Tiền Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Sáng ngày 1/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Bà Châu Thị Mỹ Phương – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Với chủ đề “Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao niềm tin trong nhân dân; đổi mới, sáng tạo; bảo đảm quốc phòng an ninh; phấn đấu đến năm 2025, Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ diễn ra từ 12-15/10 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang, với sự tham dự của 349 đại biểu.
Tiền Giang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bà Châu Thị Mỹ Phương – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, cho biết: Đến nay Tiền Giang đã hoàn thành công tác tổ chức Đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ sở. Công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đến nay đã cơ bản hoàn thành. Với phương châm “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Niềm tin – Phát triển”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI sẽ thực hiện các nội dung chính gồm: kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết đại hội X (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ 2020 – 2025; kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ qua; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; bầu đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh tham dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Video đang HOT
Thông tin về kết quả chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025, ông Nguyễn Thanh Hiền – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang – cho biết: Tỉnh ủy đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện việc thảo luận, đóng góp ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, giới văn nghệ sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần XI, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức 62 cuộc hội nghị, gửi 125.000 phiếu lấy ý kiến trong đoàn viên, hội viên các đoàn thể và người lao động; 600 phiếu điều tra xã hội học… Đã có 191.207 lượt ý kiến đóng góp vào các văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần XI…
Nhìn chung, đa số đại biểu và nhân dân tham gia phát biểu sôi nổi, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao, phần lớn ý kiến đều thống nhất với nội dung dự thảo văn kiện các cấp, nhiều ý kiến phát biểu có trọng tâm, tập trung những nội dung cụ thể, thiết thực về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; một số ý kiến đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Những ý kiến cụ thể đã được Tỉnh ủy tiếp thu và đưa vào dự thảo các văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Trong công tác chuẩn bị đại hội, các cấp ủy đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp. Cấp tỉnh chọn 4 công trình chào mừng đại hội đảng bộ các cấp (Cầu Long Hưng – Châu Thành, Cầu Ngũ Hiệp – Cai Lậy, Cầu Bình Xuân – thị xã Gò Công, Cầu Trà Lọt – Cái Bè) với kinh phí đầu tư trên 520 tỷ đồng; cấp huyện và tương đương, mỗi nơi chọn từ 1 đến 3 công trình; cấp cơ sở mỗi nơi có từ 1 – 2 công trình.
Theo báo cáo Chính trị trình Đại hội, mục tiêu đến năm 2025 Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tri Tôn triển khai nghị quyết đại hội vào cuộc sống
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn (An Giang) lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, đặt ra nhiều quyết tâm cho giai đoạn mới.
Để triển khai thành công nghị quyết Đại hội, đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân.
Thi đua sôi nổi
Thời điểm trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn lần thứ XII, phong trào thi đua ở huyện dân tộc, miền núi, biên giới này diễn ra sôi nổi. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, qua phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, toàn huyện Tri Tôn có 42 đơn vị đăng ký thực hiện 70 công trình. Tổng kinh phí thực hiện các công trình trên gần 8,2 tỷ đồng, trong đó xã hội hóa vận động đóng góp từ nhân dân và doanh nghiệp trên 6,6 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương đối ứng. Trong đó có 14 công trình mang lại ý nghĩa phục vụ cho cơ quan, đơn vị, 56 công trình dân sinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Tri Tôn.
Khen thưởng các tập thể có nhiều thành tích đóng góp nhiệm kỳ 2015-2020
Tại thị trấn Tri Tôn, trung tâm của huyện, cả 6 công trình thi đua đều đóng góp xây dựng bộ mặt đô thị văn minh. Thị trấn đã tiến hành bê-tông hẻm số 1, đường hẻm miếu Bà Cô Hai, hẻm số 2 với tổng chiều dài 420m (kinh phí 330 triệu đồng); xây dựng công trình công viên cầu 16, bờ kè đường Điện Biên Phủ (dưới chân cầu Cây Me) với kinh phí xã hội hóa 181 triệu đồng. UBND thị trấn Tri Tôn vận động người dân hiến đất nâng cấp, mở rộng 3 tuyến đường nội ô. Các công trình góp phần tạo cảnh quan đô thị thông thoáng, xanh - sạch - đẹp. Đối với xã An Tức, đã thực hiện nâng cấp, mở rộng và bê-tông tuyến đường từ hồ Soài Chek (xã Núi Tô) đến An Tức, dài 2.436m, kinh phí trên gần 5,4 tỷ đồng, trong đó vận động xã hội hóa trên 1,5 tỷ đồng.
Đối với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn, thực hiện 2 công trình gồm: cổng chào đèn led trên đường Trần Hưng Đạo (khu vực trước cổng đơn vị) và tuyến đường hoa phía trước đơn vị, với tổng kinh phí vận động xã hội hóa 140 triệu đồng cùng 70 ngày công lao động. Trong khi đó, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Tri Tôn thực hiện công trình trồng cây xanh, trang trí các hình con vật tạo vẻ mỹ quan khu du lịch - thể thao hồ Soài Chek, với tổng kinh phí 504 triệu đồng, trong đó vận động xã hội hóa 385 triệu đồng...
Quyết tâm cao
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn lần thứ XII đã thống nhất chọn 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 là: huy động mọi nguồn lực đầu tư, trong đó coi trọng sự đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, nâng cấp và phát triển đô thị; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý, kinh tế nông nghiệp và du lịch; tập trung mời gọi, tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư, nhất là vào lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và công nghiệp chế biến.
Đại hội đề ra những chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng đến năm 2025 như: giá trị sản xuất (GO) 13.304,9 tỷ đồng; giá trị sản xuất bình quân 154,56 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình 65,216 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 13.840 tỷ đồng; thu cân đối ngân sách địa phương 5 năm 550 tỷ đồng; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 54,38% (31/57 trường); tỷ lệ lao động qua đào tạo 50,25%; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm 1,5-2%; số bác sĩ trên 10.000 dân là 6 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân là 14,42 giường; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 98%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới phấn đấu đạt 6 xã (có 3 xã nông thôn mới nâng cao).
Đến năm 2025, quy mô dân số của huyện đạt 117.832 người; tỷ lệ dân số nông thôn và thành thị được cung cấp nước sạch đến năm 2025 đạt 91,66%; tỷ lệ che phủ rừng 38,64%; tỷ lệ ấp duy trì, nâng chất danh hiệu "ấp văn hóa nâng cao" đến năm 2025 đạt 50%; tỷ lệ cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn huyện hoàn thiện chính quyền điện tử đến năm 2025 đạt 90%; tỷ lệ đảng viên phấn đấu đạt so với dân số là 3,2%.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, để triển khai nghị quyết đạt hiệu quả, huyện sẽ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy dân chủ, kỷ cương, đẩy mạnh khai thác lợi thế so sánh của địa phương trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Tri Tôn sẽ huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch, tạo nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp - xây dựng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tăng trưởng (GO) ngành nông nghiệp của huyện bằng mức bình quân chung của tỉnh.
Cùng với huy động mọi nguồn lực đầu tư, Tri Tôn đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa. Trong đó, coi trọng sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, nâng cấp và phát triển đô thị, làm động lực thúc đẩy sự phát triển và nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện tập trung mời gọi, tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và công nghiệp chế biến nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của huyện, góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững...
Sau 13 ngày được chỉ định, ông Nguyễn Nhân Chinh thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ Bắc Ninh Theo đó, ông Nguyễn Nhân Chinh - Bí thư Thành ủy Bắc Ninh sẽ được điều động, bổ nhiệm sang làm Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, dự kiến 9h00 sáng nay (6/8), Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Ninh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng...