Tiền lệ hay nguyên tắc ?
Dự thảo nghị quyết được Palestine đưa ra biểu quyết tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về cho phép treo cờ Palestine tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ và các nơi khác khiến cơ quan này đứng trước quyết định tạo tiền lệ chính trị và thể chế mới hay duy trì nguyên tắc về tổ chức và nghi lễ xưa nay.
Cờ Palestine tung bay tại một lễ hội âm nhạc – Ảnh: Reuters
Liên Hiệp Quốc mới công nhận Palestine là nhà nước quan sát viên chứ không phải thành viên, tương tự như Tòa thánh Vatican.
Cho tới hiện tại, ở các trụ sở của Liên Hiệp Quốc trên thế giới chỉ treo cờ các thành viên chính thức. Đối với Palestine, nếu dự thảo trên được chấp nhận thì sẽ là thắng lợi ngoại giao hết sức to lớn. Nó khẳng định tính hợp pháp chính đáng của đòi hỏi thành lập nhà nước Palestine độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ, thể hiện sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của đại đa số thành viên Liên Hiệp Quốc cho mục tiêu cao cả này.
Video đang HOT
Nó gia tăng áp lực đối với Israel và đồng minh, thúc ép họ đàm phán thực sự thiện chí và thực chất với nhà nước tự trị Palestine. Cũng chính vì thế mà Israel phản đối mạnh mẽ và tìm mọi cách cản trở bước tiến ngoại giao mới của Palestine.
Việc Palestine lôi kéo Vatican cùng tham gia là một nước cờ cao. Cách đây không lâu, Vatican đã công nhận Palestine là nhà nước độc lập. Có tòa thánh tham gia, dự thảo nghị quyết về treo cờ cải thiện đáng kể cơ may được thông qua. Khi tạo tiền lệ mới, Liên Hiệp Quốc sẽ phải từ bỏ nguyên tắc áp dụng lâu nay và tiền lệ mới rồi sẽ trở thành nguyên tắc.
Quyết định về dự thảo nghị quyết của Palestine sẽ cho thấy Liên Hiệp Quốc vẫn cố chấp và né tránh hay đã cầu thị và thức thời.
La Phù
Theo Thanhnien
Vatican chính thức công nhận Nhà nước Palestine
Tòa thánh Vatican ngày 14/5 thông báo chính thức công nhận nhà nước Palestine. Động thái này thể hiện sự ủng hộ của Vatican với giải pháp hai nhà nước Palestine và Israel cùng chung sống hòa bình.
Giáo hoàng Francis ngồi giữa Tổng thống Israel Shimon Peres (trái ) và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (phải). (Ảnh: NYT)
Theo NYT, Giáo hoàng Francis đã lên kế hoạch tiếp kiến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào thứ Bảy tới (16/5) khi ông Abbas tới Vatican để dự lễ phong chức thánh cho 2 nhà truyền giáo Palestine.
Thông tin về chuyến thăm này được Tòa thánh Vatican đưa ra cùng ngày với tuyên bố chính thức công nhận Palestine là một nhà nước.
NYT cũng đánh giá động thái của Vatican có ý nghĩa biểu tượng cao, khẳng định sự ủng hộ của Tòa thánh Vatican với một nhà nước Palestine độc lập, chung sống hòa bình với nhà nước Israel.
Theo NYT, trong chuyến thăm của Tổng thống Abbas, Vatican và Palestine có thể sẽ ký kết thỏa thuận liên quan tới quy chế và hoạt động của Nhà thờ công giáo trong các vùng lãnh thổ Palestine.
Tòa Thánh Vatican đã gọi Palestine là một nhà nước trong từ năm 2013. Từ tháng 2/2013, Vatican đã sử dụng cụm từ Nhà nước Palestine trong các văn kiện chính thức của mình, sau khi Liên Hợp Quốc công nhận Palestine là một nhà nước quan sát viên phi thành viên vào tháng 11/2012.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ NYT
Pháp và Vatican căng thẳng ngoại giao vì nhà ngoại giao đồng tính Căng thẳng ngoại giao đã xảy ra giữa Pháp và Vatican sau khi Paris công bố quyết định bổ nhiệm Đại sứ Laurent Stefanini tại Vatican. Nhà ngoại giao Stefanini (Ảnh: DPA) Trong một thông báo mới nhất, Pháp ngày 13/5 cho biết vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía Vatican về quyết định bổ nhiệm làm Đại sứ...