‘Tiền khéo, tiền khôn’ phiên bản mới giúp người dân tiếp cận tài chính dễ dàng
Sáng 27/1 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Đài truyền hình Việt Nam (VTV) giới thiệu chương trình “ Tiền khéo tiền khôn năm 2022″.
Đây là một chương trình được thực hiện theo format trò chơi truyền hình (gameshow) có hình thức gần gũi, hứa hẹn có sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng.
Kể từ ngày 7/2, “ Tiền khéo tiền khôn 2022″ sẽ phát sóng vào 20 giờ 30 phút – 21 giờ 15 phút thứ Hai hàng tuần trên VTV3.
Tại họp báo, bà Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ truyền thông (NHNN) cho biết: Việc giáo dục, phổ biến kiến thức tài chính – ngân hàng đã và đang trở thành một trong những chính sách ưu tiên dài hạn không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, do tác động của COVID-19 lên mọi mặt đời sống xã hội và cũng chính sự phát triển nhanh chóng của khu vực tài chính với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng đa đặt ra yêu cầu trang bị, phổ biến kiến thức và kỹ năng tài chính ngân hàng cho mọi tầng lớp người dân.
“Việc này sẽ góp phần cải thiện nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, tạo nên một xã hội có thói quen/tư duy/hành động phù hợp liên quan tới ngân hàng trong mọi vấn đề của cuộc sống. Việc trang bị, phổ biến kiến thức tài chính – ngân hàng giúp tăng tiết kiệm trong dân cư, khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính, từ đó, giảm thiểu chi phí cho xã hội, góp phần tạo nguồn kênh dẫn vốn chính thức cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, đại diện NHNN cho biết.
Số đầu tièn năm 2022 dự kiến ra mắt vào ngày 7/2/2022 (mùng 7 Tết). Chương trình có sự tham gia của những nghệ sỹ, diễn viên, ca sỹ nổi tiếng. Với nhiều đổi mới “Tiền khéo, tiền khôn năm 2022″ được xây dựng căn cứ theo nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng và đặc biệt trên cơ sở nắm bắt các vấn đề mà người dân, doanh nghiệp quan tâm. Theo đó, những thông tin, kiến thức tài chính – ngân hàng được truyền tải đến với công chúng thông qua các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, gần gũi và thiết thực với đời sống hằng ngày, giúp khán giả dễ dàng trong việc tiếp cận các kiến thức, kỹ năng tài chính ngân hàng. Chẳng hạn các thông tin về tính năng, lợi ích của các loại thẻ ngân hàng và các phương thức thanh toán hiện nay, những lưu ý để đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán, các cách thức tiếp cận vốn ngân hàng, lưu ý khi gửi tiết kiệm…
“Các chương trình này đã sử dụng các hình thức truyền thông đa dạng, sáng tạo, giúp kiến thức, thông tin khô khan về tài chính ngân hàng trở nên đơn giản và được người dân nắm bất một cách dễ dàng. Đây là một giải pháp mới, tiên phong trong việc sử dụng hình thức trò chơi truyền hình để phổ biến kiến thức tài chính – ngân hàng cho người dân tại Việt Nam”, bà Anna Szalwicki, đại diện Quỹ hợp tác Quốc tế German Sparkassenstiftung DSIK, Phó Điều phối viên khu vực Đông Nam Á nhận định.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng "nhắc" 5 giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm với mức tăng 90% về số lượng và 150% về giá trị.
Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ chương trình "Ngày không tiền mặt 2021", dưới sự chỉ đạo nội dung từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), Báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo "Tiến tới quốc gia không tiền mặt".
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: SBV)
Thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh
Tại Hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng quy định pháp lý tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ như: Quy định hướng dẫn các ngân hàng mở tài khoản thanh toán thông qua xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC); Trình Chính phủ ký Quyết định thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán (mã QR code, thẻ Chíp nội địa,..) tạo thuận lợi cho kết nối thanh toán liên thông, giảm chi phí chấp nhận thanh toán; Trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) với nhiều điểm mới nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý chắc chắn, đầy đủ, rõ ràng, qua đó tạo thuận lợi hơn nữa cho TTKDTM.
Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán tích cực nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối với các dịch vụ khác trong nền kinh tế thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng...
Nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí như thanh toán qua mã phản hồi nhanh -QR code, thanh toán phi tiếp xúc (contactless), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích lớn và giá trị thiết thực cho khách hàng.
Ở mức độ toàn ngành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán được chú trọng đầu tư, nâng cấp hoạt động thông suốt, an toàn đảm bảo sự kết nối liên thông giữa các ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán điện tử của người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Đặc biệt, thời gian qua, trước ảnh hưởng của dịch Covid 19, bên cạnh các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thạnh toán hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp.
Tổng số tiền giảm phí ngành ngân hàng năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng (tính cả năm 2020 thì con số này khoảng trên 2.000 tỷ đồng); khoảng 80% giao dịch thanh toán cá nhân trên kênh điện tử đã được miễn phí.
Toàn cảnh tọa đàm. (Ảnh: SBV)
Về chuyển đổi số ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, 95% TCTD đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số (CĐS).
Hiện có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internetbanking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm thanh toán QR, gần 298 nghìn POS. 9 tháng đầu 2021 so với cùng kỳ 2020, thanh toán Mobile tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị; Thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.
Đặc biệt, vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán luôn được quan tâm; khách hàng được đặt là vị trí trung tâm ưu tiên trong việc quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, quyền lợi hợp pháp luôn được đảm bảo.
Công tác truyền thông, giáo dục tài chính được ngành Ngân hàng chú trọng với các chương trình như "Tiền khéo tiền khôn", "Tay hòm chìa khóa" và cuộc thi "Hiểu đúng về tiền"... qua đó góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, giảm thiếu rủi ro cho người dân trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, từ đó thúc đẩy TTKDTM và phát triển tài chính toàn diện.
Những nỗ lực đó đã được phản ánh qua số liệu tăng trưởng, cụ thể: thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm với mức tăng 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số.
Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. (Ảnh: N.P)
5 giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Định hướng trong thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chi biết, NHNN sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, thúc đẩy TTKDTM trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ,.. trong đó trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech Sandbox) và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện,nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.
Thứ tư, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT đảm bảo hoạt động đúng quy định, thông suốt, an toàn;
Thứ năm, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng.
Bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông, NHNN. (Ảnh: SBV)
Về định hướng công tác truyền thông-giáo dục tài chính thời gian tới, bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN) cho biết một trong những mục tiêu quan trọng là: Nâng cao nhận thức của công chúng về tài chính - ngân hàng, TTKDTM, từ đó thay đổi hành vi, thói quen và phương thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, bảo vệ người sử dụng dịch vụ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng...với công chúng mục tiêu là giới trẻ, phụ nữ, người nghèo, người già, hưu trí, công nhân và người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những đối tượng yếu thế trong xã hội. Nội dung truyền thông sẽ tiếp tục đề cập đến các tiện ích, giá trị, cách sử dụng các hình thức TTKDTM, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán, vấn đề minh bạch về phí thanh toán...Hình thức truyền thông sẽ ngày càng sáng tạo, phong phú, đổi mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0...
Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ truyền thông NHNN: Phải thay đổi nhận thức, hành vi dùng tiền mặt của người dân "Chủ trương chung của Chính phủ hiện nay là phát triển xã hội số, kinh tế số, theo đó phải có sự dịch chuyển chung về thanh toán không dùng tiền mặt của cộng đồng, với khu vực nông thôn chiếm hơn 60% dân số, nên thay đổi phải trước hết phải từ khu vực này", bà Lê Thị Thúy Sen-Vụ trưởng Vụ...