“Tiền không thiếu, nhà này thiếu đạo lý”: Từ câu nói của ông chủ cà phê Trung Nguyên bàn đến đến đạo làm vợ làm chồng
Ở phiên xử ly hôn tại tòa án, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nói rằng nhà ông thiếu đạo lý và đó là lý do dẫn đến những chuyện đau lòng trong mối quan hệ vợ chồng.
Thực hư vợ chồng họ ai là người sống thiếu đạo lý sẽ còn là cả một câu chuyện dài chưa có hồi kết trong dư luận. Tuy nhiên có một sự thật là, bất cứ gia đình nào muốn hạnh phúc cũng phải được xây dựng dựa trên nền tảng đạo lý vợ chồng, cha mẹ, con cái.
Có một điều kỳ lạ ở vụ ly hôn đình đám của cặp vợ chồng ông chủ Trung Nguyên là bất cứ câu nói nào của họ cũng trở thành chủ đề để dư luận bàn tán. Bên cạnh những câu nói về tiền bạc, kinh doanh thì câu “Tiền không thiếu. Nhà này thiếu đạo lý” của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ khi nói về nguyên nhân dẫn đến hôn nhân tan vỡ cũng khiến nhiều người phải giật mình.
Vậy đạo lý vợ chồng là gì? Có một sự thật là không phải ai làm vợ cũng hiểu được đạo làm vợ, và cũng không phải ai làm chồng cũng hiểu được đạo làm chồng.
Trong Kinh Thiện Sanh, Phật dạy về bổn phận của người vợ đối với chồng phải đủ 5 điều như sau:
1. Phải kính yêu và hòa thuận với chồng, khi chồng ra đi hay trở về, phải đưa đón niềm nở.
2. Khi chồng đi vắng, ở nhà phải lo quét dọn, may vá, cơm nước sẵn sàng, đợi chồng về mới cùng ăn uống.
3. Phải giữ gìn tiết hạnh, không được ngoại tình.
4. Lúc chồng nóng giận nặng lời, không nên bừng mặt cãi lẫy, làm mất hòa thuận. Lại khi chồng có lời khuyên bảo chính đáng, vợ phải vâng theo; khi có món ngon vật quí, không nên dùng riêng cho mình.
5. Mỗi đêm, khi chồng ngủ rồi, phải xem xét cửa nẻo, trước sau đóng gài kín đáo, cắt đặt cẩn thận, soi rọi khắp cả trong nhà, rồi mới đi ngủ sau.
Cũng như vậy, bổn phận của một người làm chồng cũng phải hội đủ 5 điều sau:
1. Khi vợ ra đi hay lúc trở về, phải đưa đón niềm nở.
2. Phải ăn uống cho có giờ khắc, và đừng quá khó khăn, để vợ khỏi phải làm phiền lòng nấu nướng không chừng, và lo lắng cực nhọc.
Video đang HOT
3. Phải tùy phận giàu nghèo của mình, để vợ mua sắm áo quần và đồ trang sức vừa theo sở thích, không hẹp lòng làm vợ buồn phiền.
4. Phải tin cậy phó thác cho vợ các công việc nhà.
5. Không được sanh tâm tà, sớm mận tối đào, làm cho vợ ghen tuông sầu não.
Làm một người vợ tốt thì phải như thế nào?
Ảnh minh họa
Ngoài 5 bổn phận của một người chồng, người vợ phải có đủ như trên, đạo lý vợ chồng cũng được thể hiện rất rõ trong Kinh 7 loại vợ.
Trong bài kinh đó, Phật nói đến những người vợ tốt và không tốt. Những người vợ tốt là những phụ nữ biết cương – nhu, không ỷ thế giàu có hay xinh đẹp mà khinh mạn chồng, tướng mạo từ tâm, đoan chính không phải là vẻ đẹp bên ngoài mà là nội tâm bên trong. Ngược lại những người vợ không tốt là những người thuộc hạng như kẻ trộm cắp, bà chủ, kẻ sát nhân, tự thân họ cũng khó có thể mang lại hạnh phúc cho mình và cho chồng con.
7 loại vợ theo lời Phật dạy như sau:
1. Người vợ có tâm địa ác, có ý xấu, không có lòng thương, bỏ rơi chồng mình, yêu những người đàn ông khác, một dâm nữ, chỉ muốn làm phiền lòng người. ó là loại vợ sát nhân.
2. Người vợ hay hoang phí của cải tài vật, dù là ít do chồng làm ăn kiếm được, nhờ cày ruộng, buôn bán hay lao động khéo tay, đó là loại vợ ăn trộm.
3. Người vợ lười biếng, không muốn làm gì hết, lại tham ăn, ác độc, thô bạo, thích nói lời ác, lấn át người chồng siêng năng cần mẫn. ó là loại vợ kiêu sa.
4. Người vợ trìu mến, thân ái bảo vệ chồng như mẹ bảo vệ con, giữ gìn tài sản của chồng, đó là loại vợ như mẹ.
5. Người vợ kính trọng chồng, như em gái đối với anh cả, khiêm tốn, sống chiều đúng theo ý chồng. ó là loại vợ như em út.
6. Người vợ sung sướng khi thấy chồng, như gặp người bạn cũ sau bao năm xa cách, thuộc dòng quý tộc, có đạo đức, sống thanh tịnh. ó là loại vợ như bạn bè.
7. Người vợ dù là bị đối đãi không tốt, nhưng không giận hờn, vẫn bình tĩnh, chịu đựng mọi hành vi của chồng với lòng từ mẫn, tâm không biết giận, sống chiều đúng theo ý chồng. ó là loại vợ như người phục vụ.
Một số nhà sư giải thích rằng, tương ứng với 7 loại vợ ở trên cũng có 7 loại chồng như vậy.
Ở đây, đạo làm vợ được hiểu là làm một người vợ tốt là người vợ có những đức tính của người mẹ, người bạn, người em gái, người phục vụ. Những người vợ có các đức tính đó có thể xem là người vợ có nhân cách, phẩm hạnh và mang lại hạnh phúc cho gia đình. Ngược lại những hạng vợ như kẻ trộm cắp, như bà chủ, như kẻ sát nhân thì không phải là những người vợ tốt và tự thân họ cũng khó có thể mang lại hạnh phúc cho chồng con.
Quan niệm về một người vợ hoàn hảo có lẽ không giống nhau ở các thời đại, ở các nền văn hóa, truyền thống đạo đức. Tuy nhiên những đức tính mà một người vợ cần có của người mẹ, người bạn, người em gái, người phục vụ như lời Phật dạy trong bài kinh này là điều rất cần thiết cho đời sống gia đình ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào.
Đạo làm vợ là khôn cùng, nhưng chỉ cần làm tốt những điều Phật dạy ở trên và loại bỏ tâm ác là có thể trở thành người vợ hiền, dâu thảo.
Hạnh phúc gia đình không thể chỉ tồn tại vĩnh cửu nếu chỉ vì dục lạc, đam mê mà còn phải có sự tôn trọng, sống có tình có nghĩa với nhau, làm tròn bổn phận dâu hiền, rể thảo, hiếu dưỡng ông bà, cha mẹ hai bên. Một khi hai vợ chồng hiểu được trách nhiệm của mình thì gia đình sẽ luôn thuận hòa, hạnh phúc.
Ngân Khánh
Theo dantri.com.vn
Bình đẳng giới hay chuyện vợ chồng Trung Nguyên
Những biểu hiện tại phiên tòa giữa hai người đang sống những ngày cuối cùng trên danh nghĩa vợ chồng này, theo tôi, còn đáng quan tâm và có giá trị hơn hết thảy mọi câu chuyện vĩ mô đang được suy luận, phân tích.
Biết tôi làm ở Báo Phụ Nữ, ngay từ ngày đầu phiên xử ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên, bạn bè đã giục: "Lên tiếng bảo vệ phụ nữ đi". Vốn được học khá nhiều về nữ quyền thời đại học, lại quan tâm đến các vấn đề xã hội, các bạn tôi liên tục chỉ ra, bày tỏ sự phẫn nộ về "những diễn biến phản nữ quyền" trong phiên ly hôn của cặp vợ chồng tiếng tăm bậc nhất Việt Nam. Trên mạng xã hội, rất nhiều cây bút uy tín đã thu góc nhìn vụ ly hôn ly kỳ này vào những câu nói về "đàn ông, đàn bà" của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Dựa vào những phát ngôn của ông Vũ về "trật tự", "nam nữ", nhiều người còn phỏng đoán, bà Thảo hẳn phải đã chịu đựng cảnh "chồng chúa vợ tôi" suốt cuộc hôn nhân.
Quả thực, tại tòa, phản ứng cảm xúc của bà Lê Hoàng Diệp Thảo bộc lộ mạnh mẽ nhất khi bà tuyên bố: "Tôi là phụ nữ, nhưng tôi cần được sống như một con người, được tôn trọng như một con người". Có lẽ, không một phát ngôn nào có thể "nữ quyền" đến thế. Không một nỗi ấm ức nào lại phác họa một bi kịch bất bình đẳng giới rõ ràng đến thế. Thế nhưng, dõi theo những diễn biến công khai tại phiên tòa vừa qua và cả những phát ngôn trước đó của vợ chồng Vũ - Thảo (dù về "hôn nhân" hay "Trung Nguyên"), tôi không thấy bức bách chuyện nữ quyền hay bình đẳng giới.
Dù ông Vũ có thể hiện mạnh mẽ những quan điểm của ông về trật tự gia đình, về vai vế nam - nữ, mọi luận bàn sâu hơn, chi tiết hơn, có tính khái quát hơn của người nghe về hành xử hôn nhân của ông vẫn chỉ là phỏng đoán. Bằng chứng là, tư tưởng "trật tự", "vai vế" còn nặng trong đa phần đàn ông Việt Nam, nhưng dẫu bị chi phối bởi điều đó từ trong sâu thẳm, rất nhiều người chồng vẫn luôn tôn trọng vợ, ủng hộ vợ phát triển.
Ở những người đàn ông hiểu biết, cái "thế bề trên" trong sâu thẳm đó đôi khi chỉ làm ra một sự tự ý thức về trách nhiệm cao hơn, về bản năng che chở, lèo lái gia đình mà họ tự nhận lấy về mình. Và cảm giác đau đớn, phẫn nộ khi trật tự bị sụp đổ đôi khi chỉ vì một ai đó trong gia đình vươn lên choáng mất tay chèo, dù mình vẫn đang cố sức và đang chèo tốt. Cái trên - dưới giữa vợ chồng, nam nữ đôi khi chỉ... đáng yêu là thế, dẫu không thể phủ nhận rất nhiều người lạm dụng nó để o ép phụ nữ.
Tôi không đủ thông tin chi tiết về ứng xử hôn nhân trước đó của Vũ - Thảo để khẳng định ông thuộc "nhóm" nào trong hai xu hướng nam quyền đó. Nhưng cần phải phân tích rạch ròi đến thế để mỗi người-ngoài biết dừng lại trước những thông tin ít ỏi họ có được, trong một vài khoảnh khắc, để không suy luận mà kết tội nhầm một con người và đặc biệt là không lý giải nhầm một hiện tượng hôn nhân đang được quá nhiều người quan tâm.
Qua phiên tòa, người vốn đồng cảm với Thảo hoặc Vũ sẽ có thêm luận chứng để càng thương cảm và ủng hộ họ. Thế nhưng, nếu bỏ qua mọi suy luận và linh cảm cá nhân của từng người quan sát, phiên ly hôn với những phản ứng thuần túy của vợ chồng Vũ - Thảo dường như đã bộc lộ bản chất của sự đổ vỡ. Những biểu hiện tại phiên tòa giữa hai người đang sống những ngày cuối cùng trên danh nghĩa vợ chồng này, theo tôi, còn đáng quan tâm và có giá trị hơn hết thảy mọi câu chuyện vĩ mô đang được suy luận, phân tích.
Cuộc ly hôn gây "bão"
Vũ đã im lặng rất lâu. Từ lúc câu chuyện hôn nhân này rầm rộ trên truyền thông đầu năm ngoái, chỉ một lần truyền thông đưa tin về cuộc gặp gỡ giữa Vũ và các nhà báo thân thiết. Còn lại, ông lặng im. Ở tòa, Vũ đã lên tiếng. Vũ - Thảo thậm chí còn được cho là đã "đấu khẩu" suốt phiên tòa và dù có lúc cương lúc nhu, khi điềm tĩnh khi căng thẳng, họ không hề đối thoại. Những phát ngôn của cả ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo ở tòa không cung cấp thêm cho chúng ta thông tin gì về cuộc hôn nhân này, không làm vỡ ra điều gì sâu kín hơn về xung đột vợ chồng; bởi trước đó, bằng từng kênh riêng lẻ, họ cũng đã nói chừng đó ý. Ngay trước mặt nhau, khi đang quay về phía nhau và đối đáp căng thẳng, họ cũng không nói điều gì khác với những điều từng nói, với truyền thông.
Khi bà Thảo nói: "Em khẩn nguyện anh cho các con được gìn giữ sản nghiệp của gia đình và kế thừa phát triển tâm huyết của cha mẹ". Ông Vũ quay về phía bà Thảo, đáp: "Có tiền để làm gì khi mà hôm nay phải ngồi ở tòa như thế này? Cha mẹ có đúng hay sai nhưng đừng làm tổn thương các cháu, đưa các cháu ra tòa". Khi hội đồng xét xử hỏi về việc có bao giờ ngỏ ý hàn gắn tình cảm vợ chồng, bà Thảo cho biết, không dưới 10 lần bà đề nghị đưa giải pháp để ông Vũ có thể đồng ý, cho các con có gia đình trọn vẹn. Tuy nhiên, bà bất lực trước những mâu thuẫn, khác biệt không thể hàn gắn. Đến lượt mình, ông Vũ nói không quan tâm bản án tuyên thế nào mà quan trọng sống với nhau bằng lương tri, lương tính. Và một trong những đối đáp gây tranh cãi về nhân cách ông Vũ nhất là khi ông trả lời đề nghị cấp dưỡng cho con bằng cổ phần của ông tại Trung Nguyên. Ông nói: "Tiền nhiều để làm gì?... Tôi từng nói với các con, bà nội của con 70 tuổi, ba cũng già, ở đây không ai cần tiền, chỉ có mẹ của con".
Cuối cùng, một người vẫn bày tỏ nguyện vọng một cách chi tiết, những bức xúc đời thường, những thắc mắc dễ hiểu với những kể lể dễ làm mủi lòng người. Một người chỉ đáp lại bằng những khái niệm vĩ mô, những triết lý, khái quát. Một người đòi quyền lợi cho con bằng những con số cụ thể. Người kia đáp lại bằng câu hỏi tu từ: "Tiền nhiều để làm gì?".
Quanh vụ ly hôn của ông chủ Trung Nguyên, tôi chỉ thấy bi kịch của một người phụ nữ không thể chạm tới người đàn ông ở bên kia và bi kịch của một người đàn ông, dẫu đã nói bằng cả gan ruột những trăn trở về quan điểm kinh doanh lẫn suy nghĩ về cuộc hôn nhân đời mình, vẫn không thể tìm ra một "hệ ngôn ngữ" để đối thoại với vợ.
"Nhiều tiền để làm gì?"
Có người nói, bi kịch của cuộc hôn nhân này xuất phát từ việc ông Vũ là "người đang bay", bà Thảo là "người đang đi". Nhưng thực tế vẫn có nhiều cặp vợ chồng "kẻ bay người đi" mà vẫn hạnh phúc. Sự đổ vỡ chỉ xảy ra khi người bay và người đi bất đồng ngôn ngữ. Thử hỏi, trong mỗi năm hôn nhân, một đôi vợ chồng hạnh phúc bình thường, có bao nhiêu lần bất đồng quan điểm? Trong mỗi lần đó, nếu chỉ nghe giãi bày riêng lẻ từ phía người vợ hoặc người chồng, ta sẽ chỉ thấy một sự khác biệt rành rành và một nguy cơ đổ vỡ nhãn tiền. Nhưng những cuộc hôn nhân thường tình đó hầu như vẫn được "cứu sống" bằng đối thoại.
Khi đối thoại thật sự, nghe và thực sự tương tác với bên kia, người ta sẽ không thể chỉ nói bằng những suy nghĩ chủ quan đã chi phối họ trước đó. Tôi không thấy điều đó ở Vũ - Thảo. Có lẽ từng quan điểm và trải nghiệm cá nhân của họ trong cuộc hôn nhân đã quá mạnh, khiến họ không còn nhu cầu trò chuyện với người kia nữa. Những lời qua tiếng lại trong những ngày (có thể là cuối cùng) của cuộc hôn nhân 20 năm này vẫn chưa cho thấy dấu hiệu rằng, họ đã từng lắng nghe nhau về những khác biệt.
Đã có lúc tôi nghĩ, bi kịch hôn nhân của Thảo - Vũ cũng giống như bi kịch bức cận giữa người với người. Bởi con người, về bản chất là khác nhau, nên nếu gần nhau quá mức, nếu một trong hai người, vì thiếu hiểu biết mà "bức cận", xâm phạm không gian tối thiểu của người kia thì sự khác biệt cố hữu giữa từng người sẽ lên tiếng và xé toạc mối quan hệ lẽ ra phải gần gũi ấy. Thế nhưng, nói về "bức cận" thì sẽ dễ thấy sự đổ vỡ giống như một định mệnh của mọi cuộc hôn nhân (bởi hình như đã là hôn nhân thì phải có... bức cận). Ít ra, nó sẽ làm giảm tính lý giải về sự đổ vỡ nổi tiếng này trên nền tảng hầu hết con người vẫn còn tin, còn dựng xây, còn sống đến cuối đời với hôn nhân. Vậy thì, hãy đối thoại. Hãy thử nhìn lại cuộc ly hôn được cho là "cực kỳ phức tạp và nhiều góc khuất" đó, để thấy, riêng sự thất bại của đối thoại đã đưa họ đến với những bi kịch nào.
Câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?" của ông Vũ trở thành "hot trend" không phải chỉ vì nó khá "kêu", mà còn vì nó khái quát được một trong những nỗi băn khoăn và cả nghịch lý lớn nhất của loài người. Sau những lời qua tiếng lại, vợ chồng họ vẫn không đối thoại với nhau. Ông Vũ không nói tiếp những chi tiết cụ thể mà vợ ông nêu ra, kể cả trong tâm thế "giãi bày", "khẩn nguyện" hay "đề nghị". Bà Thảo không một lần đối thoại với những khái niệm vẫn được chồng láy đi láy lại: "lương tri", "lương tính", "bản chất"... Họ chừng như đã "ông nói gà bà nói vịt", dẫu sự "lạc đề" ấy không giản đơn như những ví von thường thấy về thành ngữ đó của ông bà ta.
Minh Trâm
Theo phunuonline.com.vn
Em đã về rồi Tôi lắng nghe hết câu chuyện dài của cô ấy rồi đứng dậy ra về trước mà không bình luận gì. Cô ấy không ngăn cản, chỉ ngồi đó nhìn tôi bước đi, tôi bước đi thật bình tĩnh ra khỏi quán trong ánh mắt đó nhưng trong lòng chẳng thể nào yên lặng. Ngồi trên xe buýt tôi cầm điện thoại muốn...