Tiền Giang xây dựng 600 mô hình tránh trú bão cho người nghèo
Tỉnh Tiền Giang đầu tư 10,2 tỷ đồng để xây dựng mô hình tránh trú bão kết hợp với sinh hoạt gia đình. Theo thiết kế, nhà tránh trú bão có diện tích 2mx2,5m xây dựng kiên cố, mái bê tông cốt thép, tường gạch, cửa khung thép, nền lát gạch ceramic có sức chứa từ 4-6 người trú tránh bão, trị giá khoảng 17 triệu đồng/mô hình.
Những hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo và cận nghèo sống bằng nhà lá tạm bợ ven biển được chọn ưu tiên trong chương trình này. Ông Nguyễn Thiện Pháp – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang cho biết, có 300 hộ dân ở huyện Gò Công Đông và 300 hộ dân của huyện Tân Phú Đông thụ hưởng mô hình nhà tránh trú bão.
Nhà tránh trú bão mini
Được biết trước đó, Tiền Giang đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 500 mô hình tránh trú bão cho nhân dân 11 xã ven biển hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông rất hiệu quả.
Video đang HOT
Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Tiền Giang
Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi.
Theo NTD
Đập thủy điện Ia Krêl 2 thi công không đúng thiết kế
Sáng 13/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Ngọc Tục - Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai - cho biết, Sở đã nhiều lần đề nghị sửa thiết kế trong quá trình thi công nhưng không thấy chủ đầu tư báo lại.
Thủy điện "chưa dùng đã vỡ" Ia Krêl 2 (xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) do Công ty TNHH Bảo Long và Công ty CP ĐTXD Btranco-5 thi công xây dựng. Nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Trí Việt - TPHCM; nhà thầu thiết kế xây bản vẽ thi công là Văn phòng Tư vấn thẩm định Thiết kế và Giám định Chất lượng công trình - Trường ĐH Thủy Lợi.
Thủy điện được thiết kế theo hình thức đập đất, chiều cao đập 27m, chiều dài đỉnh đập là 255m, chiều rộng đỉnh đập là 6m và chiều cao tường chắn sóng là 1,2m.
Đây là công trình thủy điện tư nhân nên theo ông Huỳnh Ngọc Tục - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai - thì cơ quan quản lý Nhà nước chỉ có ý kiến về thiết kế cơ sở ban đầu. Còn việc thiết kế dự toán thi công do chủ đầu tư tự quyết định. Do đó, việc đi sâu vào quản lý chất lượng công trình này là chủ đầu tư có trách nhiệm thuê tư vấn để giám sát công trình.
Ông Tục nhận định, qua kiểm tra sơ bộ, công trình này do thi công không đảm bảo chất lượng nên mới xảy ra sự cố vỡ đập. Bởi trước khi đập bị vỡ, trên địa bàn huyện Đức Cơ không có mưa hay lũ quét, dung tích nước mới chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiêt kê. Có thể viêc thi công không đúng kỹ thuật, không đúng thiết kế gây ra sự cô.
Mặt đập chỉ được lát bằng sỏi, đá. Ông Tục cho rằng có chỗ được lát bằng bê tông nhưng đã bị nước cuốn trôi (?)
Vê việc giám sát công trình, ông Tục cho rằng Sở chỉ thực việc công tác quản lý nhà nước chứ không giám sát bằng kỹ thuật. Cụ thể là chỉ giám sát bằng mắt thường, giám sát tiến độ thi công.
Hỏi thân đập thủy điện Ia Krêl 2 có đoạn nào được xây bằng bê tông cốt thép không? Ông Tục trả lời: "Câu hỏi rất khó trả lời, vì có những chỗ đã làm bê tông bị trôi rồi".
Còn theo ông Lê Vinh - Giám đốc Sở Xây dựng - chủ đầu tư đã thi công không đúng theo hồ sơ thiết kế ban đầu. Cụ thể là phần ốp mái thượng lưu đúng ra phải lát tấm bê tông chèn mạch nhưng ở đây không có, cống vắt ngang cũng không ổn định kết cấu. Chất lượng công trình thủy điện Ia Krêl 2 có vấn đề, không tuân thủ trình tự thi công của các hạng mục.
Ông Vinh và ông Tục cho biết thêm, Sở sẽ tổ chức các cơ quan liên ngành để kiểm tra lại toàn bộ sự cố, thống kê thiệt hại để yêu cầu chủ đầu tư đền bù cho người dân và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp trên giám định lại chất lượng công trình...
Theo Dantri
"Hầm vượt sông Sài Gòn rỉ nước là không tránh khỏi" (!) Trả lời Dân trí về hiện tượng rò rỉ nước bất thường tại hầm vượt sông Sài Gòn, thạc sĩ Phạm Sanh (ĐH Giao thông vận tải TPHCM) khẳng định, thông tin đó không có gì bất ngờ, vì chuyện thấm ở hầm vượt sông này là điều không thể tránh khỏi. Thấm nước là điều không thể tránh khỏi Theo ghi nhận...