Tiền Giang: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng trên 6.000, 4 người tử vong
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết tính đến thời điểm này, toàn tỉnh ghi nhận hơn 6.047 ca sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca tử vong gồm 3 trẻ em và 1 người lớn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang triển khai diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào các lu trữ nước đúng cách – Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Ngày 20-9, bác sĩ Võ Thanh Nhơn – phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang – cho biết tính đến thời điểm này, toàn tỉnh ghi nhận hơn 6.047 ca sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca tử vong gồm 3 trẻ em và 1 người lớn.
Theo bác sĩ Nhơn, số ca sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở 11/11 huyện, thành phố và thị xã. Những huyện có số ca bệnh tăng báo động là huyện Cái Bè 1.580 ca, Châu Thành trên 951 ca, Cai Lậy 883 ca, Chợ Gạo 619 ca, Gò Công Đông 378 ca, thị xã Cai Lậy 474 ca và TP Mỹ Tho 489 ca. Đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6.047 ca mắc, tăng trên 298% so với cùng kỳ năm 2021.
Tỉnh ghi nhận trên 1.199 ổ bệnh sốt xuất huyết và đã xử lý xong. Có 7/11 huyện, thị xuất hiện 51 ổ bệnh. Hiện Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang đã quá tải các trường hợp sốt xuất huyết.
Cũng theo bác sĩ Nhơn, khi nhận thông tin có ca sốt xuất huyết Dengue, các đơn vị tiến hành điều tra, xác minh dịch tễ, giám sát vectơ truyền bệnh tại khu vực bệnh nhân thường trú, đồng thời diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi các hộ gia đình trong bán kính 200m.
Ngoài ra sẽ tiếp tục triển khai diệt lăng quăng ở các địa bàn nguy cơ nhằm cắt giảm mật độ truyền bệnh. Tăng cường kiểm tra các đợt tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng tại tuyến cơ sở trong những tháng cao điểm.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo để phòng bệnh, người dân nên dành thời gian hằng tuần để vệ sinh, dọn dẹp nơi sinh sống, thực hiện các biện pháp diệt trừ lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết. Không cho muỗi tiếp xúc với nguồn nước bằng cách che, đậy kín nơi chứa nước. Thả cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước… vào dụng cụ chứa nước
Những triệu chứng khi ngủ ngầm cảnh báo ung thư gan cận kề
Nhiều người thường chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu bất thường của cơ thể mà không hề biết rằng, bệnh phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Trong đó, ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan.
Việt Nam thuộc khu vực có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư gan thuộc nhóm cao trên thế giới. Điều trị ung thư gan gồm nhiều biện pháp khác như: phẫu thuật (cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan), phá hủy u tại chỗ bằng sóng cao tần, nút mạch gan hóa chất thông thường, nút mạch u gan bằng hóa chất kết hợp với hạt gây tắc mạch vĩnh viễn, tắc mạch phóng xạ...
Gan và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi lẽ gan là bộ phận chịu trách nhiệm chính về việc loại bỏ và đào thải độc tố của cơ thể trong thời gian ngủ. Do đó, nếu gặp những dấu hiệu bất thường trong lúc ngủ, bạn nên chú ý và kiểm tra sức khỏe của mình càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh tình trở nặng gây khó khăn trong việc điều trị.
Cảm giác khô và đắng miệng
Cơ thể bị nóng trong có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác khô và đắng miệng sau khi ngủ dậy. Nhưng nếu triệu chứng này xảy ra mỗi ngày thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng gan đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng, thậm chí còn là tiền đề cho bệnh ung thư gan.
Gan có chức năng dự trữ máu, giải độc, hỗ trợ túi mật tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Khi chức năng gan suy giảm sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật, từ đó dễ xảy ra hiện tượng trào ngược dịch mật. Khi dịch mật chảy ngược vào thực quản và cổ họng, nó sẽ dẫn tới tình trạng bị khô, đắng miệng.
Ngáy
Ngủ ngáy là hiện tượng luồng không khí được hít vào khi đang ngủ đi qua một vùng hẹp ở đường hô hấp (vùng mũi, miệng hoặc là cổ họng) tác động làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên, tạo nên một loại âm thanh đặc trưng mà người ta gọi đó là tiếng "ngáy".
Ngáy là một trạng thái bình thường trong khi ngủ, đa số xuất hiện lúc cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên, đừng chủ quan với hiện tượng này bởi vì nó còn ngầm cảnh báo rằng lá gan đang bị "bốc hỏa" dữ dội cần được điều trị kịp thời.
Dễ tỉnh giấc
Ngủ không chỉ là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi mà còn là lúc các bộ phận chức năng kết hợp làm sạch chất thải từ máu, các mô khác. Do đó, nếu thường xuyên thức giấc vào 1-3 giờ đêm, rất có thể gan đang bị quá tải trong quá trình lọc và đào thải chất độc, thậm chí, để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ung thư gan.
Đổ mồ hôi trộm
Một số người thường gặp hiện tượng đổ mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc chân mặc dù thời tiết đang rất mát mẻ. Trong y học phương Đông, đây là một trong những biểu hiệu của chứng can âm hư (bệnh lý liên quan đến gan và thận), dẫn đến cơ thể không thể tiết chế được tuyến mồ hôi, bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng nóng trong người, chóng mặt, đau nhức lưng gối,...
Chuột rút
Chuột rút vào ban đêm là một triệu chứng mà theo thống kê có đến 60% người trưởng thành sẽ phải trải qua. Mặc dù là hiện tượng tương đối phổ biến nhưng nếu chủ quan, bạn có thể bỏ qua "lời cầu cứu" về sự bất thường của sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này, nhưng nếu trong lúc ngủ mà thường xuyên bị chuột rút thì có khả năng lá gan đang bị tổn thương nặng nề.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Nghe câu trả lời khiến ai cũng phải khiếp sợ Bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu? Đây là câu hỏi của nhiều bệnh nhân, đặc biệt khi bệnh đang ở giai đoạn cuối. Thực tế, tỉ lệ sống của người mắc ung thư dạ dày chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị và chính tinh thần quyết tâm chữa bệnh của mỗi người. Ung thư...