Tiến Linh đã khác
Màn trình diễn của Nguyễn Tiến Linh trước Trung Quốc vừa qua xứng đáng nhận những lời khen ngợi bởi những sự thay đổi kịp thời.
Bàn thắng của Nguyễn Tiến Linh không thể giúp tuyển Việt Nam có điểm trước Trung Quốc, nhưng nó mở ra tương lai đáng kỳ vọng hơn với không chỉ tiền đạo sinh năm 1997.
Tiến Linh bộc lộ nhiều vấn đề trước những đội bóng mạnh hơn. Ảnh: Quang Thịnh.
Từ vấn đề mang tính hệ thống
Sau khi Nguyễn Anh Đức giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế, HLV Park Hang-seo sử dụng hai trung phong Tiến Linh và Hà Đức Chinh ở tuyển Việt Nam. Cặp tiền đạo tại U20 World Cup 2017 có phong cách chơi khác nhau khá lớn. Tiến Linh là mẫu tiền đạo mục tiêu, chơi theo kiểu “chạy, sút” và “đánh hơi” bàn thắng khá sắc bén ở trong vùng cấm.
Ngược lại, Hà Đức Chinh di chuyển rộng và chạy nhiều hơn đồng đội. Nhiều tình huống, chân sút quê Phú Thọ di chuyển ra cánh và nhận bóng ở sát đường biên dọc. Trong cách sắp xếp chiến thuật, HLV Park ưa dùng Tiến Linh hơn và thực tế tiền đạo của CLB Bình Dương đang là tiền đạo số một ở tuyển Việt Nam.
Vấn đề nảy sinh khi lối chơi của tuyển Việt Nam dần không còn phù hợp với mẫu cầu thủ như Tiến Linh. Ở cấp độ khu vực, các cầu thủ tuyến dưới có nhiều thời gian cầm bóng hơn, chân sút này cũng được kiến tạo nhiều hơn và cũng dễ dàng xoay trở hơn. Song, khi ra sân chơi châu lục, những hạn chế về khả năng cầm bóng cũng như di chuyển dần bộc lộ.
Sau 2 trận đấu trước Saudi Arabia và Australia tại vòng loại thứ 3, những vấn đề của Tiến Linh ngày càng thể hiện rõ.
Tuyển Việt Nam phải kéo đội hình xuống thấp, tập trung nhân sự bên phần sân nhà. Không gian hoạt động của chân sút quê Hải Dương cũng vì thế mà rộng hơn. Vấn đề ở chỗ Tiến Linh chưa bao giờ là mẫu tiền đạo hoạt động rộng. Khả năng tỳ đè, xoay xở của anh cũng không quá cao. Những lần ít ỏi nhận bóng, anh cũng thể hiện sự lúng túng trong việc xử lý và dẫn đến việc mất bóng.
Tiến Linh thay đổi đáng kể về phong cách chơi bóng ở trận gặp Trung Quốc. Ảnh: AFC.
Những thay đổi đáng chờ đợi
Nếu hai trận đấu trước, Tiến Linh để lại nỗi thất vọng, màn trình diễn trước Trung Quốc rạng sáng 8/10 (giờ Việt Nam) lại thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác của chân sút sinh năm 1997.
Trước đây, Tiến Linh được biết đến là mẫu tiền đạo chớp thời cơ trong vùng cấm và thường có xu hướng đưa bóng đế gần khung thành đối phương nhất có thể. Tới trận gặp Trung Quốc, cầu thủ này đã mạnh dạn hơn và dám dứt điểm từ xa.
Pha vuốt bóng ở phút 39 là điểm sáng. Tiến Linh đổi chỗ cho Phan Văn Đức. Cầu thủ mang áo số 20 làm tường, đánh đầu trả về và sau một nhịp khống chế, Tiến Linh đã khiến người hâm mộ đối phương thót tim.
Pha ra chân đầy quyết đoán của cầu thủ này ở phút 43 cũng rất đáng khen ngợi. Trước hàng phòng ngự số đông của đối thủ, việc tìm khe hở để tung ra những cú sút từ xa là giải pháp không tồi, đặc biệt với mẫu cầu thủ không giỏi cầm bóng như Tiến Linh.
Thời điểm bị dẫn bàn, cầu thủ này có pha khống chế bóng không hề tệ ở phút 86. Tiến Linh đủ bình tĩnh “vê” bóng, đưa về chân thuận rồi ra chân rất nhanh. Anh biết phải dứt điểm vào đâu, chỉ có điều điểm tiếp xúc bóng không được như ý.
Tới bàn thắng gỡ hòa 2-2 cho tuyển Việt Nam, Tiến Linh đã khẳng định vị thế của mình. Anh không còn đợi bóng trong vùng cấm mà di chuyển từ khoảng cách hơn 20 m, đón đường chọc khe của Quang Hải, dứt điểm một chạm đánh lạc hướng thủ môn đối phương.
Đội tuyển Việt Nam vẫn còn hành trình dài tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, xen giữa là chiến dịch bảo vệ ngai vàng AFF Cup vào tháng 12 tới. Tiến Linh, chân sút số 1 đội tuyển Việt Nam, đang có những thay đổi đáng kể về chuyên môn và hứa hẹn sẽ tỏa sáng, lập công cho đội nhà trong tương lai.
Cầu thủ Việt Nam khóc sau trận thua Trung Quốc Văn Toàn, Duy Mạnh, Xuân Trường không giấu nổi sự thất vọng sau trận thua 2-3 trước tuyển Trung Quốc ở vòng loại thứ ba World Cup 2022.
Bản lĩnh của tuyển Việt Nam ở sân chơi châu lục
Phải đối mặt với những đội bóng hàng đầu châu lục trong lúc không có lực lượng mạnh nhất, tuyển Việt Nam vẫn mang đến màn trình diễn đầy cảm xúc cho người hâm mộ.
Thầy trò huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã khiến Australia gặp nhiều khó khăn trên sân Mỹ Đình trong trận đấu ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 tối 7/9. Tuyển Việt Nam đã đẩy đối thủ trong top 3 châu Á vào những phút thót tim. Đáng tiếc là đội chủ nhà thiếu một chút may mắn khi trọng tài và VAR từ chối công nhận quả penalty ở phút 28. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ vươn tầm châu lục.
Trước đó, trên đất UAE, tuyển Việt Nam từng gặp nhiều thử thách để có thể giành vé dự vòng loại thứ ba World Cup 2022. Trước cuộc đối đầu mang tính quyết định với Malaysia, HLV Park không thể có sự phục vụ của 2 tiền vệ quan trọng trong cách vận hành lối chơi của tuyển Việt Nam là Quang Hải (thẻ phạt) và Tuấn Anh (chấn thương).
Màn trình diễn của Minh Vương ở trận gặp UAE là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của tuyển Việt Nam. Ảnh: Y Kiện.
Tuy nhiên, tuyển Việt Nam vẫn thi đấu ấn tượng trước đoàn quân của HLV Tan Cheng Hoe. Chúng ta làm chủ trận đấu, chơi đầy chủ động trước đội hình gồm nhiều cầu thủ nhập tịch có thể hình cao lớn của Malaysia và vươn lên dẫn trước một cách xứng đáng.
Khi bị đối thủ gỡ hòa từ chấm 11 m, tuyển Việt Nam vẫn thi đấu bình tĩnh, triển khai lại thế trận. Sau đó, thành quả đã đến khi Văn Toàn mang về quả phạt đền, tạo điều kiện để Ngọc Hải ấn định chiến thắng 2-1 trước Malaysia. Ba điểm ở trận đấu này đã giúp tuyển Việt Nam giành vé vào vòng loại thứ 3.
Đến trận gặp UAE, đối thủ hơn tầm đẳng cấp với Việt Nam, các học trò HLV Park Hang-seo vẫn thể hiện tinh thần chiến đấu tuyệt vời. Ở thời điểm bị dẫn trước đến 3-0, tuyển Việt Nam vẫn chơi bóng đầy nỗ lực. Qua đó, Minh Vương và Tiến Linh mang về 2 bàn gỡ, thắp lên hy vọng có điểm cho Việt Nam. Nếu may mắn hơn, chúng ta đã có một trận hòa đầy quả cảm.
Tuyển Việt Nam có lần đầu giành vé dự vòng loại cuối cùng ở World Cup 2022. Ở đó, thầy trò HLV Park Hang-seo phải gặp những đối thủ hàng đầu châu lục như Nhật Bản, Australia và Saudi Arabia.
Trong những lần phỏng vấn, các tuyển thủ như Quế Ngọc Hải, Phan Văn Đức hay Lương Xuân Trường đều khẳng định điểm mạnh của Việt Nam chính là tinh thần chiến đấu và sự đoàn kết. Và những yếu tố đó đã được thể hiện trong 2 trận đấu với Saudi Arabia và Australia.
Ở chuyến hành quân đến Tây Á, tuyển Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Đầu tiên, V.League bị hoãn (giờ đã hủy) khiến các cầu thủ nghỉ thi đấu trong khoảng thời gian dài. Trong khi đó, giải vô địch quốc gia Saudi Arabia vẫn diễn ra bình thường. Vì vậy, cảm giác bóng hay thể lực của tuyển Việt Nam đều kém đối thủ.
Trước giờ lên đường, Bùi Tiến Dũng, Đoàn Văn Hậu, 2 trụ cột ở hàng thủ và Trần Minh Vương, cầu thủ vừa có màn trình diễn bùng nổ, đều dính chấn thương và phải ở nhà. Do đó, tuyển Việt Nam không có lực lượng mạnh nhất để đấu Saudi Arabia.
Nhưng khi tiếng còi khai cuộc vang lên, tuyển Việt Nam đã khiến đoàn quân của HLV Herve Renard phải lúng túng. Cú dứt điểm của Quang Hải và hệ thống phòng ngự được tổ chức kỷ luật của tuyển Việt Nam làm cho Saudi Arabia phải bế tắc trong suốt 54 phút.
Thậm chí, có những thời điểm cầu thủ đội chủ nhà còn nổi nóng vì bỏ lỡ cơ hội. Đó là những lúc các hậu vệ Việt Nam bọc lót tốt cho nhau và thủ môn Tấn Trường chơi xuất sắc.
Phải đến sau tình huống Duy Mạnh bị phạt thẻ đỏ, Saudi Arabia mới có thể giành chiến thắng. HLV Renard phát biểu sau trận đấu: "Phải thừa nhận trận hôm nay đã diễn ra khó khăn, vì tuyển Việt Nam là tập thể bản lĩnh. Dù hôm nay họ thua nhưng tôi vẫn muốn chúc mừng họ vì đã cống hiến một trận đấu hay. Phải thừa nhận là tuyển Việt Nam đã áp dụng chiến thuật tốt".
Và đến trận gặp Australia, tuyển Việt Nam tiếp tục tổn thất về lực lượng. Duy Mạnh bị treo giò, còn Đình Trọng, người đã chơi rất hay trong hiệp 2 trận gặp Saudi Arabia, dính chấn thương. Nhưng trên sân Mỹ Đình, tuyển Việt Nam tiếp tục trình diễn bộ mặt ấn tượng.
Quang Hải tự tin đi bóng trước Souttar, cầu thủ cao đến 1,98 m của tuyển Australia. Ảnh: Việt Linh.
Các học trò HLV Park khiến đối thủ gặp khó khăn trong những tình huống triển khai bóng. Ở cánh phải, Trọng Hoàng, cầu thủ đã 32 tuổi vẫn khóa chặt được ngòi nổ Awer Mabil của tuyển Australia.
Văn Lâm, người trải qua khoảng thời gian dài không bắt chính, có trận đấu ổn. Những tranh cãi về việc di chuyển, chọn vị trí của anh sẽ xuất hiện ở tình huống tuyển Việt Nam nhận bàn thua. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng đường chuyền của Ajdin Hrustic, tiền vệ đá chính 3 trận ở Bundesliga mùa này, là rất khó chịu.
Bên cạnh đó, những cầu thủ nhỏ con như Hồng Duy, Quang Hải hay Văn Toàn vẫn nỗ lực đeo bám, tranh chấp với dàn "hộ pháp" bên phía Australia. Đội khách có chiều cao trung bình lên đến 1,81 m. Trong đó, Harry Souttar cao 1,98 m.
Sau trận đấu, Rhyan Grant, người lập công cho tuyển Australia phải thừa nhận: "Trận này đã diễn khó khăn hơn một chút so với những gì chúng tôi tưởng tượng".
Hai cuộc đối đầu Saudi Arabia và Australia là 2 lần tuyển Việt Nam nhận thất bại. Nhưng qua màn trình diễn của các học trò HLV Park, người hâm mộ có thể thấy rẳng khoảng cách về trình độ giữa tuyển Việt Nam và các đội mạnh ở châu Á dần được thu hẹp.
Và hơn hết, các cầu thủ tuyển Việt Nam vẫn giữ được tinh thần tốt. Trên mạng xã hội, Ngọc Hải và các đồng đội động viên nhau đứng dậy sau thất bại để hướng tới chặng đường tiếp theo. Đó là cơ sở để người hâm mộ tin tuyển Việt Nam vẫn còn tiến bộ.
Trọng Hoàng khiến Mabil im tiếng Trong trận gặp Australia tối 7/9, hậu vệ phải của tuyển Việt Nam phòng ngự chắc chắn, xử lý bình tĩnh trước áp lực và sở hữu thể lực dồi dào khi hỗ trợ tấn công.
Công Phượng lên ĐT Việt Nam, sẵn sàng 4 tuần chuẩn bị cho trận gặp ĐT Trung Quốc Vào lúc 13h00 trưa nay, tiền đạo Nguyễn Công Phượng đã có mặt trên đội tuyển Việt Nam. Anh sẽ có 4 tuần để rèn luyện trở lại trước khi sẵn sàng cùng ĐT Việt Nam đối đầu với ĐT Trung Quốc vào đầu tháng 10. Nguyễn Công Phượng Không chờ đến ngày mai (9/9), theo lệnh triệu tập của HLV Park Hang...