Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, tiền giấy Việt Nam đã trải qua những “thăng trầm” và biến động lớn.
Giấy bạc Đông Dương – tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam
Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Giấy bạc Đông Dương in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống Lào, Campuchia, Việt Nam
Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức, chất liệu đến mệnh giá 7 lần. Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời, trên mỗi tờ tiền đều in chữ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau của tờ tiền thường in các hình ảnh khác về giai cấp Nông – Công – Binh. Các con số ghi mệnh giá đều được viết theo số Ả- Rập hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người Việt Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”.
Những năm 1945, người Việt Nam gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp.
Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức được đưa vào sử dụng. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành năm 1951
Tiền đồng những năm 1975
Video đang HOT
Thời kỳ từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam – Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả nên trên tờ bạc 200 còn ghi thêm dòng chữ răn đe “Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra”.
Tờ bạc 200 với dòng chữ răn đe “Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra”
Tiền giải phóng sau năm 1975
Sau giải phóng đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi. Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
1 đồng in hình nhà máy Gang thép Thái Nguyên
5 hào in hình cây dừa ở Bến Tre
10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tiền đồng những năm 1985
Năm 1985, trước diễn biễn phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm nghiêm trọng tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và lương. Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000 được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000. Trong khi đó, tiền xu có một vài năm xuất hiện trên thị trường nhưng không phù hợp với phong cách tiêu tiền của người Việt Nam nên nhanh chóng bị xếp thành loại vật dụng lưu niệm.
Chắc hẳn không ai xa lạ với những tờ tiền giấy này.
Tiền polymer hiện tại
Hiện trên thế giới đã có 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.
Tiền polymer đang là phương tiện tiền mặt lưu thông chủ yếu tại Việt Nam hiện nay
Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm 2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại.
Tiền polyme có nhiều ưu điểm như: khó làm giả, độ bền cao, không thấm nước, thích hợp sử dụng trong các thiết bị hiện đại như ATM, máy đếm tiền.
Kể từ khi tiền polymer được đưa vào sử dụng, bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy mệnh giá 50.000 và 100.000 đã hết giá trị lưu hành và từ ngày 1/1/2013, các loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay chỉ còn các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn giá trị lưu hành tại Việt Nam.
Theo Nhàn Lê (khampha.vn)
Tin vịt: Chuyện thường ngày ở... Tết
Một vài kinh nghiệm mà nhiều người nên tham khảo, không phải để dùng mà để... tránh.
Mẹo quyên tiền Tết
Nhân dịp xuân về phường Z phát động phong trào "Tết cho người nghèo" bằng cách quyên tiền. Tuy nhiên số tiền thu được rất khiêm tốn. Cuối cùng chủ tịch phường bèn mời đại đa số cư dân trong phường tập trung ở sân vận động và nói: "Bây giờ, trước khi chúng tôi đi tới chỗ từng người để quyên tiền, tôi muốn yêu cầu một điều: Những người nào có tật xấu tham lam, ích kỷ hoặc trong quá khứ đã từng phạm các tội lỗi xin đừng quyên tiền. Tiền quyên được dùng vào mục đích từ thiện, vì vậy chúng tôi không muốn nhận tiền từ những người này!". Thùng quyên tiền được chuyển đi vòng quanh và đó là lần đầu tiên tất cả mọi người trong phường Z đều quyên góp.
*
* *
Vợ "hành"
Một cặp vợ chồng sống ở Hoàng Mai, Hà Nội, chiều 30 Tết, cô vợ đã mua sắm gần hết thực phẩm cho mấy ngày xuân, về nhà đối chiếu danh sách thấy thiếu một ít hành hoa bèn sai chồng ra chợ mua bổ sung 1 ngàn đồng tiền hành. Anh chồng vác xe máy ra chợ, đi được nửa đường thì giật mình bởi tiếng điện thoại di động vợ gọi. Đường đông, mạng di động ngày Tết lại tậm tịt, tiếng cô vợ nheo nhéo lúc được lúc không. Gọi đi gọi lại 3 lần anh chồng mới nghe rõ nội dung chính: "Này! Anh nhớ là chỉ mua 1 ngàn đồng hành thôi đấy, chớ có hoang tàng mà mua tận 2 ngàn, về ăn không hết bỏ đi thì phí!". Tổng kết: Tiền xăng xe hết 5.000 đ, 3 cuộc điện thoại: 9.000 đ, tổng: 14.000 ngàn đồng, trừ đi 1.000 đồng tiền hành tiết kiệm được, lỗ 13.000 đồng cho việc tiết kiệm.
*
* *
Ếch chết tại miệng
Anh chàng kia vốn ít nói. Tết đến thăm nhà sếp, mọi người ai cũng chúc Tết sếp những câu thật văn hoa bóng bẩy. Anh chàng cũng bắt chước: "Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ, chúc sếp... sống lâu, sống khỏe, sống... có ích!". Nghe đâu sau Tết anh chàng nói trên đã được điều sang bộ phận bảo vệ.
*
* *
Cái gì mà dài vậy ta?
Ra Tết người ta đi lễ chùa đông nườm nượp. Một anh người Bắc vô Nam ăn Tết và đi lễ ở một ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Ninh. Vốn là một người gia giáo, làm gì cũng khuôn phép cẩn thận, thắp nhang cũng phải đúng cách, đang trong công đoạn chắp tay vái thì bỗng anh nghe tiếng một cô gái trẻ phía sau thốt lên: "Trời đất quỷ thần ơi, lần đầu tiên tui chứng kiến, đàn ông gì mà... dzái dài quá trời. Dzái mà dài như dzậy chắc các cái khác thì dài hết biết luôn!". Mặt đỏ tưng bừng, anh chàng nói trên ngượng ngùng liếc xuống giữa hai chân mình.
*
* *
Trang trí tết
Một trưởng phòng nọ trang trí trên cành đào, cành mai những cái thiệp chúc mừng có chữ ký của sếp tổng. Tuy nhiên anh chàng lại sợ làm phật ý các phó tổng khác. Mà không treo thì không được. Suy khi nghĩ một hồi thấy mắt anh chàng sáng long lanh, tay vỗ đùi đánh đét vì diệu kế vừa nghĩ ra. Phương án được lựa chọn đó là... treo lộn ngược tấm thiệp có chữ ký của sếp tổng.
Theo 24h
Cận Tết, giáo viên vẫn mòn mỏi chờ... lương Cho đến ngày 25/1 (tức là ngày 14/12 âm lịch), chỉ còn không đầy hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 nhưng giáo viên ở nhiều trường học của tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa được nhận lương tháng 1/2013. Theo lý giải của cán bộ phụ trách tài chính của ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng là do bây...