Tiền Giang: Nâng cao năng lực điều trị sốt xuất huyết
Theo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, từ ngày 14/11 đến ngày 20/11/2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 138 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tổng số ca mắc cộng dồn tính từ đầu năm 2022 là 8.386 ca, tăng gâp hơn 4 lân so với cùng kỳ năm 2021.
Phun hóa chất phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: TTXVN
Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 1576/CĐ-BYT ngày 24/11/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với ngành Y tế triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng. Sở Y tế giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết và tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch cũng như xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động.
Video đang HOT
Các cơ sở khám, chữa bệnh cần tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết, cập nhật và theo dõi chặt chẽ nhóm người bệnh có nguy cơ cao, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư, trang thiết bị và thuốc để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; đồng thời rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.
Tại Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, tuyến cuối trong tỉnh tập trung nguồn lực điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng nhằm hạn chế vận chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị. Để đảm bảo công tác tiếp nhận, điều trị tốt nhất cho người bệnh, bệnh viện đã chuẩn bị giường bệnh, thuốc men, dịch truyền, đồng thời các y, bác sĩ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết đáp ứng tốt việc điều trị bệnh. Nhờ vậy, tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến giảm so với các năm trước.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Hữu Diệp, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết: Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Sở đã triển khai hoạt động giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu, điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng.
Sở Y tế cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Đồng Tháp: Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Đồng Tháp vẫn là một trong 8 tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao và là một trong 3 tỉnh, thành phố có số ca tử vong vì sốt xuất huyết nhiều trong khu vực.
Ngày 4/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Y tế, các cơ quan truyền thông và lãnh đạo các huyện, thành phố về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Xử lý những dụng cụ chứa nước không cần thiết để lăng quăng không còn nơi sống và phát triển thành muỗi.
Tính đến tuần 26 của năm 2022 (27/6-3/7), toàn tỉnh Đồng Tháp ghi nhận khoảng 3.550 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 400% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, có 127 ca nặng và 6 trường hợp tử vong. Ở khu vực phía Nam, Đồng Tháp vẫn là một trong 8 tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao và là một trong 3 tỉnh, thành phố có số ca tử vong vì sốt xuất huyết nhiều trong khu vực.
Trước tình hình đó, Đồng Tháp sẽ tiếp tục triển khai chiến dịch diệt lăng quăng đợt 2 (từ ngày 5 - 8/7/2022) trên phạm vị toàn tỉnh. Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp Tạ Tùng Lâm đề nghị, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Trung tâm Y tế đánh giá nghiêm túc những chỉ tiêu của chiến dịch như: Tỉ lệ xã, phường, thị trấn treo băng rôn, khẩu hiệu phòng, chống sốt xuất huyết; dụng cụ chứa nước có lăng quăng... qua đó, nhằm đánh giá đúng hiệu quả của chiến dịch và có giải pháp phù hợp thời gian tới. Ông Tạ Tùng Lâm nhấn mạnh việc đề cao ý thức của mỗi người dân tự diệt lăng quăng ở khu vực nhà mình, góp phần quan trọng để kiểm soát được bệnh sốt xuất huyết.
Lực lượng thanh niên phát tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống sốt xuất huyết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các địa phương tích cực triển khai chiến dịch diệt lăng quăng đợt 2. Chính quyền địa phương, các đoàn thể và lực lượng y tế cơ sở tiếp tục đến nhà người dân hướng dẫn kỹ năng, giám sát, nhắc nhở bà con áp dụng biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết. Lực lượng chức năng tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh. Nội dung tuyên truyền tập trung cảnh báo dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, số ca mắc và tử vong đều tăng; nâng cao nhận thức, hiểu biết, kỹ năng thực hành phòng, chống dịch; nhắc lại những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết để người dân sớm phát hiện, chuyển viện và điều trị kịp thời.
Trước đó, từ ngày 28/6 - 1/7/2022, các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp đã đồng loạt triển khai thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng đợt 1.
Kết quả khả quan từ việc điều trị sốt xuất huyết bằng Đông - Tây y kết hợp Trong bối cảnh dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, cùng với các biện pháp phòng bệnh luôn được Bộ Y tế và các Sở Y tế khuyến cáo, vấn đề điều trị cho người mắc sốt xuất huyết cũng được quan tâm. Bên cạnh việc điều trị theo phương pháp Tây y, từ lâu Bệnh viện Y học cổ truyền...