Tiền lương phải được trả trên hiệu suất công việc
Bộ LĐTBXH vừa đề xuất dự thảo sửa đổi nghị định quy định về tiền lương, giúp doanh nghiệp (DN) thu hẹp khoảng cách các bậc lương, tính toán lại thang bảng lương dựa trên năng suất công việc thay vì thâm niên làm việc như hiện nay.
Đề xuất có lợi cho DN
Thông tin từ Bộ LĐTBXH cho biết, bộ này đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Trong đó, Bộ đề xuất quy định mới về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương.
Trong khi người lao động không đồng tình thì nhiều DN mong muốn xoá bỏ quy định khoảng cách tối thiểu 5% trong nâng lương. Ảnh: Minh Nguyệt
“Nếu quy định tỷ lệ % tăng lương tối đa giữa các bậc lương là 3% thì mỗi lần DN tăng lương chỉ được vài ba chục nghìn, chẳng đủ cho người lao động mua nổi gói kẹo, bù trượt giá”. Ông Vũ Quang Thọ -
Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn
Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, nguyên tắc khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5% đã ảnh hưởng đến chính sách lương, cấu trúc thang, bảng lương của DN và không phù hợp với cơ chế thị trường. Nhiều DN xây dựng thang bảng lương theo thâm niên (để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%), dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên. Người có thâm niên nhiều thì phải trả lương cao, chi phí đóng bảo hiểm xã hội cao (cùng làm một công việc nhưng DN phải trả lương, chi phí bảo hiểm cho người lao động làm 15 – 20 năm cao gấp 2 – 3 lần người mới vào làm việc). Thực trạng này dẫn đến DN không muốn sử dụng lao động có nhiều thâm niên, tìm nhiều cách để sa thải lao động để tuyển lao động mới.
Tại dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án sửa đổi quy định trên. Phương án 1: Quy định mang tính chất định tính để DN và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%) tiền lương để dựa trên độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng. Phương án này có ưu điểm tăng quyền tự chủ cho DN nhưng có nhược điểm DN ép tiền lương của người lao động ở mức thấp.
Phương án 2: Vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này. Phương án này có ưu điểm Nhà nước vẫn tạo ra sàn thấp nhất để tránh tình trạng DN ép tiền lương của người lao động ở mức thấp, nhưng có nhược điểm hạn chế quyền chủ động của DN trong việc xây dựng thang lương, bảng lương.
Căn cứ các điều kiện thị trường lao động, năng lực của công đoàn cơ sở, sức ép việc làm hiện nay Bộ LĐTBXH cho rằng cần có lộ trình thực hiện, và đề nghị nên chọn phương án 2.
Video đang HOT
Tăng lương theo thâm niên – làm khó DN
Theo ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, từ lâu tiền lương được xem là rào cản, cản trở sự phát triển. Tiền lương không còn là động lực cho lao động làm việc bởi lương của chúng ta đang bị cào bằng, xé nhỏ. Thực tế, người làm nhiều cũng như người làm ít, tính lương theo thâm niên, quy định khoảng cách các bậc lương không thấp hơn 5% vô tình “chơi khó” DN khiến họ phải tìm cách sa thải lao động có tuổi, có thâm niên cao để khỏi phải trả lương cao.
Về vấn đề thay đổi cách tính thang bảng lương, quy định khoảng cách bậc lương 5%, ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trường Bộ LĐTBXH – nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, bản chất vấn đề dự thảo mà Bộ LĐTBXH đang soạn thảo ở đây không phải là “xóa sổ” cách tính lương dựa trên thâm niên.
“Về cơ bản cơ chế tiền lương trong DN là cơ chế thỏa thuận, Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu vùng, không được can thiệp gì nữa. Tuy nhiên, xuất phát thực tế DN ép các bậc lương của người lao động gần nhau để giảm chi phí, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ý kiến nên Chính phủ phải ra nghị định. Tuy nhiên, sau khi có quy định về khoảng cách các bậc lương không thấp hơn 5% thì DN lại kêu khó khăn vì chi phí lớn, chưa kể còn đóng BHXH cũng rất lớn” – ông Huân nói.
Ông Huân đưa ra một phép tính cụ thể. Ví dụ với một lao động đang hưởng lương ở vùng 1, mức lương tối thiểu vùng là 4 triệu đồng, nếu DN tăng lương thì phải tăng lương đồng loạt cho cả lao động cũ và mới. Mức tăng đảm bảo khoảng cách không thấp hơn 5%. 1 lao động có lương 4 triệu nếu áp dụng mức tăng lương ko thấp hơn 5% thì tương đương với 200.000 đồng/bậc. Như vậy, nếu cứ định kỳ hàng năm DN phải nâng lương cho 1.000 lao động, mỗi lao động 200.000 đồng, cộng thêm khoảng tăng lương tối thiểu vùng theo định kỳ hàng năm thì chi phí vào DN rất lớn. Lương tăng, dĩ nhiên tiền đóng bảo hiểm xã hội và khoản khác cũng tăng cao.
Bàn về phương án Bộ LĐTBXH đưa ra, ông Huân cho rằng nên chọn phương án 2. Tức là tạm thời có thể giãn lộ trình thực hiện, vì hiện giờ khả năng thương lượng đàm phán của lao động với chủ sử dụng còn kém vì thế nên chọn phương án để khoảng cách chênh lệnh giữa các bậc lương bằng 3% mức lương thay vì 5% như hiện giờ. Về lộ trình thì nên xoá bỏ khoảng cách giữa các bậc lương 5% để giao quyền tự chủ cho DN.
Tuy nhiên, ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn cho rằng hiện nay tiền lương của người lao động quá thấp. Mức tăng lương đã thấp, tỷ lệ giãn cách giữa các bậc lương cũng thấp chỉ 5%, giờ còn đòi giảm xuống mức 3% nữa thì lao động sẽ rất vất vả.
“Nếu quy định tỷ lệ % tăng lương tối đa giữa các bậc lương là 3% thì mỗi lần DN tăng lương chỉ được vài ba chục nghìn, chẳng đủ cho người lao động mua nổi gói kẹo, bù trượt giá” – ông Thọ nêu quan điểm.
“Thực tế nhiều DN thiết kế lương theo thâm niên đang “chết dở”. Trước đây lương cơ sở thấp nên không sao, nhưng giờ đây lương cơ sở ngày càng tăng cao nên tăng lương theo thâm niên, số tiền trả cho lao động sẽ rất lớn. Trong khi đó, lao động làm lâu năm chưa chắc đã có năng suất tốt hơn người mới. Điều này buộc DN sa thải người lao động sớm hoặc chọn phương án trả lương theo việc mà mỗi công việc người ta chỉ thiết kế 2-3 bậc, nhiều lắm 4 bậc lương. Như vậy người lao động đều bị thiệt thòi”. Ông Phạm Minh Huân – Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH“Theo tôi vẫn có những công việc cần duy trì cách tính lương theo thâm niên, ví dụ với lao động chuyên làm chính sách. Lao động này có thâm niên thì họ mới nắm chắc chính sách mới làm được, còn lao động trẻ, chưa có kinh nghiệm thì rất khó”. Bà Nguyễn Thị Lan Hương – Chuyên gia lao động việc làm “Quy định việc thay đổi khoảng cách các bậc lương thấp dưới 5% hoặc bỏ quy định này sẽ tạo điều kiện cho DN tự chủ trong việc thiết kế thang bảng lương. Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ mức tăng lương đồng loạt, DN có thể sử dụng quỹ tiền lương này tăng lương cho những người lương thấp, năng suất lao động cao hoặc làm công việc nặng nhọc độc hại… Như vậy sẽ khuyến khích sự sáng tạo trong lao động”. Ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty may Hưng Yên
Theo Danviet
Thu hút nguồn nhân lực bằng lợi ích ổn định
Sau Tết Nguyên đán, lao động tại các khu công nghiệp đã trở lại làm việc sớm, tuy nhiên các công trường, siêu thị... sử dụng lao động tự do vẫn khốn khổ vì người làm còn mải dự lễ hội. PV Báo NTNN đã trao đổi với ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) về việc tìm giải pháp "kích cầu" lao động.
Ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam)
Thưa ông, ông có nhận định gì về việc tỷ lệ lao động trở lại làm việc sau tết tại các khu công nghiệp?
- Theo thông tin từ phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cung cấp, phần lớn lao động ở các doanh nghiệp (DN) cả ở phía Nam và phía Bắc đều trở lại làm việc khá đông. Rất nhiều lao động trở lại làm việc rất đúng giờ, đúng ngày. Thậm chí có những DN, tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt 100%. Tình trạng lao động nhảy việc có xảy ra nhưng không nhiều như các năm trước. Điều này chứng tỏ chính sách chăm sóc lao động đã có tác dụng, tạo nên bức tranh thị trường quan hệ lao động hài hoà.
Lao động sẽ chăm chỉ hơn nếu được ràng buộc bởi hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội (ảnh minh họa). Ảnh: Diệu Linh
"Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động thất nghiệp, mất việc làm khá lớn. Đội ngũ này sẽ nhanh chóng gia nhập đội ngũ lao động phi chính thức. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các DN kiểu "sáng nắng chiều mưa, tối trưa thì lại tắt vụt" thu hút lao động. Điều này cho thấy tính ổn định của thị trường lao động Việt Nam rất yếu". Ông Vũ Quang Thọ
Chỉ một số DN "khốn khổ", đành phải nợ lương, nợ thưởng vì họ thực sự khó khăn và có một số DN cá biệt, đã bỏ trốn, xù lương, xù thưởng, quay lưng lại với người lao động. Theo tôi, DN này không nên tái đầu tư, cơ quan chức năng cần vào cuộc, có biện pháp thanh, kiểm tra và xử lý theo pháp luật.
Ngoài việc quan hệ lao động hài hoà thì theo ông, đâu là lý do khiến tình hình lao động trở lại làm việc tăng cao sau tết?
- Như trên đã nói, nhờ có những chính sách chăm lo cho người lao động tích cực từ phía DN nên công nhân lao động đã quay trở lại làm việc sớm hơn. Thêm vào đó, ý thức của người lao động cũng có sự thay đổi tích cực, chuyên nghiệp hơn. Nhiều người lao động nói với tôi rằng, đi làm được công ty chăm sóc tốt, ở nhà thì không có công ăn việc làm, không có tiền nuôi con nên phải đi làm sớm. Có thể nói từ khi được truyền thông nâng cao kiến thức pháp luật, một bộ phận lớn công nhân chấp hành tốt pháp luật lao động. Vì vậy, họ yên tâm sản xuất, lao động và cùng chủ sử dụng đưa công ty phát triển.
Tình hình lao động trở lại làm việc sớm sau tết rất khả quan ở các khu công nghiệp, nhưng ở thị trường lao động tự do lại thiếu hụt nghiêm trọng. Ông chia sẻ thế nào về điều này?
- Thực tế cho thấy đúng là lâu nay vấn đề kỷ luật lao động trong nhóm lao động tự do rất lỏng lẻo, phần lớn dựa trên sự thoả thuận của người lao động với chủ sử dụng lao động. Nếu chủ lao động có những chính sách tốt, biện pháp chèo kéo lao động hay thì giữ chân được người lao động. Còn ngược lại, nếu chủ sử dụng làm không tốt thì đương nhiên họ sẽ bỏ việc để đến với một chủ khác tốt hơn. Thị trường lao động Việt Nam chưa ổn định, nhiều DN chưa làm hết khả năng chăm sóc, giữ chân lao động, vì thế lao động tự do càng có cớ nhảy việc. Điều này sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong thị trường lao động, những người quản lý thị trường lao động đương nhiên là không mong muốn. Cái mà người quản lý mong muốn là người lao động ít nhảy việc hơn và DN đối xử với người lao động tốt hơn, từ đó tạo ra một mối quan hệ hài hoà hơn.
Vậy theo ông, cần phải có những giải pháp nào để quản lý nhóm lao động tự do này, góp phần làm cho đối tượng này trở nên chuyên nghiệp hơn?
- Quan điểm cá nhân tôi mà có lẽ cũng là quan điểm chung của các nhà quản lý là thị trường lao động tự do là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Nó chính là phần bổ khuyết cho thị trường lao động chính thức, vì thế nền kinh tế nào cũng cần thị trường lao động tự do. Ví dụ Đức là quốc gia phát triển nhưng vẫn có thị trường lao động tự do phục vụ công việc có tính chất thời vụ, ngắn hạn. Lao động tham gia thị trường này cũng sẽ phải chấp nhận những rủi ro về chế độ lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội có hoặc mất việc làm...
Số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, Việt Nam có khoảng 19 triệu công nhân lao động trong các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 10 triệu lao động là đoàn viên công đoàn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động thất nghiệp, mất việc làm khá lớn. Đội ngũ này sẽ nhanh chóng gia nhập đội ngũ lao động phi chính thức. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các DN kiểu "sáng nắng chiều mưa, tối trưa thì lại tắt vụt" thu hút lao động. Điều này cho thấy tính ổn định của thị trường lao động Việt Nam rất yếu. Để quản lý thị trường phi chính thức thì Chính phủ cần có giải pháp để quản lý, cần phải đưa ra một hành lang pháp lý để quản lý lĩnh vực phi chính thức này, giúp nó càng chính thức hơn.
Thêm vào đó, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... cần phải hoạt động tốt hơn để chăm lo tốt hơn đời sống cho người lao động. Tạo công việc đều đặn cho người lao động, bồi dưỡng tay nghề để họ thích ứng được với thị trường lao động. Có như vậy mới hạn chế tình trạng lao động nhảy việc, bỏ việc để đi lễ hội, tiệc tùng một cách vô kỷ luật.
Bà Nguyễn Thu Giang - Phó viện trưởng Viện Sức khoẻ ánh sáng cộng đồng (LIGHT): Tháo gỡ khó khăn bằng cách chuyển dịch lao động tự do
"Việt Nam hiện nay có 2/3 tổng số lao động (chiếm gần 70%) là lao động tự do. Chính bởi là lao động tự do, không chịu sự ràng buộc, không có hợp đồng lao động nên không chịu sự quản lý của bất cứ DN, đơn vị nào. Họ thích là làm, không thích thì thôi. Theo tôi, Bộ LĐTBXH, Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để chuyển dịch cơ cấu lao động. Trước mắt cần phải chính thức hoá công việc cho một bộ phận lao động làm DN mà chưa có hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động... Sau đó, cần chuyển dịch một bộ phận lớn lao động tự do, lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ. Chỉ khi họ được đảm bảo an sinh - xã hội, được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được chăm sóc tốt thì họ mới xác định cống hiến, gắn bó". Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Nên để thị trường tự điều tiết
"Tôi cho rằng việc lao động đi làm hay không đi làm đầu xuân không phải là vấn đề gì đó to tát. Chúng ta biết rằng Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thị trường, đã là kinh tế thị trường thì ta phải để thị trường tự điều tiết. Việc làm chỗ nào tốt thì lao động làm, chỗ nào không tốt thì lao động đi, đó là xu thế tất yếu. Nếu suy nghĩ là thị trường tự do mà cứ bắt lao động phải đi làm việc đúng ngày, đúng tháng, yêu cầu họ đi làm sớm từ đầu năm thì rất khó. Tất cả phụ thuộc vào sự thoả thuận của đôi bên. Nếu muốn quản lý được thị trường lao động tự do, chỉ còn cách chuyển dịch lao động sang khu vực lao động chính thức".
Theo Danviet
Vui - buồn tăng lương giáo viên Đề xuất nâng lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp (vừa được Bộ GDĐT trình lên Chính phủ) khiến không ít giáo viên buồn vui lẫn lộn Bao giờ cho đến... tăng lương? 20 năm đứng lớp, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Lan - giáo viên một trường mầm non công lập tại Thái...