Tiền Giang nhiều giải pháp đảm bảo chuỗi sản xuất và cung ứng
Trong thời gian giãn cách xã hội từ ngày 12/7 đến nay, Tiền Giang đảm bảo tiêu thụ trên 76.000 tấn rau màu, 136.000 tấn trái cây và gần 5.000 tấn thịt lợn, thịt gia cầm của bà con nông dân.
Hiện nay, Tiền Giang cùng với một số tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành và địa phương là ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, phải đảm bảo sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, duy trì, ổn định sản xuất, góp phần chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,… bảo đảm không bị đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm tiêu dùng cho nhân dân.
Sơ chế rau tại Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Hòa Thạnh (huyện Gò Công Tây) trước khi cung cấp cho nhà tiêu thụ. Ảnh: Hữu Chí/TTXVN
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản; chủ động tiếp nhận thông tin từ vùng sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhất là các sản phẩm rau màu, trái cây các loại,… Qua đó, điều tiết kịp thời, hạn chế mức thấp nhất nơi thừa chỗ thiếu; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hôi theo Chỉ thị 16-CT/TTg từ ngày 12/7 đến nay, địa phương đã đảm bảo tiêu thụ lượng nông sản hàng hóa thu hoạch được trên 76.000 tấn rau màu các loại, trên 136.000 tấn trái cây và gần 5.000 tấn thịt lợn, thịt gia cầm của bà con nông dân. Sắp tới, Tiền Giang đang vào cao điểm thu hoạch trên 50.000 ha lúa vụ Hè Thu với sản lượng ước từ 270.000 – 300.000 tấn lúa hàng hóa. Đây là nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp hiện nay.
Tại thị xã Cai Lậy, trong vụ Hè Thu chính vụ, nông dân đã gieo sạ được gần 3.200 ha. Hiện nay, trà lúa đang ở giai đoạn sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ bội thu. Ngoài ra, bà con còn xuống giống hàng ngàn ha rau màu các loại. Phó Chủ tịch UBND thị xã Cai Lậy Đoàn Bảo Ngoan cho biết, địa phương siết chặt phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời tích cực tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát triển kinh tế – xã hội, nhất là các ngành thế mạnh địa phương như nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Theo ông Đoàn Bảo Ngoan, thị xã Cai Lậy tạo điều kiện cho các phương tiện ra vào vận chuyển, tiêu thụ nông sản hàng hóa nhưng phải bảo đảm quy định về an toàn dịch bệnh, cấp giấy cho nông dân đi lại chăm sóc ruộng vườn và thương lái thu mua nông sản, khuyến khích các doanh nghiệp tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng phù hợp với tình hình phòng, chống dịch vừa đạt hiệu quả cao như giảm lao động; giãn cách phòng, chống dịch; thực hiện phương án ba tại chỗ, “một cung đường hai điểm đến”…
Nhờ những giải pháp tích cực, thời gian qua, nông sản trên địa bàn thị xã không tồn đọng nhiều, một số loại rau màu hút hàng, được giá cao. Từ đầu năm đến nay, thị xã Cai Lậy còn đạt giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên 1.016 tỷ đồng, đạt gần 60% chỉ tiêu cả năm và tăng gần 5% so cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Huyện Cái Bè nằm về đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) có thế mạnh sản xuất nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè Phạm Thị Tại cho biết, thời gian qua, UBND huyện đã phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang rà soát các doanh nghiệp trong và ngoài Cụm công nghiệp An Thạnh (xã An Cư) về phương án sản xuất kết hợp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Qua rà soát cho thấy, đa phần các doanh nghiệp cắt giảm lao động, triển khai phương án 3 tại chỗ phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất vừa an toàn phòng, chống dịch thì đã tạm ngưng hoạt động ngay từ khi dịch mới bùng phát mạnh.
Đặc biệt, Cái Bè quan tậm phát triển ngành sản xuất và kinh doanh, xay xát lúa gạo. Toàn huyện hiện có trên 120 cơ sở xay xát, kinh doanh lương thực, thực phẩm lớn nhỏ, tập trung tại xã An Cư, kề bên Quốc lộ 1. Với lợi thế trên bến dưới thuyền, khu Bà Đắc (xã An Cư) được mệnh danh là cảng gạo Đồng Tháp Mười với lượng gạo trung chuyển qua đây đạt từ 2 đến 2,5 triệu tấn mỗi năm.
Các doanh nghiệp xay xát, kinh doanh lúa gạo tại khu Bà Đắc đang nỗ lực khắc phục khó khăn, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản hàng hóa cho thị trường trong mùa dịch. Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu – Thương mại tổng hợp Mỹ Linh Trương Quang Nghĩa cho biết, doanh nghiệp của ông chuyên về kinh doanh hai mặt hàng chủ lực gạo và đường. Trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch, doanh nghiệp trang bị đồ bảo hộ cho công nhân lao động, thực hiện test nhanh 3 ngày/lần cho đội ngũ giao hàng, thực hiện phương án 3 tại chỗ trong sản xuất – kinh doanh, công nhân lao động được bảo đảm về thu nhập…
Nhờ vậy, sản xuất của doanh nghiệp được duy trì tốt, chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường đảm bảo không bị đứt và giá sản phẩm cũng giữ được bình ổn, không có tình trạng tăng giá do khan hiếm nguồn hàng hoặc đứt nguồn cung. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp cung ứng ra thị trường 30 tấn đường, 50 tấn gạo.
Còn theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nhờ những giải pháp chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, mặt trận nông nghiệp của tỉnh vẫn được giữ vững. Trong 8 tháng của năm, toàn tỉnh đạt sản lượng lương thực trên 507.000 tấn, đạt 64,19% chỉ tiêu cả năm; sản lượng rau màu các loại trên 773.600 tấn, đạt 69,47% và tăng hơn 5,37% so cùng kỳ năm trước; sản lượng trái cây các loại gần 1.021.000 tấn, đạt 64,62% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 4,62% so cùng kỳ năm trước…
8 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội
Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 vì nhiều ổ dịch chưa được ngăn chặn triệt để.
Từ 0h ngày 1/9, Đồng Nai giãn cách xã hội đến 15/9, nâng tổng số ngày cách ly của địa phương lên 66. Đến tối qua, tỉnh ghi nhận tổng cộng 23.839 ca nhiễm, 194 người tử vong.
Đường phố Biên Hoà trong những ngày giãn cách. Ảnh: Phước Tuấn
Chính quyền tỉnh khuyến cáo người dân không ra đường sau 18h đến 6h hôm sau, việc đi chợ phải có phiếu theo quy định. Các cơ quan nhà nước chỉ bố trí 1/4 số lượng nhân viên đến đơn vị.
Đồng Nai quyết tâm đến ngày 5/9 sẽ tách hết F0 ra khỏi cộng đồng và "giữ vững thành trì" trong 14 ngày kế tiếp, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Trước đó, dự báo số ca bệnh có thể tăng, lãnh đạo Đồng Nai kiến nghị Trung ương hỗ trợ thêm 500 y bác sĩ; 100 máy thở cao cấp; một triệu test nhanh; hai triệu liều vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19.
Tỉnh Bình Dương cũng giãn cách xã hội đến ngày 15/9, kéo dài so với dự kiến ban đầu, khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng. Đến ngày 31/8, địa phương này công bố 114.788 ca mắc, 55.000 người khỏi bệnh.
Thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên giãn cách theo Chỉ thị 16 ở cấp độ cao. Người dân những nơi này không ra khỏi nhà, kể cả đi chợ, lương thực, thực phẩm sẽ được phát miễn phí hoặc lực lượng chức năng đi chợ hộ. Riêng 15 phường được xác định "vùng đỏ đậm đặc" ở thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên tiếp tục "khóa chặt - đông cứng".
Dự báo ca nhiễm sẽ đạt mốc 150.000 trong những ngày tới, chính quyền Bình Dương yêu cầu các địa phương "vùng đỏ" phải triển khai nhanh xét nghiệm để phát hiện F0 trong cộng đồng; đồng thời nghiêm túc lấy mẫu, xét nghiệm tầm soát diện rộng để phát hiện người nhiễm nCoV; nhanh chóng hoàn thành các cơ sở, bệnh viện dã chiến...
Đến nay, Bình Dương đã tiêm hơn 856.440 liều vaccine Covid-19 cho người dân và sẽ ưu tiên cho những vùng "đỏ đậm đặc" để ngăn chặn đà lây lan.
Long An sau 43 ngày giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16, sẽ tiếp tục giãn cách các huyện gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước, Tân Trụ và TP Tân An theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 13/9.
Thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 6/9.
Lãnh đạo địa phương nhận định tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, song vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các địa phương thuộc "vùng đỏ". Đến tối 31/8, Long An đã ghi nhận trên 22.044 ca nhiễm, 265 người tử vong. Tỉnh có hơn 690.000 người dân đã tiêm mũi 1 và trên 49.000 người đã tiêm mũi 2.
Chốt kiểm soát tại quốc lộ 62, phường 2, TP Tân An, Long An, ngày 23/8. Ảnh: Hoàng Nam
Bốn địa phương còn lại gồm Bến Tre giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 đến ngày 10/9; Tây Ninh đến 12/9, Kiên Giang đến 6/9. Trà Vinh đến 10/9; riêng Tiền Giang giãn cách TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thị xã Gò Công đến 15/9 - bốn huyện còn lại được nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15.
Ngành y tế những tỉnh này cho biết dịch bệnh cơ bản được kiềm chế, F0 trong cộng đồng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đà lây nhiễm ở những vùng có nguy cơ cao vẫn còn phức tạp, nhiều ca nhiễm chưa được phát hiện triệt để.
UBND các tỉnh yêu cầu người dân "ai ở đâu ở đó" và chỉ đạo các địa phương chăm sóc y tế, an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Thêm 12.607 ca Covid-19 Trong 12.607 ca nhiễm Bộ Y tế công bố ngày 31/8 có 12.591 ca ở 42 tỉnh thành, giảm 1.628 ca so với hôm qua; 10.044 người khỏi bệnh. Hôm nay chưa ghi nhận ca tử vong. Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận tại TP HCM giảm 445 ca, Bình Dương giảm 1.520 ca, Đồng Nai tăng 143...