã có thể giúp hệ thống hoạt động lại bình thường, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân mà phải cần đến sự can thiệp của máy chẩn đoán mới có thể xác định được. Đặc biệt, khi xe có gặp một trong các vấn đề trên thì nên sớm đưa xe đi kiểm tra để khắc phục kịp thời.
Theo VietQ
5 thói quen cực xấu dễ gây hại cho phanh ô tô
5 thói quen đơn giản tưởng chừng như vô hại nhưng trên thực tế lại gây hại rất lớn đến hệ thống phanh ô tô.
Phanh tay trên ô tô được thiết kế nhằm mục đích giữ cho xe đứng yên khi đỗ, nhưng nếu lái xe lơ đãng và thao tác không đúng cách, bộ phận này có thể gây hại cho xe.
Hệ thống phanh ô tô có chức năng giảm tốc độ và dừng xe theo mong muốn người lái. Có 2 cơ cấu phanh là phanh chính và phanh đỗ. Ngày nay, phanh ôtô được trang bị rất nhiều công nghệ hỗ trợ như chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh,... giúp quá trình phanh an toàn và hiệu quả hơn.
5 thói quen cực xấu dễ gây hại cho phanh ô tô
Các dạng hỏng thường gặp ở hệ thống phanh là phanh mất bám, phanh bị bó, không nhả, chân phanh hơi rung ngược lại bàn chân khi thao tác phanh, xe bị chệch hướng khi phanh, đặt chân phanh có cảm giác nặng hoặc "âm" chân, có tiếng kêu khi phanh, và cuối cùng hỏng các công nghệ hỗ trợ.
Dưới đây là 5 thói quen các lái xe thường xuyên mắc phải dễ gây hại cho phanh ô tô:
1. Kéo phanh tay sau khi về số P
Nhiều chủ xe có thói quen về P, tắt máy sau đó mới kéo phanh tay. Thói quen này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và độ bền của cơ cấu bánh răng cóc bên trong hộp số.
Trong hộp số tự động có một chốt đỗ mà nhiều người gọi là bánh răng cóc. Nó sẽ bám vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, giúp bánh xe không lăn khi người điều khiển về số P. Vì đặc điểm nhỏ gọn chỉ bằng ngón tay, nếu bánh răng cóc phải chịu toàn bộ khối lượng của chiếc xe lâu ngày dẫn đến bị mài mòn. Thậm chí có thể bị phá vỡ nếu tác động mạnh.
Nhiều người có thói quen về số P, tắt máy rồi sau đó mới kéo phanh tay.
Để giảm gánh nặng một phần cho cơ cấu bánh răng cóc, khi dừng đỗ xe người điều khiển nên làm theo quy trình đạp phanh chân, kéo phanh tay, sau đó về số P và tắt máy. Việc kéo phanh tay trước sẽ giúp bánh răng cóc bên trong hộp số được san sẻ rất nhiều áp lực.
Bánh răng cóc bên trong hộp số
Theo một chuyên gia kinh doanh sửa chữa ôtô tại Việt Nam, tài xế cẩn thận có thể thêm một bước là về số N để đảm bảo xe không bị chồm lên. Cụ thể quy trình sẽ là đạp phanh chân, về N, kéo phanh tay, về P, và tắt máy. Vị chuyên gia còn nhấn mạnh rằng tắt máy là khâu cuối cùng, không nên tắt máy rồi mới kéo phanh tay như thói quen của nhiều người.
2. Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay
Đối với trường hợp người sử dụng ô tô quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay và cho xe vận hành. Lúc này, guốc phanh và má phanh vẫn còn áp sát vào tang trống (hoặc đĩa phanh). Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sẽ sinh nhiệt lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Thông thường, khi gặp trường hợp này, một số xe thường phát tín hiệu thông qua đèn cảnh báo bật sáng trên đồng hồ trung tâm để nhắc nhở người lái. Trong trường hợp người lái vẫn không để ý đèn cảnh báo, sau khi cho xe chạy sẽ cảm nhận được độ nặng của xe kèm theo mùi khét từ hệ thống phanh.
Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay
Bên cạnh đó, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
3. Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn
Theo thói quen sử dụng ô tô hoặc sơ xuất, một số tài xế mới thường hạ phanh tay khi xe chưa dừng lại hẳn. Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm.
Việc sử dụng phanh tay khi xe đang chạy, chỉ được các tay lái chuyên nghiệp áp dụng để trình diễn những màn drift xe. Tuy nhiên, các xe dùng để biểu diễn thường được "độ" lại hệ thống phanh tay để tạo ra lực phanh lớn hơn.
Nhiều người vẫn thường có thói quen hạ phanh tay khi phanh chưa dừng lại hẳn
Với những mẫu xe đời cũ, trong trường hợp bất khả kháng khi phanh chân gặp sự cố, giải pháp được nhiều người sử dụng là kéo phanh tay, nhưng do lực tác động của phanh tay yếu hơn hoặc má phanh bị mòn, nên rất khó phát huy tác dụng.
4. Rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo.
Việc rà phanh sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Có thể dẫn đến tình trạng mất phanh, nguy hiểm đến tính mạng người ngồi bên trong xe.
Khi điều khiển đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chuyển sang chế độ bán tự động với xe dùng hộp số tự động, chuyển về số thấp đối với số sàn. Tuân theo nguyên tắc 'lên số nào, xuống số đó'. Hệ thống truyền động sẽ hãm tốc độ xe lại, giảm áp lực cho hệ thống phanh.
Không nên rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo
Nên thay thế dầu phanh định kỳ, nếu không thay dầu phanh dẫn đến hiện tượng dầu phanh sôi sớm khi làm việc, tạo ra các bọt khí khi làm việc trong hệ thống phanh, dẫn đến mất tính trợ lực, mất tác dụng. Theo vị chuyên gia, cần thay thế dầu phanh sau khi sử dụng 40.000 km hoặc 2 năm, tùy theo điều kiện nào đến trước.
5. Không bảo dưỡng phanh thường xuyên.
Một số chủ phương tiện có suy nghĩ là thay thế dầu bôi trơn đã là bảo dưỡng định kỳ mà quên đi các hạng mục khác.
Việc bảo dưỡng định kỳ phanh giúp loại bỏ những mạt bám trên bề mặt tiếp xúc, phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không bám nhả theo đúng ý người lái, gây mất an toàn khi sử dụng.
Các chủ xe thường có xu hướng thay dầu nhớt theo chu kỳ cố định dựa trên số km, mà quên rằng việc thay nhớt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Không bảo dưỡng phanh thường xuyên.
Theo Thể Thao 247
Lầm tưởng tai hại về hệ thống kiểm soát hành trình ô tô và những lưu ý 'sống còn' Hệ thống kiểm soát hành trình ô tô giúp cho việc lái xe trở nên thư thái, tuy nhiên nhiều người thường hiểu sai dẫn tới những rủi ro không đáng có. Mặc dù hiện nay hệ thống kiểm soát hành trình trên ô tô đã được sử dụng phổ biến nhưng thực tế vẫn còn nhiều tài xế chưa hiểu rõ về...