Tiền lương tối thiểu vùng năm 2022 có thay đổi?
Theo dự kiến, ngày 21/7, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên trong năm 2021. Theo thông lệ hàng năm, Hội đồng tiền lương quốc gia họp khoảng tháng 7 và tháng 8 để xác định mức lương tối thiểu vùng của năm sau đó.
Lao động phải ngồi giãn cách để phòng dịch COVID-19. Ảnh: Hoàng Tuyết.
Thông tin từ thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, phiên đầu tiên sẽ là giới thiệu các thành viên, phổ biến quy chế hoạt động và nghe tổ kỹ thuật báo cáo các chỉ số để tính mức lương tối thiểu vùng.
Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có công văn yêu cầu các địa phương đánh giá việc thực hiện và rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, qua đó làm căn cứ đề xuất điều chỉnh, theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Video đang HOT
Từ việc rà soát nhằm đánh giá khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng và trả lương cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Bộ LĐTBXH yêu cầu tăng cường rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu, nhất là các đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp lại theo các nghị quyết của Quốc hội hoặc thuộc diện sắp xếp trong năm 2022.
Đối với trường hợp dự kiến điều chỉnh phân vùng, Bộ LĐTBXH đề nghị các sở LĐTBXH phối hợp với ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp trao đổi với liên đoàn lao động cấp tỉnh, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp cấp tỉnh, các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong năm 2020, do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên Hội đồng tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. Do đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay vẫn áp theo theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể là: vùng 1: 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2: 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3: 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4: 3,07 triệu đồng/tháng.
Thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 449/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Hội đồng.
Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Ba Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng; Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh.
Các thành viên Hội đồng còn lại, gồm: 4 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 4 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 3 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 1 thành viên từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 2 thành viên từ hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 2 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên không quá 5 năm.
Hội đồng Tiền lương quốc gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 53 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, trong đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó, hằng năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ); tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động.
Đề nghị Chính phủ, Quốc hội khóa XV tập trung nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương Nếu chúng ta cải cách được chính sách tiền lương thì xử lý vấn đề lương được cho cả những người đang làm việc và cả những người nghỉ hưu. Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: VIẾT CHUNG Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ...