Tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn như muối bỏ bể, dân Thủ đô chật vật nợ nần
Nhận tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch xong không đủ trả nợ lãi, thức ăn chăn nuôi…, nhiều hộ dân ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phải ngược xuôi làm đủ nghề để mưu sinh và trả nợ tiếp.
Trang trại lợn quy mô lớn hơn 5.000 con của ông N.V.V ở xã Việt Long tan hoang sau “bão” dịch.
Hỗ trợ không đủ trả nợ
Là hộ được nhận số tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch cao nhất xã Việt Long trong đợt 1 vừa qua nhưng hai vợ chồng anh Đào Văn Hòa ở thôn Tiên Tảo vẫn không đủ trả nợ lãi vay, tiền thức ăn chăn nuôi… Bây giờ, vợ chồng anh phải chuyển đi buôn cá ở chợ xã để có thêm thu nhập trả nợ và nuôi 4 đứa con của mình.
Vào những ngày này, dù tiết trời nắng nóng như đổ lửa nhưng vợ chồng anh Hòa và chị Hoa vẫn phải ngược xuôi tìm đầu mối mua cá đưa về chợ để bán. “Hôm chích điện, đưa lợn về với đất, vợ con kêu khóc thảm thiết hơn nhà có tang, tôi cũng gục luôn, nhưng nghĩ các cháu nheo nhóc đang tuổi ăn, tuổi học nên vợ chồng đành vực nhau gượng dậy tìm đường khác mưu sinh”, anh Hòa kể.
Sau khi đàn lợn gần 80 con của gia đình bị nhiễm dịch bệnh phải tiêu hủy khoảng 1 tháng trước, ngày 30/5 vừa rồi vợ chồng anh Hòa nhận được thông báo lên xã để nhận tiền hỗ trợ. Cũng đúng hôm đó, các chủ nợ gọi điện đòi, thành ra toàn bộ số tiền anh Hòa nhận được khoảng 145 triệu đồng chưa về tới nhà đã “bốc hơi” hết.
Chuồng trại của gia đình bà Nguyễn Thị Hoa hoang tàn sau khi dịch tả lợn châu Phi “càn quét” qua.
“Có tiền trả nợ sớm chúng tôi cũng mừng, nhưng về lâu về dài vợ chồng tôi chưa biết bấu víu vào đâu để mưu sinh và lo cho các cháu ăn học”, anh Hòa ngậm ngùi chia sẻ.
Đang bán cá cho khách ở chợ, thấy có người nhắc đến chuyện tiêu hủy lợn dịch, chị Nguyễn Thị Hoa (vợ anh Hòa) lại ứa nước mắt bảo: “Chuyện qua rồi, mọi người đứng nhắc lại nữa, chúng tôi đã đủ đau xót rồi, không chịu đựng thêm được nữa đâu”.
Cùng trong tình cảnh với gia đình anh Hòa, 53 hộ mới nhận tiền hỗ trợ ở xã Việt Long cũng đang chật vật với cuộc sống mưu sinh. Bà Nguyễn Thị Tình ở thôn Tiên Tảo cho biết, dù may mắn nhận được tiền hỗ trợ sớm hơn các hộ khác trong xã nhưng bà con ở đây vẫn bị mất nghề, mất nguồn thu nhập chính vì chưa ai dám chăn nuôi lợn trở lại.
“Bán rau, bán cá… cũng chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt để cầm cự qua ngày thôi. Còn về lâu về dài ở nông thôn không nuôi lợn, làm ruộng thì không có nghề nào để làm nữa, bà con hết tuổi lao động lại khổ cực, bơ vơ, nghèo đói quay lại…”, bà Tình nói.
Vào thời gian này, ông N.V.V, chủ trang trại có đàn lợn hơn 5.000 con mới bị tiêu hủy vì dính dịch tả lợn châu Phi ở xã Việt Long phải tìm đến nhà bạn bè để chơi cờ cho khuây khỏa tinh thần.
“Tưởng rằng đầu tư chăn nuôi hiện đại, máy móc công nghệ cao sẽ thắng dịch nhưng không ngờ tôi vẫn bị nó hạ gục, giờ vợ chồng tôi thực sự mất niềm tin vào chăn nuôi rồi, khả năng sắp tới chúng tôi phải bán trại, bỏ nghề thôi”, ông nói.
Theo ông V, do đàn lợn của gia đình ông quá lớn và khi bị bị dịch đúng vào thời điểm giá lợn xuống thấp nên dù nhà nước có chính sách hỗ trợ nhưng cũng không bù đắp nổi, ước tính gia đình ông bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Video đang HOT
Mất nghề nuôi lợn, hiện vợ chồng anh Đào Văn Hòa đang phải buôn cá tại chợ xã để kiếm tiền mưu sinh, nuôi con.
Tỷ lệ tiêu hủy lợn dịch lên đến trên 80%
Là “thủ phủ” chăn nuôi lợn ở Hà Nội và cũng là địa phương bị dịch cuối cùng nhưng số lượng đàn lợn phải tiêu hủy ở xã Việt Long lại nhiều nhất thành phố. Tính đến ngày 31/5, tổng số lượng lợn bị tiêu hủy của xã lên đến gần 8.000 con/9.500 con (chiếm trên 80% tổng đàn của xã) với số hộ thiệt hại là 321 hộ/557 hộ nuôi lợn của xã này.
“Dù công bố dịch cuối cùng của huyện nhưng đến giờ hậu quả mà chúng tôi và bà con đang gánh chịu là quá lớn, ngoài sức tưởng tượng”, ông Nguyễn Ngọc Chuyền – Chủ tịch UBND xã Việt Long nói.
Anh Nguyễn Văn Hồi, một hộ dân có lợn bị dịch ở xã Việt Long phải tìm cách bán đồ nhậu để kiếm sống, nuôi gia đình.
Ông Chuyền cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, riêng số tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch của xã đã lên đến trên 10 tỷ đồng, vượt giới hạn chi trả của địa phương hàng chục lần.
“Hiện, dịch vẫn đang lây lan mạnh và khả năng đàn lợn khoảng trên dưới 1.000 con còn lại của bà con cũng khó cầm cự được lâu”, ông Chuyền nhận định.
“Chúng tôi đã làm mọi cách, mọi phương pháp nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Thứ duy nhất mà xã có thể làm giúp bà con lúc này là kiểm đếm và hoàn thiện hồ sơ gửi lên cấp trên để sớm có tiền hỗ trợ, mong bà con vơi bớt được thiệt hại và sớm ổn định cuộc sống, sản xuất”, ông Chuyền cho hay.
Điều mà ông Chuyền lo ngại hơn cả là tiêu chí thu nhập của xã sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau “bão” dịch. Ông Chuyền cho hay: Dù Việt Long đã cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2018 và theo kế hoạch sắp tới xã sẽ đón nhận bằng công nhận đạt chuẩn NTM, nhưng đến giờ ngành chăn nuôi lợn của địa phương lại bị dịch bệnh nguy hiểm tàn phá, cả trăm hộ mất nghề, mất nguồn thu nhập, chúng tôi đang rất lo lắng tìm hướng khắc phục tình hình trên.
Bà Nguyễn Thị Tình ở xã Việt Long đang chật vật lo cuộc sống sau khi mất nghề nuôi lợn.
Theo Danviet
"Pháo đài" lợn 5.000 con xơ xác sau "bão" dịch, mất hàng chục tỷ
Sau "bão" dịch tả lợn châu Phi, giờ trang trại lợn hiện đại được ví như "pháo đài" chăn nuôi bất khả xâm phạm ở Thủ đô của gia đình ông N.V.V. ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) chỉ còn trắng xóa vôi bột và khoản nợ "khủng" khó trả.
Sau khi bị dịch tả lợn châu Phi tấn công đàn lợn, cổng trang trại của ông V. luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài.
Hơn 10 ngày sau khi bị dịch tả lợn châu Phi tấn công "cán quét" đàn lợn hơn 5.000 con của mình, đến giờ ông V. vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân, nguồn lây nhiễm bệnh dịch gây hại cho đàn vật nuôi của gia đình.
Bởi, trang trại này được ông và các thanh viên trong gia đình góp, vay vốn đầu tư các hệ thống máy móc chăn nuôi hiện bậc nhất hiện nay trị giá gần 20 tỷ đồng, đặc biệt là hệ thống khử trùng, phòng dịch luôn rất nghiêm ngặt, trang trại của ông giống như một "pháo đài" bất khả xâm phạm nhưng cuối cùng vẫn không thể tránh được dịch.
"Hơn 5.000 con lợn, trong đó hơn 3.000 con đã đến tuổi xuất chuồng giờ đã về với đất cả rồi, thiệt hại của gia đình tôi quá lớn, ngoài sức tưởng tượng", ông V. ngậm ngùi nói.
Trang trại của ông V. nằm giữa cánh đồng, với 4 bề nước, cây xanh những vẫn bị dịch tấn công.
Cả trang trại rộng hàng nghìn m2 giờ chỉ có một nhân bảo vệ trông coi.
Hệ thống chăn nuôi hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng giờ bỏ không...
Các khu chuồng trắng xóa vôi bột.
Các máng ăn hiện đại sắp thành sắt vụn.
Hệ thống cung cấp nước uống, tắm cho đàn lợn từ 2 giếng khoan tại trang trại để hoen rỉ.
Các camera được ông V. lắp để quản lý, theo dõi chăm sóc đàn lợn giờ cũng thành đồ bỏ đi.
Hệ thống khử trùng tự động lối vào trang trại bỏ không.
Nhiều cửa chuồng còn bị tháo dỡ bỏ đi.
Hệ thống bình lọc nước tự động cung cấp nước tắm đàn lợn cũng sắp thành phế thải.
Lối dẫn lợn (dùng khi xuất chuồng) trong khu trang trại hư hỏng, xuống cấp dần.
Sau khi bị dịch ngày 26.5, ông V. phối hợp cùng với địa phương huy động lực lượng hơn 30 người để tiêu hủy đàn lợn hơn 5.000 con trong khu vườn của gia đình.
Do đàn lợn quá nhiều nên lực lượng tiêu hủy phải huy động đủ các loại máy móc, thiết bị xử lý 4 ngày mới xong.
Theo Danviet
Sóc Sơn tập trung nguồn lực dập dịch tả lợn châu Phi Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trong chuyến kiểm tra mới đây về tình hình sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là công tác khống chế dịch tả lợn châu Phi tại huyện Sóc Sơn. Bảo vệ trang trại chăn nuôi quy mô lớn Bà Vi Thị Bình Anh - Phó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

NÓNG: Người dân TP HCM xôn xao bởi rung lắc

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

"Tiểu Yến Tử" phản bội Quỳnh Dao dù được bà chúa ngôn tình coi như con gái
Sao châu á
15:44:29 29/03/2025
Cú lừa của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:41:08 29/03/2025
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"
Sao việt
15:07:28 29/03/2025
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
15:05:47 29/03/2025
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
14:08:09 29/03/2025
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
13:43:44 29/03/2025