Tiền lương công chức và chất lượng đội ngũ có tương xứng?
Tăng lương đồng loạt cho cán bộ công chức, tăng lương theo định kỳ, thâm niên… sẽ không tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
Chính phủ sẽ thực hiện việc tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức từ 1/1/2017 (mức lương cơ sở hiện hành là 1.210.000 đồng/tháng). Đây thực sự là tin mừng cho những người đang làm việc hưởng lương từ ngân sách.
Nhiều cán bộ công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc (ảnh minh họa, nguồn Sở Nội vụ Bắc Giang)
Thực tế là tiền lương nhà nước quy định trả cho cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) mặc dù còn rất thấp nhưng khoản chi này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi ngân sách nhà nước. Bởi, biên chế qua các năm càng kêu gọi tinh giản lại càng “phình”, khiến cái bánh ngân sách phải “bổ” đều cho những người làm công ăn lương, người làm tốt cũng hưởng lương như người làm biếng, hoặc có chênh lệch thì cũng không đáng kể. Chính vì thế, sau nhiều lần cải cách tiền lương nhưng tiền lương tối thiểu so với mức sống tối thiểu còn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu. Quan hệ lương tối thiểu-trung bình-tối đa cũng chưa hợp lý nên chưa khuyến khích, cải thiện đời sống của CBCCVC. Việc tăng lương theo kiểu “dàn hàng ngang” và tiến như hiện nay sẽ không tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
Lương thấp như vậy nhưng tại sao nhiều người vẫn muốn vào cơ quan Nhà nước để được hưởng lương ngân sách? Bởi thu nhập ngoài lương lại rất cao (phụ thuộc vào vị trí, lĩnh vực quản lý, vùng miền….), không giới hạn, không minh bạch, không rõ ràng. Phần thu nhập ngoài lương này, không ai có thể thống kê, đánh giá định lượng được phần nào là chính đáng.
Tại một hội thảo tiền lương do Bộ Nội vụ tổ chức mới đây, ông Đặng Như Lợi- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra con số thống kê, nếu như năm 2001, tổng số đối tượng hưởng lương và trợ cấp là hơn 5,1 triệu người thì tổng quỹ ngân sách đã chi hơn 26.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới năm 2015, với 6,5 triệu người thì mức tổng chi đã tăng lên tới 295.000 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 2001 – 2015 mức lương tối thiểu điều chỉnh tăng hơn 5,4 lần; Quan hệ tiền lương (tối thiểu – trung bình – tối đa) mở rộng từ 1-1,78-10 lên 1-3.34-13; Số lượng đối tượng tăng 1,28 lần nhưng tổng quỹ tiền lương và trợ cấp tăng 11,2 lần, tăng hơn bốn lần so với tốc độ tăng mức lương tối thiểu và số lượng đối tượng.
Về danh nghĩa, tiền lương công chức, viên chức rõ ràng là có tăng và tăng mạnh. Nhưng bản chất của việc tăng lương này không giải quyết triệt để bài toán tiền lương hiện nay. Nguyên do chính có thể thấy là bộ máy của chúng ta ngày càng phình to, ngân sách oằn mình cũng không thể đáp ứng được nhu cầu sống của cán bộ, công chức. Đây là lý do vì sao, nhiều cán bộ công chức không sống được bằng lương mà phải tìm kiếm “lậu”, dẫn đến những thói hư, tật xấu, làm méo mó hình ảnh công bộc. Đó là chưa kể một bộ phận cán bộ, công chức trở nên giàu có từ vị trí công tác của mình và từ nguồn thu nhập không minh bạch nên không quan tâm nhiều đến tiền lương.
Nhiều cán bộ công chức, viên chức có “lậu” nhiều hơn lương.
Video đang HOT
Chính vì tiền lương không còn là động lực nên hầu như không có tác động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, không gắn nhiều với cải cách hành chính. Chất lượng đội ngũ cán bộ không được nâng cao mà còn có chiều hướng giảm sút. Tình trạng cán bộ gây phiền hà cho dân, gây lãng phí ngân sách còn khá phổ biến. Thêm vào đó, chế độ nâng lương vẫn chủ yếu vẫn tính theo thâm niên nên chưa khuyến khích được người lao động; không phát huy năng lực sáng tạo, không giữ chân được người tài.
Giải pháp được nhiều người nghĩ đến là cần trả lương cho cán bộ công chức theo vị trí việc làm, theo năng lực và theo kết quả thực hiện công việc, trả theo thị trường. Tuy nhiên, cách làm này lại không hề đơn giản, bởi chúng ta không có một hệ thống chuẩn để giám sát, đánh giá.
Cần dựa trên mức độ hoàn thành công việc để quyết định mức tăng lương phù hợp cho từng CBCC. Để làm được việc này, việc xây dựng một bộ quy chuẩn đánh giá kết quả làm việc của từng chức danh, vị trí việc làm là cần thiết và cấp bách.
Nếu chúng ta chỉ tính toán tăng lương theo một bài toán tổng thể mà không đi vào giải quyết các vấn đề liên quan nhưng có tính hệ thống thì việc cải cách tiền lương không là động lực thúc đẩy năng suất, chất lượng công việc. Điều dễ thấy, đó là lực cản vô cùng lớn, tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào người khác vì không có sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ.
(Theo VoV)
Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 10
Trong tháng 10/2016, hàng loạt chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh chính thức có hiệu lực như điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho quân nhân đã xuất ngũ, thời gian nghỉ phép trong năm của quân nhân, mức thưởng cho vận động viên thể thao đạt thành tích cao...
Điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho quân nhân đã xuất ngũ
Thông tư 130/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, có hiệu lực thi hành từ 25/10. Thông tư điều chỉnh tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với các đối tượng trên, tính theo công thức: Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ 1/1/2016 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 150.000 đồng.
Trợ hàng tháng đối với quân nhân đã xuất ngũ được điều chỉnh từ 25/10
Mức hưởng cụ thể theo số năm công tác sau khi đã điều chỉnh tăng thêm như sau: Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 1.535.000 đồng/tháng; Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 1.605.000 đồng/tháng; Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.674.000 đồng/tháng; Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.743.000 đồng/tháng; Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.812.000 đồng/tháng.
Kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Bộ Tài chính bảo đảm theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả.
Thời gian nghỉ phép của quân nhân
Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 8/10/2016. Thông tư nêu rõ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hàng năm là 20 ngày (dưới 15 năm phục vụ); 25 ngày (từ đủ 15 đến dưới 25 năm phục vụ); 30 ngày (từ đủ 25 năm phục vụ trở lên).
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm. Quân nhân đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm.
Ngoài chế độ nghỉ phép hàng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp như kết hôn, con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp kết hôn; Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra...
Mức thưởng cho vận động viên thể thao quân đội lập thành tích
Thông tư 138/2016/TT-BQP về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) thể thao quân đội (TTQĐ) được tập trung tập huấn và thi đấu có hiệu lực thi hành từ ngày 27/10/2016.
Thông tư 138 quy định rõ mức thưởng cho vận động viên đạt thành tích trong các giải đấu
Cụ thể, vận động viên các đội thể thao quân đội lập thành tích tại các giải thi đấu được thưởng: 75 triệu đồng với vận động viên đạt huy chương vàng ở đại hội thể thao quân đội các nước trên thế giới; 50 triệu đồng với vận động viên đạt huy chương vàng tại giải thể thao quân đội các nước thế giới, Châu Á; 25 triệu đồng với vận động viên đạt huy chương vàng Giải thể thao Quân đội các nước Đông Nam Á; 30 triệu đồng với vận động viên đạt huy chương vàng tại đại hội thể dục thể thao toàn quốc...
Quy định cai nghiện bắt buộc
Từ ngày 30/10, Nghị định 136/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chính thức có hiệu lực.
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy; Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định cũng là những đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hướng dẫn xếp lương và phụ cấp lương Tập đoàn viễn thông quân đội
Từ ngày 10/10/2016, Nghị định 121/2016/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn viễn thông quân đội giai đoạn 2016 - 2020, chính thức có hiệu lực. Nghị định quy định quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương giai đoạn 2016 - 2020 đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Nghị định quy định rõ việc xếp lương và phụ cấp theo đối tượng là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp tiếp tục xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương và phụ cấp lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Các đối tượng không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Điều 4 của Nghị định thì xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương do công ty xây dựng, quyết định theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương...
Quang Phong
Theo Dantri
Lương sắp tăng gần đủ nhu cầu sống tối thiểu? Bộ LĐ-TB-XH đề xuất, từ ngày 1/1/2017 sẽ tăng lương tối thiểu vùng 180-250 nghìn đồng tùy vùng. Nếu thực hiện theo phương án nêu trên thì đáp ứng được khoảng từ 94% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng. Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy...