Tiền mặt, bảo vật quốc gia và các hàng đặc biệt của Nhà nước được công an bảo vệ thế nào?
Bộ Công an đang lấy ý kiến về Nghị định quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước. Trong dự thảo đang được lấy ý kiến, việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt do các lực lượng trong quân đội nhân dân đảm nhiệm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Theo dự thảo Nghị định Quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước, do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ mà Bộ Công an chủ trì xây dựng mới đây, dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 22 điều.
Tại Điều 1, Nghị định này quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước (sau đây gọi tắt là hàng đặc biệt) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ.
Việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt do các lực lượng trong quân đội nhân dân đảm nhiệm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Hàng đặc biệt do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển, gồm:
Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá ( trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.
3 bảo vật quốc gia là pho tượng phỗng dâng đèn được làm bằng đá và đồng từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18.
Với những hàng đặc biệt này, chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt được quy định tại Điều 4, gồm những lực lượng sau: Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở Trung ương yêu cầu;
Video đang HOT
Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu.Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm: Các lực lượng nghiệp vụ khác thuộc Công an nhân dân; Dân quân tự vệ tại các địa bàn trên tuyến vận chuyển; Cơ quan trực tiếp quản lý, bảo quản hàng đặc biệt; Người điều khiển phương tiện và cán bộ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển.
Việc vận chuyển hàng đặc biệt này còn có các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ bảo vệ bao gồm các lực lượng thi hành pháp luật trên tuyến vận chuyển hàng đặc biệt, bao gồm Thanh tra giao thông, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế, Cảnh sát biển, Quân chủng phòng không – không quân và các lực lượng khác có chức năng, nhiệm vụ thi hành pháp luật tại các trạm kiểm soát, các đơn vị tuần tra cơ động trên tuyến vận chuyển;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ tại bến cảng, bến tàu, phà, nhà ga hoặc tại các điểm dừng, đỗ nơi phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt đi qua hoặc dừng lại.
Theo nội dung dự thảo Nghị định, nguyên tắc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng đặc biệt; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển và các thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm hàng đặc biệt hoặc cản trở quá trình vận chuyển.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với cơ quan quản lý hàng đặc biệt và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Gắn công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến vận chuyển.
Các phương tiện vận chuyển các hàng đặc biệt gồm xe chuyên dùng trên đường bộ hoặc phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Danviet
Phải bổ sung cả... nhà tù vào "liên kết 4 nhà"
Với hệ thống pháp lý nông nghiệp chưa đầy đủ, cung cách làm ăn còn bát nháo, thực chất chỉ cần 2 nhà: doanh nghiệp và nông dân. Nếu cứ gượng ép 4 nhà như khẩu hiệu lâu nay, phải bổ sung thêm 1 nhà nữa, là ...nhà tù.
TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) chia sẻ như thế bên lề Diễn đàn Quốc gia lần thứ nhất bàn Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tổ chức tại TP.HCM ngày 27.12.
Diễn đàn Quốc gia lần thứ nhất mong muốn tìm giải pháp phát triển bền vững cho nông nghiệp hữu cơ hiện nay. Ảnh Nguyên Vỹ
Theo TS. Nguyễn Văn Bộ, nông nghiệp trong nước có nhiều phương thức canh tác nhưng sợ nhất là chạy theo phong trào. Đã có nhiều bài học, làm VietGAP cũng chạy theo phong trào; làm công nghệ cao cũng chạy theo phong trào; mới đây nhất là cách mạng 4.0 trong nông nghiệp cũng vậy.
Nhiều ý kiến đồng ý rằng NNHC là xu hướng quan trọng trong bối cảnh đề cao an toàn thực phẩm. Nhưng phải hiểu chính xác NNHC là thế nào và làm như thế nào ở Việt Nam thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Theo kinh nghiệm quan sát của bản thân, TS. Bộ đưa ra các trường hợp: nhà nước đầu tư và quản lý thì thất bại 100%; nhà nước đầu tư và doanh nghiệp quản lý thì thành công 50%; doanh nghiệp đầu tư và tự quản lý, nhà nước chỉ hỗ trợ chính sách thì thành công vì bản thân doanh nghiệp tự biết họ cần gì và phải làm gì.
Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ hiện nay còn rất lớn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đưa ra ví dụ công ty Mía đường Lam Sơn đầu tư cho nông dân trồng mía. Đến khi thu hoạch thì nhà máy khác trả giá cao hơn dù không hề đầu tư gì trước đó, thế là nông dân "bẻ kèo" hợp đồng mà không ai quản lý được. Những trường hợp tương tự như thế không hiếm gặp.
Thêm một lưu ý nữa, Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ 100 nghìn tỷ đồng để làm nông nghiệp công nghệ cao. Nhưng ai dám khẳng định người đứng ra vay vốn sẽ làm công nghệ cao thật hay đội lốt nhà đầu tư để lấy đất của dân. Lấy đất xong, họ lại chuyển đổi công năng sử dụng đất không đúng mục đích ban đầu thì chỉ có chết nông dân.
"Từ những trường hợp như thế, không khéo phải thêm 1 nhà nữa là nhà tù. Ai hỗ trợ cho doanh nghiệp khi họ đổ hết vốn vào đầu tư ban đầu rồi bị hớt tay trên. Chúng ta thực chất không cần 4 nhà như khẩu hiệu lâu nay", TS. Bộ nói.
Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay được đánh giá còn ít cơ hội mà khó khăn, thách thức thì nhiều. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo đó, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp cho rằng, thực chất chỉ cần 2 nhà: doanh nghiệp và nông dân hoặc đại diện nông dân là HTX, còn nhà nước hỗ trợ chính sách. Doanh nghiệp cần nhà khoa học nào, tự họ tìm đến theo đúng nhu cầu.
"Ngân hàng cũng vậy. Ai làm đúng tiêu chí, ngân hàng sẽ cho vay vốn, nhà nước hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng là chủ thể kinh doanh độc lập, sao lại bắt họ chịu lãi suất thấp?", ông Bộ đặt vấn đề.
Trở lại chủ đề NNHC đang trở thành đề tài bàn tán sôi nổi lâu nay, TS. Bộ cho rằng phải có lộ trình chuyển đổi để đi từ căn bản tiến lên bền vững. Hành lang pháp lý mà cụ thể là Nghị định về NNHC sắp ban hành sẽ cởi trói nhiều nút thắt hiện nay.
TS. Nguyễn Văn Bộ cho rằng các phương thức canh tác nông nghiệp không nên chạy theo phong trào mà phải có bước đi vững chắc và có lộ trình. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Bộ đề nghị Nhà nước cũng phải có bộ phận chuyên biệt cung cấp thông tin để doanh nghiệp có định hướng đúng đắn. Lâu nay các cơ quan tham tán hoặc xúc tiến thương mại chưa đảm nhiệm được chức năng này. Trong khi nhu cầu sản xuất ra phải biết rõ thị trường cả trong và ngoài nước cần gì.
"Để khỏi chạy theo phong trào, NNHC cần có các bước đi cụ thể làm gì, làm ở đâu và làm thế nào? Hệ thống tiêu chuẩn trong nước và các đề tài nghiên cứu cho giải pháp thị trường cũng cần sớm triển khai", TS. Bộ chia sẻ.
Theo Hiệp hội NNHC, sản xuất NNHC ở Việt Nam hiện đã có 36 tỉnh thành triển khai, trong đó có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay diện tích canh tác đã tăng gấp 3,6 lần năm 2010, đạt khoảng 77.000ha. Đây vẫn là con số còn khiêm tốn so với 51 triệu ha NNHC của thế giới và hơn 11,5 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Theo Danviet
Luân chuyển cán bộ thanh tra giao thông để ngừa tiêu cực Theo Thanh tra Giao thông TP.HCM, việc luân chuyển vị trí công tác đối với một số cán bộ, công chức, viên chức là theo quy định của Chính phủ, nhằm phòng ngừa tiêu cực và phục vụ công tác chuyên môn. Sáng 27.12, Chánh Thanh tra Giao thông (TTGT - thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM) Trần Quốc Khánh thông tin...