Tiền Giang khuyến khích tái đàn heo quy mô lớn
Ngày 18/5, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu, đã có buổi khảo sát và làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về công tác tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Mẫn – Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang cho biết, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nên đàn lợn của tỉnh giảm mạnh.
Ngành chức năng của tỉnh đã tiêu huỷ trên 167.000 con của 6.362 hộ. Kể từ ngày 21/4, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không còn xuất hiện bệnh DTLCP.
Đến nay, đàn lợn của tỉnh còn khoảng 325.000 con, bằng 59% so với cùng kỳ quý I/2019. Trong đó, đàn lợn nái giống sinh sản còn trên 18.000 con, nái hậu bị 20.000 con, lợn đực 455 con.
Cũng theo ông Mẫn, tính đến ngày 3/2/2020, tất cả các hộ chăn nuôi có lợn bị bệnh đều đã nhận được tiền hỗ trợ để khôi phục sản xuất.
Ngay khi thời điểm DTLCP cơ bản được khống chế, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện giám sát chặt chẽ việc tái đàn lợn.
Bộ NNPTNT kiểm tra công tác tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Theo đó, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi áp dựng các biện pháp an toàn sinh học trước khi tái đàn.
Ngay khi có chủ trương tái đàn, 16 trang trại chăn nuôi gia công đã đăng ký và được kiểm tra đánh giá đảm bảo đủ điều kiện an toàn sinh học. Sau đó, đã tái đàn với số lượng 29.830 con, góp phần khôi phục tái đàn lợn của tỉnh.
Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang đánh giá công tác tái đàn hiện nay diễn ra khá hiệu quả, tại các trang trại chăn nuôi quy mô, kể cả các trại tư nhân thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Dự kiến đến cuối năm nay, tỉnh Tiền Giang sẽ khôi phục đàn lợn trong tỉnh về tương đương với trước khi xảy ra dịch bệnh.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay, chăn nuôi lợn của Tiền Giang cũng như nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, giá lợn đàn rất hấp dẫn người nuôi tái đàn. Chăn nuôi nhỏ lẻ thì rất khó thực hiện kiểm soát an toàn sinh học. Hiện tỉnh đang khuyến khích chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Năm nay, do tác động kép của DTLCP, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh Covid-19 nên tỉnh Tiền Giang đã chi hết ngân sách dự phòng của tỉnh.
Vì vậy, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT xem xét hỗ trợ 100% đề xuất phần kinh phí hỗ trợ còn lại của tỉnh (khoảng 194 tỷ đồng).
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đối với vấn đề kinh phí hỗ trợ, đề nghị tỉnh Tiền Giang nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hồ sơ cần thiết để có kinh phí duy trì, khôi phục sản xuất.
Lãnh đạo tỉnh nghiên cứu có cơ chế chính sách về đất đai, tín dụng để khôi phục chăn nuôi lợn và nhất là đẩy mạnh chăn nuôi lợn có quy mô lớn phát triển.
Về phía các cơ quan ban ngành của Bộ NNPTNT, Thứ trưởng đề nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y sớm tuyên truyền các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình phòng chống DTLCP hiệu quả đến các tỉnh, thành cả nước.
Tăng nhập khẩu lợn bố mẹ phục vụ tái đàn, quý 4 sẽ có đủ lợn giống, giá hết "sốt"
Mới đây, lô lợn bố mẹ nhập khẩu gồm 250 con đã về đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Theo Bộ NNPTNT, đây là lô lợn đầu tiên trong đơn hàng 20.000 con lợn nái và 200 con lợn đực giống được nhập từ Thái Lan nhằm phục vụ công tác tái đàn, tăng đàn lợn.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã có mặt tại xã Cẩm Sơn (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) - khu cách ly kiểm dịch để kiểm tra quy trình thực hiện kiểm dịch động vật đối với lô hàng nhập khẩu lợn bố mẹ này.
Lần đầu tiên nhập khẩu lợn bố mẹ
Lợn bố mẹ được doanh nghiệp khẩu khẩu từ Thái Lan về Việt Nam, được thực hiện các công tác kiểm dịch, cách ly theo dõi theo quy định. Ảnh: P.V
Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị được thực hiện giữa Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức của Việt Nam thông qua ký kết hợp đồng với Công ty Inspired Nutrient - công ty sản xuất lợn giống của Thái Lan liên kết với Đan Mạch. Được biết, trước đây các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lợn cụ kị, ông bà, chưa từng nhập khẩu lợn cấp bố mẹ.
Ông Phạm Trần Sum - Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết, dự kiến từ nay đến tháng 8 doanh nghiệp sẽ hoàn tất việc nhập khẩu toàn bộ số lợn giống đã đăng ký, gồm 20.000 con lợn nái và 200 con lợn đực.
Với chu kỳ sinh sản của lợn thì ước tính sau 5 tháng (khoảng tháng 12 năm nay), doanh nghiệp này không những đủ con giống để tăng đàn và tái đàn cho các trang trại vệ tinh mà còn cung cấp con giống ra thị trường đáp ứng nhu cầu tái đàn cho các gia trại, trang trại ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Vĩnh Phúc.
"Trong số 20.000 con lợn nái nhập về theo kế hoạch, có một nửa phục vụ việc tái đàn của doanh nghiệp, số còn lại sẽ cung cấp ra thị trường để phục vụ tái đàn ở các nông hộ, gia trại và trang trại. Trong giai đoạn này, Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp cùng chia sẻ với người tiêu dùng về giá thịt lợn, việc nhập khẩu lợn giống là hết sức cần thiết để không chỉ giúp doanh nghiệp có con giống tái đàn lợn mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp phải làm sao giảm được nhanh nhất giá lợn hơi, từ đó bảo đảm lợi ích người tiêu dùng và chỉ số giá tiêu dùng" - ông Sum nói.
Lô lợn bố mẹ đầu tiên nhập khẩu từ Thái Lan được chuyển về trang trại của Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Theo báo cáo của Chi cục Thú y Vùng III, ngay sau khi thông quan tại cửa khẩu Lao Bảo, cơ quan kiểm dịch thú y đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khai báo tình trạng sức khỏe của đàn lợn giống, bước đầu không phát hiện triệu chứng lâm sàng của các dịch bệnh truyền nhiễm trên lợn.
Ông Lê Đình Huệ - Chi Cục phó Chi cục Thú y vùng III cho biết: Số lợn bố mẹ này sẽ được chuyển vào khu cách ly để theo dõi, tối đa là 45 ngày và tiếp tục được lấy mẫu giám sát về các bệnh truyền nhiễm trên động vật, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Nếu lô hàng đảm bảo các yêu cầu về an toàn dịch bệnh sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu để cơ sở tiếp nhận chăn nuôi nhân giống phục vụ tăng đàn, tái đàn.
Xe chở lợn bố mẹ được phun thuốc khử trùng, đưa vào khu cách li theo quy định.
Quý IV sẽ chủ động được lợn giống
Theo Bộ NNPTNT, dự kiến năm nay các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu khoảng 12.000 con lợn cụ kị, ông bà để thay thế dần cho đàn lợn cụ kị, ông bà giai đoạn 2015-2016. Tính đến ngày 18/4, số lượng nhập khẩu lợn giống gốc là 3.016 con, tăng 133% so với năm 2018 và tăng 21% so với năm 2019.
Cùng với số lợn bố mẹ mà các doanh nghiệp cũng đăng ký nhập khẩu, Việt Nam có thể chủ động về lợn giống phục vụ sản xuất giai đoạn 2021-2024. Theo đó giá lợn giống sẽ bớt "sốt", giảm dần so với hiện nay.
Trực tiếp kiểm tra công tác nhập khẩu đàn lợn bố mẹ từ Thái Lan về Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, việc nhập khẩu lợn giống về trước hết nhằm góp phần ổn định cung cầu về giống và bình ổn giá thịt lợn.
Khi đàn nái bố mẹ được nhập về sản xuất ra con giống sẽ đáp ứng từng bước nhu cầu giống đang thiếu hụt hiện nay, qua đó giảm giá bán lợn giống cũng như đáp ứng nhu cầu con giống cho các gia trại, trang trại của doanh nghiệp và của các địa phương để tăng quy mô đàn lợn giống và lợn thịt, đáp ứng nhu cầu thịt lợn vào quý III và quý IV trong năm nay.
Bộ NNPTNT sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống phục vụ tăng đàn và tái đàn. Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không có "hạn ngạch".
Những con lợn bố mẹ được doanh nghiệp nhập về từ Thái Lan, dự kiến khoảng tháng 12 sẽ bắt đầu sinh sản lợn giống phục vụ chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, vừa qua một số địa phương đã kịp thời quan tâm, có các chính sách hỗ trợ kinh phí duy trì, tăng đàn nái, đực giống phục vụ tái đàn, tăng đàn như: Hà Nội bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con lợn nái; Nghệ An hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ đực giống; Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên...
Cùng với đó là tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; kịp thời công bố hết dịch tả lợn châu Phi để tạo điều kiện cho người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn lợn.
Theo Bộ NNPTNT, hiện cả nước đang có gần 110.000 con lợn cụ kị, ông bà phục vụ công tác nhân đàn bố mẹ tại chỗ. Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo nhập tinh về để làm tươi máu đàn cụ kỵ, ông bà; cho phép nhập khẩu giống bố mẹ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trong bối cảnh giá lợn hơi tăng cao, người tiêu dùng nên đa dạng hơn các loại thực phẩm, tăng sử dụng gia cầm, trứng, thuỷ sản, hoặc dùng thịt lợn động lạnh nhập khẩu thay thế thịt nóng nhằm giảm áp lực lên thị trường.
Hiện, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh đang chiếm khoảng 35% tổng đàn lợn thương phẩm cả nước với tốc độ tái đàn đạt 17%. Còn các hộ chăn nuôi quy trang trại, gia trại và HTX chiếm tỷ trọng 66 - 67% tổng đàn lợn.
Tuy nhiên, do khan hiếm về nguồn cung nên giá lợn giống, giá lợn hậu bị đang tăng rất cao, ngay cả các hộ có tiền cũng khó mua được lợn giống để tái đàn, tăng đàn.
Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn, mặn Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, là địa phương tiếp giáp với biển, chính vì vậy tình trạng mặn đã xâm nhập ở 3 hướng, đó là theo sông Vàm Cỏ Tây vào các huyện Tân Phước và Châu Thành, theo sông Tiền và sông Hàm Luông... Mùa khô hạn năm nay, diễn biến mặn ở Tiền...