‘Tiền không là cái chính trong công tác nhân đạo’
Đó là chia sẻ của bà Tôn Nữ Thị Ninh với các bạn trẻ trong sự kiện vinh danh gần 40 chuyên viên, chuyên gia quản trị nhân sự đã tham gia hỗ trợ 9 tổ chức phi lợi nhuận trong khuôn khổ chương trình Sáng Kiến vì Cộng đồng (CPI) 2015.
Với chủ đề “Câu chuyện của hành động”, diễn ra vào sáng ngày 14-11 tại Viện trao đổi văn hóa với Pháp- IDECAF, chương trình do Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng LIN tổ chức.
Nhân đạo không nên là tâm thế ban phát
Tại buổi chia sẻ, nguyên nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, việc các bạn trẻ tìm đến với công tác nhân đạo là điều đáng mừng, nhưng bên cạnh đó cần phải cân nhắc để lựa chọn con đường và phương thức đến với cộng đồng làm sao để tạo được sự gắn kết. “Suy cho cùng, đó là con đường đến với nhiều giá trị hạnh phúc khác nhau”- bà nói.
ẢNH: GIANG PHẠM.
Theo bà, trong hoạt động nhân đạo và từ thiện, tiền là không đủ, thậm chí không phải là cái chính.
“Bản thân tôi chẳng hạn, khi tôi nghe tin có một ông tỉ phú giấu tên tổ chức phát từng tờ 100 đô la cho người nghèo ở một đường phố ở NewYork. Phải nói thật tôi thấy bức xúc trước cảnh dòng người xếp hàng để nhận. Đó là cái kiểu từ thiện và nhân ái mà tôi thấy rất vô duyên. Dù cho anh ta ra vẻ cao thượng giấu tên nhưng tôi tin chắc là ngồi ở nhà, nghe những cái báo cáo, những hình ảnh quay trên tivi đó, anh ta chắc hẳn sung sướng và tự mãn về bản thân mình. Làm từ thiện kiểu đó tôi nghĩ không phải là từ thiện, không xứng đáng được gọi là từ thiện”- bà nêu quan điểm từ câu chuyện thực tế.
Video đang HOT
ẢNH: GIANG PHẠM.
Trước nhiều quan điểm cho rằng, từ thiện cũng là quá trình hai chiều, có đi có lại giữa cho và nhận, bà chia sẻ: “Tôi nghĩ hơn cả khái niệm cho và nhận, chúng ta nên dùng khái niệm chia sẻ. Khi cho và nhận, mặc dù nó rất chính xác rằng đây là quá trình hai chiều, có đi có lại nhưng tôi thấy chữ “cho” có vẻ như là cái thế bề trên, thế thượng phong; còn người nhận là thế bề dưới, có vẻ như là cái thế yếu hơn”.
Bản lĩnh thanh niên trong thời đại mới
Nhấn mạnh đến yếu tố bản lĩnh của thanh niên trong thời đại mới, bà đề cập đến những tư duy còn hạn chế trong việc tạo điều kiện để các bạn trẻ tự mình vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Theo bà, nếu cứ theo tư duy truyền thống là cứ trợ cấp, ban hành chính sách ưu tiên đối với thanh niên vùng sâu vùng xa, gặp khó khăn mà không chủ động gieo rắc trong họ cái động lực vượt khó, cái khát khao làm giàu để tự xây dựng cuộc sống của mình thì sẽ không duy trì lâu dài được. “Chúng ta không thể làm thay phần việc của họ-thế hệ tràn đầy sức trẻ và cả trí óc mà phải để họ tự ý thức vươn lên bằng chính bản lĩnh của mình”- bà tâm niệm.
Kết thúc buổi chia sẻ, bà đặt câu hỏi dành cho các bạn trẻ: “Những người mới đến với công tác cộng động này, có bao nhiêu người có ý định làm công tác lâu dài ? Bao nhiêu người cảm thấy có lẽ là chỉ làm ít năm hay ít tháng thôi?”
Cho rằng thanh niên hiện nay rất năng động và nhạy bén nhưng không có sự cân nhắc kĩ lưỡng trước các quyết định của mình, bà gửi gắm: “Thanh niên bây giờ năng động lắm. Họ tìm việc rồi thích thì nhảy qua chỗ khác làm, nhiều bạn lại cứ đứng núi này trong núi nọ nói thật, nhảy chỗ làm miết thôi. Đó là nhu cầu của các bạn, nhưng cái tư duy nhanh nhẩu đó không nên có trong công tác cộng đồng vì đây là công tác cần sự bám trụ. Vì vậy tư duy dài hơi và nỗ lực bền bỉ rất là cần thiết, cả sự bản lĩnh của chính các bạn nữa”.
THANH TUYỀN
Theo_PLO
Bài học trong giải phóng mặt bằng ở Vũng Tàu
Sau đối thoại, Giám đốc Lê Ân đã tự nguyện tháo dỡ toàn bộ 18 căn nhà trọ, đồng thời hiến 125 m 2 đất ở để TP Vũng Tàu triển khai dự án thu gom, xử lý thoát nước.
Sau đối thoại, Giám đốc Lê Ân đã tự nguyện tháo dỡ toàn bộ 18 căn nhà trọ, đồng thời hiến 125 m 2 đất ở để TP Vũng Tàu triển khai dự án thu gom, xử lý thoát nước.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), sau nhiều năm "vướng" giải phóng mặt bằng (GPMB) đã có đất sạch để triển khai. Câu chuyện về việc người dân tự nguyện tháo dỡ nhà cửa, bàn giao mặt bằng (BGMB), sau khi tiếp xúc, đối thoại với lãnh đạo thành phố, đã trở thành một nét mới rất riêng của Vũng Tàu trong công tác GPMB vốn nhiều khó khăn và rất nhạy cảm này.
Công khai xin lỗi dân
Cuộc đối thoại mới đây của lãnh đạo TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), gồm cả Bí thư Thành ủy Mai Ngọc Thuận và Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Lập, với bảy hộ dân cuối cùng nằm trong diện giải tỏa để thực hiện dự án Bệnh viện đa khoa Vũng Tàu. Cuộc đối thoại kết thúc bằng lời phát biểu đầy cảm động và chân thành của anh Nguyễn Hoài Hương, đại diện cho gia đình bác Phan Thị Nhuần, phường 11, TP Vũng Tàu, một trong những hộ dân có diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất: "Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo TP Vũng Tàu. Buổi đối thoại hôm nay đã giải tỏa tất cả những bức xúc của gia đình chúng tôi từ trước đến nay. Những việc thành phố đã làm, chúng tôi xin ghi nhận; những việc thành phố làm chưa tốt, lãnh đạo thành phố đã công khai xin lỗi, tất cả chúng tôi sẵn sàng bỏ qua. Chúng tôi hứa sẽ BGMB sớm nhất để thành phố triển khai dự án". Buổi đối thoại kết thúc trong không khí thân tình và đầy trách nhiệm.
Dự án Bệnh viện đa khoa Vũng Tàu, quy mô 350 giường bệnh, là một trong những dự án lớn của TP Vũng Tàu. Tuy nhiên, suốt những năm qua, dự án gần như chỉ giẫm chân tại chỗ bởi vướng... GPMB. Trong năm vấn đề mà bảy hộ dân cuối cùng kiến nghị, vẫn chủ yếu là những "bất đồng" trong việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật giữa người dân và chính quyền địa phương về chính sách bồi thường, giá đất, mức hỗ trợ... Bí thư Thành ủy Mai Ngọc Thuận khẳng định: "Nếu cô bác nào ngồi đây có văn bản pháp quy chứng minh thành phố làm sai, áp dụng mức hỗ trợ không có lợi cho bà con cô bác, TP Vũng Tàu xin nhận khuyết điểm và sẵn sàng điều chỉnh. Nếu không, mong cô bác ủng hộ thành phố, ủng hộ một dự án đầy tính nhân văn và rất nhiều kỳ vọng". Đáp lại niềm mong mỏi của lãnh đạo TP Vũng Tàu là những tràng pháo tay của tất cả các hộ dân có mặt tại hội trường hôm đó.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Lập chia sẻ: Trước những bức xúc của người dân trong quá trình thu hồi đất, việc đầu tiên thành phố phải làm là rà soát lại toàn bộ hồ sơ và quy trình làm việc. Nếu có sơ suất làm ảnh hưởng quyền lợi của người dân cần nhanh chóng khắc phục và công khai xin lỗi. Nếu đã làm đúng cần giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu. Cán bộ, công chức phải đặt mình trong hoàn cảnh của người dân bị thu hồi đất mà thực hiện chức trách của mình.
Tăng cường đối thoại
Trong số những dự án đang triển khai trên địa bàn TP Vũng Tàu, Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (xã Long Sơn) được xem là dự án lớn nhất, với tổng mức đầu tư hơn 4,5 tỷ USD, tổng diện tích đất phải thu hồi hơn460 ha. Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Trình chia sẻ: Đây là dự án trọng điểm quốc gia, khá hóc búa trong công tác GPMB không chỉ bởi diện tích thu hồi lớn mà còn bởi sự phức tạp trong xác định nguồn gốc đất, áp giá đền bù, tính mức bồi thường... Một số vấn đề địa phương đã phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.
Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu Nguyễn Lập cho biết: Để làm tốt công tác GPMB dự án này, thành phố thường xuyên tổ chức tiếp xúc và đối thoại với người dân, cả định kỳ lẫn bất thường. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đến người dân cũng được triển khai quyết liệt. Đến thời điểm hiện nay, chỉ còn chín hộ sử dụng đất thuộc Tập đoàn muối số 1 chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chưa BGMB với diện tích 23,31 ha. TP Vũng Tàu sẽ tiếp tục vận động để các hộ dân này sớm bàn giao trong tháng 11. Như vậy, về cơ bản, công tác GPMB của dự án trọng điểm quốc gia này đã cơ bản hoàn thành mà không phải sử dụng đến bất cứ hình thức cưỡng chế nào. Chủ tịch UBND xã Long Sơn Lê Xuân Tú cũng cho biết thêm, ngoài tiếp xúc, đối thoại, xã Long Sơn còn tiến hành khảo sát về tình trạng việc làm và nguyện vọng chuyển đổi nghề nghiệp đối với 150 hộ dân có đất bị thu hồi nhằm hỗ trợ người dân ở mức cao nhất nên địa phương đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía người dân. Không ít hộ dân đã chủ động tháo dỡ nhà cửa, tài sản trên đất để BGMB. Cá biệt có trường hợp dù chưa nhận đủ tiền bồi thường vẫn sẵn sàng chuyển đến nơi ở mới. Với tiến độ như hiện nay, có thể khẳng định chắc chắn cam kết BGMB dự án của địa phương cho phía chủ đầu tư vào cuối năm nay sẽ được thực hiện.
Việc tăng cường đối thoại, tiếp xúc với người dân, vừa để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, vừa để tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đã trở thành "chìa khóa" thành công và trở thành một nét mới rất riêng của Vũng Tàu trong công tác GPMB trên địa bàn thời gian qua. Ông Lê Ân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lê Hoàng, chủ đầu tư Khu du lịch Chí Linh, TP Vũng Tàu, tâm sự: "Tôi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan công tác GPMB dự án thu gom, xử lý thoát nước TP Vũng Tàu. Sau những buổi làm việc và đối thoại với đồng chí Chủ tịch UBND thành phố, hiểu được tình cảm và trách nhiệm nặng nề của người lãnh đạo địa phương, tôi đã chủ động tháo dỡ toàn bộ 18 căn nhà trọ để BGMB cho phía chủ đầu tư mà không đòi hỏi bất cứ chi phí nào. Không những vậy, tôi còn xin hiến toàn bộ hơn 125 m2 đất ở và tài sản trên đất để thành phố thực hiện dự án mà không đòi hỏi bất cứ khoản đền bù nào. Tất cả đều xuất phát từ sự chân thành, gần gũi mà các đồng chí lãnh đạo thành phố dành cho tôi và tôi thấy mình phải có trách nhiệm".
Với những cách làm sáng tạo, hiểu dân và gần dân, tăng cường đối thoại với người dân, TP Vũng Tàu đang dần trở thành một "điểm sáng" của toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác GPMB, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện kéo dài và đông người như những năm trước đây.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ ANH TUẤN
Theo_Báo Nhân Dân
Nhiều chủ đầu tư chưa chấp hành tốt công tác PCCC Đây là đánh giá được đưa ra tại thông báo kết luận của Trưởng đoàn giám sát Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam về việc chấp hành pháp luật phòng cháy, chữa cháy (PCCC) sau khi giám sát thực tế tại các chung cư cao tầng, khu công nghiệp, trung tâm thương mại và chợ trên địa bàn TP. Giám...