“Tiền học thêm của con mình một tháng 20 triệu” – Tâm sự thật lòng của ông bố khiến hội phụ huynh hoa mắt chóng mặt
Dù số tiền học thêm là quá lớn khiến nhiều người hoài nghi nhưng ông bố này một mực khẳng định, con số mình đưa ra hoàn toàn có thật.
Chuyện học thêm của học sinh là chuyện “nói mãi không hết” từ xưa đến nay. Dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản cấm dạy thêm học thêm nhưng nhu cầu được cho con “học cả thế giới” của nhiều ông bố bà mẹ là có thật. Ngoài thời gian học chính khóa ở trường, họ đăng kí cho con thêm đủ thứ môn học.
Tuy nhiên, đầu tư chọc thêm cho con đến 1 tháng… 20 triệu như ông bố sau đây thì đúng là khiến dân tình… lác mắt. Bởi thế cho nên, chia sẻ “thật lòng” của anh này ngay lập tức gây “sóng gió” trên mạng xã hội.
Chia sẻ thu hút quan tâm của ông bố.
Phụ huynh này kể:
Tiền học thêm trung bình một tháng của con nhà em đã là hơn 20 triệu (đó là chưa tính tiền học chính và học thêm ở trường). Tất cả các khoản học thêm đó đều do mình vợ em đăng ký, còn tiền học lẫn tiền chi tiêu trong gia đình đều do em chi trả, vợ em k hông đi làm, chỉ ở nhà làm đỡ em việc nhà với bán hàng on line lặt vặt thôi nên em không bắt phải góp tiền cho gia đình.
Không phải em tiếc rẻ gì đâu nhưng thực tình bắt con nó học nhiều quá đủ các môn toán lý hoá, tiếng Anh, tiếng Hàn. Sáng trưa chiều tối kể cả ngày nghỉ hầu như lúc nào cũng phải đi học. Cháu nó cũng tâm sự là cảm thấy mệt mỏi áp lực và không theo kịp tất cả các chương trình học nhưng vợ em không nghe còn mắng là lười, kém cỏi.
Nhiều lúc em bênh con bảo học nhiều như thế sao con nó chịu được nhưng vợ vẫn bảo thủ nói rằng phải như thế mới giỏi được. Trong khi bản thân vợ thì trái ngược lại, thời đi học cô ấy rất lười học, bỏ học đi chơi suốt ngày, chỉ cố học đến lớp 11 xong bỏ.
Dưới bài đăng, nhiều người cho rằng anh này đang… nói phét để khoe mẽ, bởi học gì cũng không thể tới 20 triệu đồng. Tuy nhiên, anh này khẳng định mình đang nói sự thật, và việc tâm sự lên đây là để giải tỏa nỗi lòng và xin mọi người lời khuyên chứ khoe khoang cũng chẳng ai biết cả.
Phụ huynh vừa hoài nghi vừa lên tiếng chỉ trích.
Bài đăng sau đó cũng nhận về hàng ngàn bình luận và chia sẻ. Hầu hết đều có chung ý kiến rằng vợ anh này quá bảo thủ mà anh làm chồng cũng không có tiếng nói, cuối cùng người chịu khổ là đứa trẻ.
Video đang HOT
Nhiều người còn nhận xét, ép con học ngày học đêm trong khi mẹ ” bỏ học đi chơi suốt ngày, chỉ cố học đến lớp 11 xong nghỉ” thì chẳng khác nào bắt con sống với ước mơ của bản thân.
” Chắc tại vợ anh thấy ngày xưa học ít sau này khổ nên bắt con học, mỗi tội làm không đúng cách. Như này chẳng mấy con bị trầm cảm. G iờ ai bắt con học nhiều thế nữa, thích cái gì thì học, thiên tài nó cũng chẳng giỏi hết mọi lĩnh vực được . Tôi bằng thạc sĩ với đống chứng chỉ bằng cấp ngoại ngữ các kiểu mà chỉ mong con sau này hạnh phúc với theo đuổi được sở thích bản thân là đủ mừng rồi”, một người nhận xét.
Ý kiến khác cho rằng: ” Không hiểu thời gian đâu mà đứa trẻ có thể học chừng ấy môn học. Trong khi cả ngày đã học ở trường rồi? ” Cha me đôc hai” tư chương trinh truyên hinh đên sach cung co luôn. Tôi nghi nêu ban lam cha me thi it nhât hay tim đoc cuôn sach đo 1 lân ” .
“Yêu” con thế này bằng 10 hại con
Tâm lý nặng nề về điểm số, xếp hạng, sĩ diện… nên bố mẹ luôn mong muốn con được học trước kiến thức, phải trở thành “thần đồng” trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Căn bệnh thành tích trong học hành, thi cử đã bám sâu vào suy nghĩ của phụ huynh khiến nhiều trẻ tuy mới chỉ học bậc tiểu học đã phải chịu nhiều áp lực trong việc học hành, thi cử.
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, ép trẻ học thêm nhiều sẽ khiến chúng giảm hứng thú, xuất hiện tâm lý sợ học, chán học. Từ đó, trẻ không còn cảm nhận niềm vui đi học, giảm hứng khởi, thiếu sự sáng tạo. Trẻ cũng có thể đẩy mình vào thế căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi với những áp lực học tập.
Nhiều khi, cha mẹ không thấu hiểu nhu cầu của con cái và ngược lại. Cha mẹ muốn nhưng trẻ lại không, trẻ cần nhưng cha mẹ không đáp ứng. Với tâm lý “học vì cha mẹ” (không học là không xong, điểm kém sẽ la rầy), trẻ học như một con vẹt, như một cỗ máy chứ không học say mê, dẫn đến việc học để đối phó, học đó rồi quên đó chứ không lưu vào bộ não.
Điều đó còn dẫn tới nguy cơ phá vỡ mối quan hệ thân tình, phá vỡ sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Lâu dài, trẻ cảm thấy dễ bị stress, cảm thấy cha mẹ chính là người gây sức ép cho mình, trẻ sợ đối mặt với bố mẹ, từ đó giữa bố mẹ và con cái thiếu sự chia sẻ là điều rất nguy hiểm.
Làm cha mẹ ai chẳng muốn con mình ngoan, học giỏi, được vào những trường điểm. Nhưng không phải vì thế mà uốn nắn con vào “kỷ luật thép” khắc nghiệt, kỳ vọng quá nhiều vào con, đòi hỏi con bằng mọi giá phải theo tiêu chuẩn mà ba mẹ đề ra. Điều đó đi ngược lại với tự nhiên, học không theo khoa học.
Mục tiêu của học sinh là vui chơi, học kỹ năng mềm, giao tiếp, ứng xử. (Ảnh minh họa)
Ước vọng lớn nhất của cha mẹ là sự thành công của con. Nhưng vì thế mà chúng ta đang áp đặt quá nhiều kỳ vọng và ước mơ của mình lên con trẻ. Đã bao giờ bạn ngừng lại một chút và tự hỏi: “Ước mơ thực sự của con là gì? Con có hạnh phúc khi thực hiện ước mơ đó của bạn?”
” Tôi cho rằng mục tiêu của học sinh là vui chơi, học kỹ năng mềm, giao tiếp, ứng xử, tạo cảm hứng trong việc học, và tập trung vào điều làm các em hứng thú nhất, chứ không phải tập trung vào ganh đua điểm cao thấp các môn theo mong muốn cha mẹ.
Cái cần nhất sau này cho các em khi ra trường là kỹ năng mềm. Có cảm hứng trong cuộc sống và công việc thì các em mới có thể tự học. Tự học hỏi mới là chính yếu. Học thêm thật nhiều cũng chẳng thể so sánh với khả năng yêu thích tự học hỏi của mỗi học sinh. Bạn ép học thêm nhiều khi còn phản tác dụng, gây hại chứ không có lợi cho con cái ” , một phụ huynh nêu ý kiến.
Bộ ảnh Cuối cấp học sinh share ầm ầm, phụ huynh rưng rưng nhận ra bài học lớn
Đây là nỗi lòng của mọi học sinh muốn gửi gắm tới cha mẹ mình.
Có lẽ đối với nhiều người, 12 năm đi học là một quãng thời gian rất dài phải chịu áp lực từ cha mẹ và những người xung quanh. Đặc biệt ở những mốc quan trọng như thi vào 10, thi đại học, các em học sinh càng phải chịu nhiều kỳ vọng và áp lực hơn.
Vừa qua, một bộ ảnh kể về những tâm sự, nỗi lòng muốn được cha mẹ thấu hiểu từ các em học sinh lớp 12 được chia sẻ trên mạng và nhận được sự chú ý của cư dân mạng.
Bộ ảnh được đăng lên cùng lời giới thiệu:
" "CUỐI CẤP"
Nhận được những câu chuyện của các bạn học sinh về quãng thời gian học cấp ba, chúng mình đã được thôi thúc để cho ra bộ ảnh này.
Bộ ảnh này là những tâm sự chúng con đã chỉ có thể giấu kín và chưa bao giờ tìm được người lắng nghe. "
Chúng con là những "người câm". Chúng con chỉ có thể nghe người lớn "chỉ bảo" và làm theo. Đến nỗi, chúng con lạc mất tiếng nói của chính mình, chỉ biết ngoan ngoãn nghe lời như những con robot được lập trình sẵn.
Chúng con là những "người bận bịu". Những cô cậu học trò 16 -17 tuổi, bước ra khỏi nhà từ sáng sớm, trở về nhà lúc đêm muộn. Các cô chú công nhân có khái niệm đi làm ca ngày, ca đêm; còn chúng con lại có những ca học thêm ngoài trường dài 2 tiếng mỗi môn học, một ngày sương sương 3 đến 4 ca ngoài giờ học chính khóa. Cùng sử dụng trí óc để làm việc, các anh chị nhân viên văn phòng có thể chăm chỉ tăng ca đến 8 giờ tối, còn chúng con, thậm chí có thể cật lực ngồi bàn học đến giữa đêm, rạng sáng. Rồi nhìn lại, chúng con ước một ngày có nhiều hơn 24 tiếng, để đủ học, đủ chơi, đủ ngủ.
Chúng con là những "người tầm thường". Không, chúng con chỉ bình thường, chúng con không tầm thường. Làm ơn hãy chấp nhận khi chúng con được là chính bản thân mình, đừng bắt ép con phải đi theo con đường khuôn mẫu của mấy người mang tên "Con người ta".
Chúng con là những "con bệnh". Mệt mỏi, stress, những suy nghĩ tiêu cực, chúng là những khối u tâm lí bên trong chúng con. Chúng con muốn đẩy chúng ra bên ngoài, nhưng không một ai hiểu không một anh lắng nghe.
Chúng con không phải những "người toàn năng", giỏi môn này dốt môn kia là chuyện dễ hiểu. Chúng con luôn khuyến khích mình hãy nghĩ rằng, điểm số không quan trọng. Nhưng thực sự, học lệch, điểm lệch vẫn là vấn đề gây cho chúng con rất nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Chúng con mệt lắm, chúng con biết mình phải cố gắng trên cả sức mình để thi tốt nghiệp, thi đại học. Nên, người lớn ơi, hãy động viên chúng con, hãy nhìn vào sự cố gắng của chúng con.
Chúng con là ca sĩ, nhà văn, doanh nhân, nhiếp ảnh gia,... Chúng con là những thiên tài, theo cách của riêng mình.
Liên hệ với em Đoàn Thị Kim Huệ (học sinh lớp 12E - THPT Bình Giang, Hải Dương), em cho biết ý tưởng của bộ ảnh bắt nguồn từ chính những câu chuyện mà mỗi học sinh cuối cấp đều đang trải qua: "Về ý tưởng của bộ ảnh, em đã chứng kiến nhiều câu chuyện của các bạn học sinh cấp 3 trên mạng xã hội, cũng đã nghe được tâm sự của rất nhiều các bạn cùng tuổi mình và cả những bạn nhỏ tuổi hơn mình nữa, một vấn đề chung mà các bạn đang gặp phải đó chính là áp lực, không chỉ đến từ vấn đề học tập, mà còn đến từ việc bọn em không được chấp nhận được là chính mình và đi trên con đường của mình. Chúng em coi bộ ảnh này như sự đồng cảm với các bạn học sinh khác và cũng như thay lời chúng em muốn nói với ba mẹ, thầy c. Chúng em muốn nhận được lời động viên từ họ hơn là những lời nói làm chúng em nhụt chí".
Sau khi bộ ảnh được tung ra, Kim Huệ cùng cả lớp đã nhận được rất nhiều lời khen. "Thầy cô và bố mẹ dường như lắng nghe và thấu hiểu chúng em hơn. Có thể ngồi lại nói chuyện, tâm sự với cha mẹ những ước mơ, nguyện vọng của bản thân. Có một vài bạn trong lớp, em không tiện kể tên ở đây, đã chia sẻ những tâm sự của mình qua bộ ảnh này. Theo phản hồi của các bạn, cách nhìn nhận của những phụ huynh đã thay đổi theo hướng tích cực hơn rất nhiều, chúng em rất vui khi những nỗi lòng trong mình bấy lâu nay được giải tỏa. Thực sự phải cảm ơn bộ ảnh này!", Kim Huệ chia sẻ.
Bộ ảnh "Cuối cấp" được thực hiện bởi tất cả thành viên trong lớp 12E - THPT Bình Giang. Mỗi người đều góp một chút công sức nên mọi thứ được chuẩn bị và hoàn thành rất nhanh.
"Bộ ảnh này thì không phải mất chi phí gì cả ạ, bọn em tận dụng tất cả những gì bọn em có, sáng tạo và hoàn thành thôi ạ. Bọn em tận dụng thời gian thời ra chơi để chụp ảnh và mất khoảng 3 ngày để chỉnh màu cũng như lên nội dung ạ", Kim Huệ cho biết.
Hiện, bộ ảnh này nhận được hơn 31 nghìn lượt tương tác, hơn 5 nghìn lượt chia sẻ. Nhiều em học sinh cũng cảm thấy như được bộ ảnh nói hộ nỗi lòng.
Mỹ Xuyên Phan: "Và quan trọng hãy cho chúng con đi theo con đường mình chọn miễn là không phạm pháp, đừng nói ngành chúng con học sẽ chẳng có ít gì, ngành abc tốt hơn, đừng bắt chúng con theo cái khuôn mẫu (người lớn hơn sẽ hiểu biết hơn chúng con) không được cãi lời...".
Quỳnh Châu: "Bộ ảnh nói lên tất cả . Đọc mà thấm từng câu . Nói chung là "chất"".
Thái Quỳnh: "Chỉ mong ba mẹ hiểu cho mình 1 phần nhỏ thôi. 1 tuần đi học không được nghỉ ngơi 1 ngày không được động viên mà toàn nhìn vào 1 chút khuyết điểm nhỏ của con mà la mắng... Con cũng mệt mỏi lắm, ngồi giải bài toán không ra mà con bật khóc... Con áp lực lắm".
Gặp mặt chàng trai Hàn, cô gái Việt quên luôn mục đích ban đầu vì đối phương quá đẹp trai, bố mẹ vợ phán đúng 1 câu về con rể tương lai mà "mát lòng mát dạ" Yêu chiều người yêu là vậy nhưng chàng trai này cũng rất "áp đặt" cô. Biết được nguyên cớ của sự áp đặt đó khiến ai nấy tấm tắc. Có những câu chuyện cứ ngỡ là định mệnh. Duyên số đã khéo se duyên cho hai con người đến được với nhau theo cách thức thật bất ngờ. Anh chàng Hàn Quốc đẹp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đêm không ngủ chờ "concert quốc gia" Day 4: Ai có mặt từ 1 giờ sáng và đã ngắm bình minh, điểm danh nào!!!

Thanh niên nổi tiếng mạng đã đến TP.HCM sau 22 ngày đạp xe từ Hà Nội, nói 5 từ không ngờ khi đã kịp "deadline"

0h tại TP.HCM: Nhiều người "cắm trại" xuyên đêm, háo hức chờ xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành sáng 27/4

Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"

Chàng trai được 15 phú bà bao nuôi, làm việc nhà 3 tiếng nhận 29 triệu đồng

Cố vượt qua rào chắn tàu hỏa, người đàn ông khiến vợ gặp họa, camera an ninh ghi lại cảnh đáng sợ

Người đàn ông nhận thừa kế ngôi nhà 3 tỷ VNĐ nhưng nhất quyết không ở, đi hơn 500km để gặp cảnh sát

Phụ huynh Hà Nội choáng váng: Đến thăm 1 trường mầm non theo review trên MXH, phát hiện trường hoạt động trái phép gần 3 năm!

Nét căng các visual cực phẩm tại "concert quốc gia" Day 3: Ở nhà ngắm cỡ này, xem trực tiếp còn cỡ nào!

Kể về ông nội bằng 3 dòng chữ, cô gái khiến hàng nghìn người xúc động: Đọc bình luận mới thấy "gen yêu nước" thực sự có trong mọi nhà!

Sự thật "trần trụi" về cuộc sống của cặp vợ chồng bán nhà, du lịch khắp thế giới

Thấy xe và dép con trên cầu, mẹ già khóc ngất
Có thể bạn quan tâm

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa
Thế giới
09:35:31 27/04/2025
Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI
Thế giới số
09:32:02 27/04/2025
Xe côn tay 110cc thiết kế thể thao, giá rẻ như xe số
Xe máy
09:31:51 27/04/2025
Wolkswagen trình làng 3 mẫu xe ô tô điện công nghệ cao
Ôtô
09:28:14 27/04/2025
Số phận hơn 1.000 học sinh, sinh viên liên quan vụ án Phó Đức Nam
Pháp luật
09:20:36 27/04/2025
Tình cảnh đáng thương của Kỳ Hân vợ Mạc Hồng Quân sau vụ gãy chân vì chơi pickleball
Sao thể thao
09:01:09 27/04/2025
Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025
Du lịch
08:51:33 27/04/2025
Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc
Lạ vui
08:19:43 27/04/2025
7 nàng công chúa đẹp nhất Hàn Quốc: Park Min Young chỉ đứng thứ 5, hạng 1 nhan sắc đúng chuẩn sách giáo khoa
Hậu trường phim
08:16:33 27/04/2025
Sao Việt 27/4: Huyền Baby tình tứ chồng đại gia, Xuân Hinh ước trẻ lại tuổi 18
Sao việt
08:05:01 27/04/2025