Tiền Giang giãn cách tiếp theo chỉ thị 16 ở ba địa phương thêm 5 ngày
Ngày 14-9, UBND tỉnh Tiền Giang đã có quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành từ 0h ngày 16-9 đến hết ngày 20-9.
Tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục siết chặt theo chỉ thị 16 của Chính phủ đối với một số thành phố, huyện trong thời gian tới – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu lãnh đạo 3 địa phương phải tận dụng 5 ngày giãn cách xã hội nói trên để thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; khẩn trương bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, thiết lập và mở rộng các “vùng xanh”, tiến tới kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Sau ngày 20-9, căn cứ vào mức độ nguy cơ và khả năng kiểm soát dịch ở TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành, UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phù hợp.
Các địa phương còn lại gồm huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phước, huyện Cái Bè, huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công và huyện Tân Phú Đông áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian áp dụng từ 16-9 cho đến khi có thông báo mới.
Tính đến ngày 14-9, tỉnh Tiền Giang có 12.468 ca mắc COVID-19, trong đó có 311 ca tử vong và điều trị khỏi cho 9.071 trường hợp.
Tiền Giang là một trong 2 tỉnh (tỉnh còn lại là Kiên Giang) có diễn biến dịch COVID-19 đáng lo ngại và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 – đã làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch vào ngày 13-9.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu hai tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp phòng chống dịch, nhất là ở cấp cơ sở, cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30-9.
Đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi.
Chuyên gia lý giải vì sao không giãn cách cả nước mà chỉ ở 19 tỉnh thành
Đợt dịch thứ 4 xuất hiện tại 58 tỉnh thành, gần đây có sự gia tăng mạnh tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang... TS Trần Đắc Phu cho biết việc thực hiện giãn cách là theo mức độ nguy cơ.
Tính từ đầu vụ dịch nay, nước ta đã có hơn 51.000 bệnh nhân, riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đã có hơn 48.000 ca bệnh. Từ đầu tháng 7, số ca mắc Covid-19 tại nước ta liên tục tăng. Gần đây số ca mắc mới trong một ngày đều trên 3.300.
Dịch đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 12 tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao chỉ giãn cách từng tỉnh, từng khu vực mà không giãn cách toàn quốc.
Từ đầu tháng 7, số ca mắc mới trong một ngày tại nước ta liên tục tăng.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội phải dựa theo các mức độ nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ ở mức nào thì lựa chọn giãn cách cho phù hợp.
Vừa qua Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ban hành quyết định quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, có thể thực hiện giãn cách đến tận cấp xã, huyện, tỉnh/thành phố, khu vực hoặc trên toàn quốc.
Tình hình dịch vừa qua có nguy cơ ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang và một số tỉnh khác. Vì thế, sau khi đánh giá nguy cơ, Thủ tướng quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Đây là những địa phương có mối giao lưu, quan hệ vùng rất lớn, dịch cũng đã xảy ra rải rác ở các tỉnh.
Nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đồng Nai.
Theo TS Phu, đây là một biện pháp để ngăn chặn lây lan dịch bệnh giữa các tỉnh trong khu vực với nhau, đặc biệt từ TPHCM. Việc giãn cách này không những để bảo vệ cho các khu vực khác, nguy cơ thấp hơn mà bảo vệ ngay cả trong chính tỉnh, thành phố đó (trong cùng một tỉnh có vùng nguy cơ thấp, có vùng nguy cơ cao).
"Tuy nhiên, dù có giãn cách thế nào thì cũng phải thực hiện rất nghiêm, tránh hiện tượng bên ngoài chặt, bên trong lỏng, không mang lại hiệu quả", TS Phu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý tùy tình hình, đặc điểm của mỗi địa phương mà có cách giãn cách cho phù hợp, để vẫn đảm bảo phòng chống dịch nhưng không ảnh hưởng một cách không đáng có tới an sinh xã hội của người dân cũng như vấn đề sản xuất kinh doanh.
TS Phu cũng nhấn mạnh hai khía cạnh khi giãn cách theo Chỉ thị 16. Thứ nhất là thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn phải sản xuất kinh doanh, phân phối hàng thiết yếu. Vì thế, các địa phương phải tính toán loại hình sản xuất kinh nào phải sắp xếp lại để vừa chống dịch được vừa lao động được.
Thứ hai là phải tính toán đến vấn đề giao thông, sắp xếp lại để không gây ách tắc, vẫn lưu thông nhưng vẫn phải chống dịch được. Đấy là nguyên tắc còn tùy từng địa phương áp dụng cho phù hợp. Đặc biệt là vấn đề xe liên tỉnh, xe liên huyện cần nghiên cứu kỹ.
"Cá nhân tôi cho rằng không nên đặt ra các barie không cần thiết, giấy xét nghiệm trái quy định của cấp có quyền, tránh hiện tượng từ việc chúng ta áp dụng chống dịch nhưng vô hình chung lại tạo thành các đám đông, tạo thành ách tắc ảnh hưởng tới không những vấn đề làm ăn kinh tế mà còn ảnh hưởng tới công tác chống dịch", TS Phu nhấn mạnh.
Chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn
"Đợt dịch này không như các lần trước, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và đang chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh trong cuộc họp gần đây.
"Bộ Y tế phải chuẩn bị kịch bản dài hơi với việc mua sắm sinh phẩm chẩn đoán do nhu cầu rất lớn, với đặc tính sinh học lây lan nhanh của biến chủng virus đợt này", Bộ trưởng nói. Bộ Y tế sẽ đàm phán mua trực tiếp với các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Hàn Quốc, châu Âu, Trung Quốc... về xét nghiệm nhanh; tăng cường sản xuất trong nước về xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Đầu tuần tới, có khoảng 7 triệu test nhanh về Việt Nam qua các nguồn viện trợ. Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho các tỉnh có tình hình dịch phức tạp.
Từ 0h ngày 19/7 sẽ có thêm 16 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trước đó đã có 3 tỉnh thành thực hiện Chỉ thị 16 là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân ở tại nhà, chỉ khi thật sự cần thiết mới ra khỏi nhà, hạn chế mọi sự tiếp xúc của mình với người ngoài xã hội, không tụ tập đông người (không quá 2 người tại các khu ngoài công sở, bệnh viện, trường học. Tất cả các cơ sở chuyển sang trạng thái làm việc online hoặc có biện pháp giãn cách để đảm bảo tất cả các biện pháp phòng chống dịch.
Nhóm thợ hồ được hỗ trợ về Nghệ An sau một tháng cách ly ở Đắk Lắk Một nhóm thợ hồ gồm 4 nữ, 2 nam vừa được các nhà hảo tâm tại Đắk Lắk hỗ trợ, thuê xe đưa về quê Nghệ An sau gần một tháng cách ly phòng dịch. Nhóm thợ hồ lên xe về quê. Ảnh HẢI DƯƠNG Ngày 13.9, chuyến xe hỗ trợ đưa nhóm gồm 6 thợ hồ hồi hương đã xuất phát từ...