Tiền Giang: Nuôi lươn không bùn theo cách này, nông dân nhanh thành triệu phú
Anh Châu Văn Hồng, ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy ( tỉnh Tiền Giang) đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống có lời 200 triệu đồng/năm nhờ mô hình nuôi lươn không bùn an toàn sinh học.
Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Châu Văn Hồng góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Gia đình anh Hồng có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Khi lập gia đình, anh được cha mẹ cho riêng 1.000 m2 đất canh tác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đi làm thuê đủ nghề mới tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình.
Anh Châu Văn Hồng (bìa trái, người ngồi) ngụ ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) giới thiệu về mô hình nuôi lươn thịt, nuôi lươn giống.
Khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc anh phải suy nghĩ tìm hướng đi riêng để thoát đói nghèo. Sau khi tìm hiểu thị trường, thấy giá lươn thịt luôn ở mức cao và ổn định nên anh quyết định thực hiện mô hình nuôi lươn.
Những năm đầu, anh nuôi lươn thịt thử nghiệm nhưng đều thất bại, do sử dụng con lươn giống tự nhiên không đạt chất lượng, lươn không lớn và dễ bị bệnh. Năm 2017, thông qua tập huấn kỹ thuật nuôi lươn và hướng dẫn của ngành khuyến nông thị xã Cai Lậy, anh chọn xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm an toàn sinh học.
Anh Châu Văn Hồng thiết kế 8 bể nuôi nuôi lươn, mỗi bể có diện tích 1,5×1,8m, có hệ thống cấp thoát nước tốt, giá thể là dây ni-lon buộc chùm thả xuống bể, mực nước trong bể từ 10 – 30cm, tùy theo trọng lượng lươn lớn hay nhỏ.
Video đang HOT
Mỗi bể thả 500 con lươn giống, mật độ nuôi 200 con/m2. Ao nuôi lươn định kỳ 7 – 10 ngày tạt thuốc sát khuẩn nước như: Iodin, BKC.
Thức ăn cho lươn là thức ăn viên 1 – 3 mm, loại 44% đạm hiệu UP. Qua 12 tháng nuôi, từ 4.000 con lươn, anh Hồng thu hoạch được 482,5 kg lươn thịt, bán giá bình quân 180.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc thú y và công chăm sóc, anh thu lãi được 30 triệu đồng.
Năm 2019, anh sản xuất được 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, thu lợi nhuận 200 triệu đồng. Năm 2020, anh dự kiến sản xuất và bán 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, lợi nhuận ước đạt trên 250 triệu đồng.
Thông qua mô hình nuôi lươn giống và nuôi lươn thịt thương phẩm an toàn sinh học, anh Hồng đúc kết một số kinh nghiệm như: Sử dụng lươn thịt thương phẩm tự nuôi để làm lươn bố mẹ, theo dõi vớt trứng lươn và lươn con ra ương riêng, thay nước hệ thống ương lươn giống 2 – 3 lần/ngày.
Tháng thứ nhất cho lươn con ăn trùn chỉ, sau đó cho lươn ăn thức ăn viên loại 40% đạm. Nuôi lươn thịt thương phẩm phải làm mái che và không đất, giá thể là dây ni-lon buộc chùm. Sau 3 tháng nuôi nên phân loại kích cỡ lươn ra nuôi riêng bể tránh con lớn ăn con nhỏ.
Thức ăn cho lươn thịt phải phù hợp từng giai đoạn phát triển nhưng đạm càng cao càng tốt, tốt nhất là 40 – 44% đạm, mỗi ngày cho ăn từ 2 – 3 lần, nên thay 100% nước trước hoặc sau khi cho lươn ăn, tùy theo điều kiện, trong quá trình thay nước nên vệ sinh bạt nuôi.
Mô hình nuôi lươn thịt trong bể lót bạt theo hướng an toàn sinh học là mô hình mới đạt hiệu quả kinh tế cao, không cần diện tích lớn. Thông qua mô hình nuôi lươn không bùn này, gia đình anh Hồng có cuộc sống khấm khá, mua sắm đầy đủ tiện nghi, có điều kiện nuôi con ăn học.
Với những kinh nghiệm nuôi lươn tích lũy được, anh Châu Văn Hồng sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con mở rộng diện tích nuôi lươn ở các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung và Nhị Quí …
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật nuôi lươn như chọn lươn giống khỏe, khẩu phần ăn hợp lý, vệ sinh bể nuôi tốt, mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm của anh Hồng luôn đạt hiệu quả cao, đàn lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp nên anh thu lợi nhuận cao.
EVN giải thích về hóa đơn tiền điện 6 tháng giống hệt nhau
Khách hàng để công tơ trong nhà nên công nhân điện lực không ghi được chỉ số, phải lấy chỉ số tháng 11-2019 để ghi vào các tháng sau.
Trước sự việc một khách hàng ở thị xã Cai Lậy, Tiền Giang có hóa đơn tiền điện trong 6 tháng liên tục y hệt nhau, hay một khách hàng của điện lực TP Ninh Bình có hóa đơn tiền điện 3 tháng liên tiếp giống hệt nhau, ngày 29-6, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên tiếng giải thích về sự việc này.
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc của EVN, cho biết trong quy trình kinh doanh của EVN cho phép hai trường hợp. Một là, khách hàng ở vùng sâu, vùng xa dùng dưới 15 kWh thì nhân viên điện lực ba tháng đến ghi chỉ số điện một lần để tiết kiệm chi phí đi lại. Với các vùng khác, EVN cho phép nhân viên hai tháng đến ghi chỉ số điện một lần.
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN trao đổi thông tin tại cuộc kiểm tra về hóa đơn điện ở một số địa phương phía Bắc, ngày 29-6. Ảnh: AH
Đối với trường hợp ở Cai Lậy, ông Lâm cho hay, do khách hàng để công tơ ở trong nhà nên công nhân không ghi chỉ số được, phải lấy chỉ số tháng 11-2019 để ghi vào các tháng sau. Đến tháng 4-2020, nhân viên điện lực đã gặp và trao đổi với chủ nhà để kiểm tra lại và sau đó tiến hành thoái hoàn cho khách hàng.
Đối với trường hợp ở Ninh Bình, lãnh đạo EVN cho biết hiện Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang chỉ đạo Công ty Điện lực Ninh Bình kiểm tra lại.
Thông tin thêm, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh của EVN, chia sẻ hiện còn nhiều hộ gia đình vẫn để công tơ trong khuôn viên nhà mình nên công nhân không tiếp cận được công tơ để ghi chỉ số. Đa phần số công tơ này đều là công tơ cơ.
"Khách hàng thường đi làm suốt cả ngày nên công nhân đến ghi chỉ số không gặp được họ. Thực tế có những tình huống mà khách hàng đi vắng trong nhiều tháng không về nhà. Trong trường hợp đó cho phép công nhân được tạm tính như trong hai tháng gần nhất. Sau khi gặp được khách hàng, họ sẽ tiến hành kiểm tra để xem xét có phải truy thu hoặc thoái hoàn các trường hợp đó không" - Ông Dũng cho biết.
Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết thêm, trong quy trình kinh doanh ngoài việc cho phép tạm tính hai tháng liên tiếp thì tập đoàn cũng quy định một người ghi chỉ số chỉ được ghi liên tiếp trong 6 tháng. Sau 6 tháng, công ty điện lực sẽ chuyển những người đã ghi ở lộ trình này sang ghi ở một lộ trình khác để đảm bảo tính minh bạch, công bằng.
"Rõ ràng trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số trường hợp sai sót trong quá trình ghi chỉ số, cập nhật các cơ sở dữ liệu, lập hóa đơn, phát hành thông báo, phát hành hóa đơn... Những sự việc này đều sẽ được xử lý" - Ông Lâm nhấn mạnh.
Trước đó, một hộ dân ở Mỹ Lợi, Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy đã phản ánh với báo chí về việc hoá tiền điện 6 tháng giống hệt nhau.
Nhận được thông tin, Công ty Điện lực Tiền Giang (PC Tiền Giang) lý giải, nguyên nhân hóa đơn điện có mức tiêu thụ 6 tháng giống hệt nhau là do khách hàng đóng cửa nhà thường xuyên, công tơ lại lắp trong nhà. Do đó, nhân viên điện lực không ghi được chỉ số và đã lấy chỉ số với sản lượng tiêu thụ của tháng 12-2019 áp cho 6 tháng.
PC Tiền Giang cho rằng, theo quy định của EVN chỉ được ghi như trên không quá hai lần (tương ứng với các tháng 12-2019, 1-2020). Từ tháng 2-2020, nhân viên điện lực phải tìm mọi cách liên hệ khách hàng để xác nhận lại chỉ số công tơ thực tế, nhưng do chưa liên lạc được nên nhân viên ghi chỉ số đã có sai sót ghi mức tiêu thụ của 2 tháng kế tiếp là 2 và 3-2020 bằng mức tiêu thụ đã tạm ghi trước đó.
Theo PC Tiền Giang, sự việc sai sót này đã được Điện lực Cai Lậy phát hiện và chủ động làm việc với khách hàng, xử lý dứt điểm hóa đơn từ kỳ tháng 4-2020.
Dịch tả lợn châu Phi tái phát, Bộ NNPTNT yêu cầu không chủ quan Trước thực tế dịch tả lợn châu Phi tái phát một hoặc nhiều lần tại nhiều địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam,... Bộ NNPTNT vừa có công văn yêu cầu các địa phương triển khai ngay các biện pháp ứng phó. Cụ thể, trong Công văn số 3041/BNN-TY ban hành ngày 5/5/2020,...