Tiền Giang: Ùn tắc trên Kênh II là do phương tiện quá tải, quá khổ
Ngày 6/5, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tiền Giang đã có văn bản số 737/SGTVT-KC trả lời phản ánh của báo Kinh tế & Đô thị về việc “Thi công trụ chống va đập chân cầu gây cản trở giao thông”.
Theo nội dung văn bản của Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, cầu Kênh II được xây dựng vào năm 1987, với quy mô cầu dầm thép 3 nhịp dài 30m, mặt cầu gỗ rộng 3,3m; tải trọng khai thác hiện hữu (trước thời điểm xảy ra sự cố) là 1.5 tấn, cầu Kênh II thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước. Cầu Kênh II nằm trên tuyến kênh II (kênh cấp IV) thuộc địa phận ấp 1, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5664:2009 với cấp hạng kỹ thuật của tuyến kênh cấp IV được phép lưu thông phương tiện thủy với tải trọng đến 100 tấn và chiều rộng chỉ 5,9m.
Vị trí cầu được xây dựng tại gần ngã 3 Kênh II nên việc lưu thông các phương tiện thủy có tải trọng lớn gặp nhiều khó khăn, cản trở. Khu vực này có Khu công nghiệp Long Giang đang khai thác với nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy rất lớn, hàng ngày có nhiều phương tiện thủy có tải trọng lớn lưu thông; trong quá trình khai thác, cầu bị các phương tiện thủy va chạm nhiều lần làm lệch dầm chủ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khai thác, như phương tiện bị kẹt gây ùn tắc giao thông có tải trọng lớn hơn 900 tấn.
Sự cố ùn tắc phương tiện giao thông đường thủy trên Kênh II do thi công nâng cấp cầu vào ngày 31/33/2019.
Khoảng 15 giờ ngày 31/3/2019 đã xảy ra sự cố ùn tắc giao thông do phương tiện thủy là sà lan chở đầy cát mang biển số TG 17478 có tải trọng toàn phần 996,05 tấn, là phương tiện lớn nhất được phát hiện lưu thông trên tuyến đường thủy này đã va mạnh vào trụ chống va làm lệch trụ chống va cầu Kênh II. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5664:2009 thì sà lan mang biển số TG 17478 có tải trọng toàn phần 996,05 tấn lưu thông trên tuyến kênh II là phương tiện lưu thông quá khổ, quá tải trọng theo quy định.
Ngay khi phát hiện xảy ra sự cố sà lan đâm vào trụ chống va xô và bị mắc kẹt, chính quyền địa phương cùng với Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đã khẩn trương tìm giải pháp khắc phục, đồng thời báo cáo vụ việc đến cơ quan quản lý có thẩm quyền. Do lực va chạm giữa sà lan TG 17478 và trụ chống va rất mạnh nên sà lan bị kẹt cứng vào trụ chống va xô của cầu, không thể kéo sà lan ra ngay được nên đến khoảng 17 giờ ngày 1/4/2019 sà lan mới được kéo ra khỏi hiện trường. Vụ va chạm gây ùn tắc giao thông đường thủy trên tuyến Kênh II được giải quyết.
Video đang HOT
Theo hồ sơ thiết kế công trình Duy tu sửa chữa cầu kênh II tuyến Tây kênh Năng do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Khôi Nguyên lập có hạng mục trụ chống va xô hai bên cầu và bố trí 4 biển biến (2 biển báo C2.1 và 2 biển báo C2.3). Tuy nhiên, trong quá trình thi công sửa chữa cầu kênh II, đơn vị thi công chưa kịp lắp đặt hệ thống biển báo hiệu và Chủ đầu tư chậm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thi công sửa chữa cầu Kênh II.
Để tạo điều kiện cho các phương tiện thủy có tải trọng lớn được lưu thông an toàn góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy trên tuyến Kênh II, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao GTVT và UBND huyện Tân Phước đã thống nhất phương án xử lý là nâng tĩnh không ngang của cầu kênh II thành 12m và các đơn vị chức năng đã cắt bỏ hoàn toàn trụ chống va xô được đóng với khoảng thông ngang là 9m theo hồ sơ thiết kế công trình Duy tu sửa chữa cầu kênh II tuyến Tây kênh Năng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, vào ngày 3/4/2019, báo Kinh tế và Đô thị đã phản ánh thông tin “Hàng chục sà lan có trọng tải lớn nằm xếp hàng dưới dòng Kênh II, thuộc địa bàn xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) vì đơn vị thi công cầu Kênh Hai đã đóng 4 cây trụ chống va phía ngoài các chân cầu làm thu hẹp mặt ngang thông thuyền”.
Theo đó, qua tìm hiểu của phóng viên sau khi sự cố ùn tắc trên Kênh II thì trước đó, trong quá trình nâng cấp sửa chữa cầu Kênh II. Đơn vị thi công đã đóng 4 cây trụ chống va phía ngoài các chân cầu làm thu hẹp mặt ngang thông thuyền so với trước đây từ 11m giảm còn hơn 9m. Hơn nữa, khi đặt trụ chống va, đơn vị thi công không lắp biển báo, đèn tín hiệu và không thông báo nên tài công của các phương tiện thủy không biết, dẫn đến vấn đề mắc kẹt ngang cầu.
Theo Kinhtedothi
Chuyện vui miệt Tiền Giang: Trồng mít Thái, 1 cây 3 quả giá hơn 1 triệu
Giá mít Thái đang ở mức cao, mỗi cây tính tạm ra 3 trái, vị chi 1 cây mít Thái cho hái cả bạc triệu. Cả vườn mít Thái cho "hái" vài trăm triệu đồng. Câu chuyện trồng mít Thái "hái" vài trăm triệu đồng mỗi năm không còn xa lạ với lão nông Trần Văn Phương, xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang).
Nhìn nét mặt tươi vui của lão nông Trần Văn Phương bên cây mít Thái sai trái, chúng tôi cảm nhận được sự hài lòng của ông về thành quả bao năm lao động trên vùng đất Đồng Tháp Mười vốn một thời nổi tiếng phèn chua.
Trên 2 hàng mít Thái ông Phương trồng dọc 2 bên bờ đi trước sân nhà rợp bóng mát, mỗi cây có từ 1 - 3 trái. Ông cho biết, do mít đang có giá cao (loại 1 có giá 59.000 đồng/kg, loại 2 là 49.000 đồng/kg, loại 3 là 39.000 đồng/kg) nên những cây mít mang 3 trái sẽ cho thu hoạch bạc triệu.
Ông Trần Văn Phương tươi vui bên cây mít Thái trồng 5 năm tuổi sắp "hái bạc triệu".
Ngày về xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước), chúng tôi được biết ông Phương là một trong những người có công đưa cây mít Thái về trồng và đạt hiệu quả cao ở ấp Mỹ Lộc.
Đó là vào năm 2014, sau khi trồng thử nghiệm 2 cây mít Thái trước nhà cho kết quả tốt (trồng 2 năm cho trái chiếng), ông quyết định chuyển toàn bộ 1,2 ha đất trồng khóm nhiều năm không còn cho năng suất cao sang trồng mít Thái.
Từ đây, ông sang Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) mua giống và vào tận vườn để tham quan, học hỏi kinh nghiệm của những người dân trồng mít Thái ở đó để về áp dụng có hiệu quả trên vườn nhà.
Theo đó, trên mặt liếp rộng 5 m, ông Phương trồng cây cách cây 3 m. Do đặc thù của cây ăn trái nên mặc dù có ô đê bao lớn của huyện bao quanh và trạm bơm điện chống ngập úng vào mùa mưa, lũ, nhưng ông vẫn đắp ô bao nhỏ quanh vườn mít Thái và lắp đặt máy bơm nhỏ sẵn sàng bơm rút nước trong mương vườn ra kinh lớn để lúc nào cũng giữ cho mặt liếp cao hơn mặt nước trong mương vườn.
Đồng thời, ông lắp đặt hệ thống tưới phun để tưới nước cho cây trong mùa nắng. Ông Phương cho biết, trồng mít Thái ít tốn công chăm sóc hơn cây khóm, hay cây có múi. Điều quan trọng trồng mít Thái là không lạm dụng bón nhiều phân hóa học để "thúc cây, thúc trái", mà bón nhiều phân hữu cơ.
Ông Phương cũng không "tham" để nhiều trái trên cây (thường mỗi cây từ 2 - 3 trái), để cây mít Thái cho trái to, không bị suy sau thu hoạch ảnh hưởng đến năng suất trái vụ sau. Nếu có công thì nên bao trái để phòng, chống sâu bệnh, trái đẹp.
Nhờ được chăm sóc tốt, nên chỉ sau 2 năm trồng (2016) vườn mít Thái của ông Phương đã cho trái chiếng. Đến năm thứ 3 và thứ 4 (năm 2017 và 2018), vườn mít đã "đãi" công người trồng "ngoài mong đợi", với mỗi cây cho thu hoạch từ 2 - 3 trái to, đẹp và bán được giá cao.
Theo đó, mít Thái loại 1 (9 kg trở lên) có giá 60.000 đồng/kg, loại 2 (từ 7 - 8 kg) 50.000 đồng/kg, loại 3 (từ 5 - 7 kg) 40.000 đồng/kg, loại 4 (dưới 5 kg) từ 15.000 - 17.000 đồng/kg.
Nhờ vậy, 2 năm qua, mỗi năm ông Phương đều bán mít tại vườn cho các mối lái ở xã Long Khánh (TX. Cai Lậy) thu được hơn 450 triệu đồng. Theo ông Phương, trồng mít Thái cho lãi gấp hơn 7 lần so với trồng khóm.
Mải mê với chuyện lập vườn của ông Phương trên vùng đất mới đến chiều không hay, chúng tôi đành chia tay ông với lời hẹn trở lại khi vườn cho thu hoạch rộ và sẽ thưởng thức vị ngọt, hương thơm lừng của mít Thái múi vàng tươi ươm trồng trên vùng đất Đồng Tháp Mười.
Còn từ giờ tới đó, tuy vườn mít Thái chưa vào mùa thu hoạch, nhưng theo ông Phương, trong vườn hiện có một số cây cho trái sớm, mít đang có giá cao nên ông cũng có nguồn thu đáng kể từ tiền bán mít.
Theo Ngọc Lan (Báo Ấp Bắc)
Bắt vạ 400 triệu đồng sau tai nạn chết người ở Lào Cai: Lỗi thuộc về nạn nhân, tài xế ô tô vô can Công an kết luận trong vụ tai nạn ở Lào Cai, thiếu niên lái xe máy sai hoàn toàn, 2 tài xế ô tô không phải chịu trách nhiệm về cái chết của nạn nhân. Liên quan đến vụ việc cả làng kéo đến bắt vạ 2 tài xế ô tô 400 triệu đồng sau tai nạn chết người ở Lào Cai, sáng...