Tiền Giang đôn đốc các địa phương tăng tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 gấp 20 lần/ngày
Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang vừa có công văn đôn đốc các địa phương trong tình phải tăng tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 lên từ 15 – 20 lần/ngày mới kịp tiến độ.
Sở Y tế Tiền Giang mong muốn y tế cấp huyện, xã và người dân phối hợp tốt hơn nữa để tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 nhanh hơn. ẢNH: B.B
Ngày 8.8, ông Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, ban hành công văn đôn đốc các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 lên 15 – 20 lần/ngày so với số lượng người được tiêm hiện tại chỉ khoảng 5.000 người/ngày.
Một góc khu vực cách ly những người có liên quan Covid-19 trong Công viên quảng trường tỉnh Tiền Giang. ẢNH: C.T.V
“Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương phải nhanh chóng tiêm hết vắc xin được phân bổ trong thời gian ngắn nhất để tăng độ bao phủ vắc xin cho người dân, nhất là các địa phương có dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca mắc và tử vong đang tăng rất nhanh”, ông Thảo mở đầu công văn đôn đốc các địa phương như vậy.
Video đang HOT
Theo ông Trần Thanh Thảo, dự kiến đến cuối năm 2021, Tiền Giang sẽ được Bộ Y tế phân bổ hơn 2,5 triệu liều vắc xin Covid-19 các loại. Qua đó, tỉnh phải tổ chức chiến dịch tiêm từ 20.000 đến 30.000 liều mỗi ngày (kể cả thứ bảy, chủ nhật) thì mới đáp ứng kịp thời gian cho số vắc xin được phân bổ (khoảng 4 – 5 tháng).
Về phương pháp tăng tốc độ tiêm, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang yêu cầu các địa phương phải huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành…; Tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị …. Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng. Bố trí thêm bàn tiêm, điểm tiêm…
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang, các địa phương cấp huyện đang khẩn trương tổ chức xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 theo kế hoạch. Tổng số người đã được tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 100.000 người.
Theo bác sĩ Lê Đăng Ngạn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, tính đến nay, Tiền Giang đã được Bộ Y tế phân bổ 15 đợt vắc xin phòng Covid-19 với tổng cộng 234.970 liều (bao gồm AstraZeneca, Sinopharm, Pfizer và Moderna).
Đến ngày 8.8, tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận gần 4.000 người nhiễm Covid-19. Hơn 1,9% số ca mắc Covid-19 đã tử vong. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Tiền Giang ở nhóm cao so với nhiều tỉnh, thành có dịch Covid-19 trong vùng, cũng như cả nước. Tiền Giang là 1 trong 9 địa phương trong cả nước có tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 chậm so với kế hoạch của Bộ Y tế đã ban hành và phân bổ vắc xin.
Số lượng máu cung cấp cho các tỉnh, thành trong một ngày đạt kỷ lục
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa vận chuyển gần 3.000 đơn vị máu đến 10 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước.
Ngày 3/8, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương(Hà Nội) đã có 40 chuyến xe vận chuyển số lượng máu này. Đơn vị này cho hay đây là con số kỷ lục về số lượng máu cung cấp trong một ngày.
Trong số này, 1.000 đơn vị máu được chuyển tới Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ trong tối 3/8.
Sắp xếp, chuẩn bị các đơn vị máu để cung cấp cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: BVCC.
Số máu còn lại được khoa Lưu trữ và Phân phối máu cùng lái xe của viện chuyển đến các bệnh viện tại Hà Nội và những địa phương: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Phòng.
Trong một tuần nay, sau khi kêu gọi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, người dân Hà Nội và tại các tỉnh có thể tổ chức hiến máu đã hưởng ứng nhiệt tình. 10 ngày qua, 11.000 đơn vị máu được tiếp nhận tại Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Yên Bái...
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết: "Lượng máu dự trữ của viện đã có sự cải thiện rõ rệt. Chúng tôi có thể cung cấp trở lại cho các tỉnh miền núi phía Bắc và đáp ứng 100% dự trù từ các bệnh viện".
Trong khi đó, các địa phương phía Nam đều đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến công tác tiếp nhận máu rất khó khăn, hầu như không thể tổ chức được.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, cho biết: "Kho máu của bệnh viện chỉ còn 830 đơn vị máu. Nhóm O chỉ có 72 đơn vị. Trong khi lượng máu cần để cung cấp cho 80 bệnh viện tại Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Chúng tôi chỉ cung cấp được cho các bệnh viện như Cà Mau, Tiền Giang, Châu Đốc..., mỗi lần 5-10 đơn vị máu, không đủ cho ngay cả nhu cầu cấp cứu".
Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ: "Sau khi trao đổi với Bệnh viện Chợ Rẫy và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Viện đã chuyển 1.000 đơn vị máu tới Bệnh viện Chợ Rẫy vào rạng sáng 30/7 vừa qua. Và hôm nay, thêm 1.000 đơn vị máu được chuyển tới Cần Thơ, để từ đây tiếp tục cung cấp cho khu vực Tây Nam Bộ".
TS Khánh cũng cho biết vài tuần tới, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương phía Nam thêm 3.000 đơn vị máu nữa. Ảnh: BVCC.
Toàn bộ việc vận chuyển máu qua đường hàng không được đảm bảo chất lượng, an toàn. Chi phí vận chuyển do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hỗ trợ các bệnh viện phía Nam.
Mặc dù lượng máu dự trữ tại TP.HCM cũng rất thấp nhưng trong tháng 7, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM đã hỗ trợ chi viện cho Cần Thơ 500 đơn vị máu.
Tiến sĩ Khánh chia sẻ khi dịch bệnh, thiên tai xảy đến bất ngờ hoặc diễn biến trong thời gian dài, việc đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời luôn là thách thức với dịch vụ truyền máu, không chỉ tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, trong lịch sử, chưa bao giờ sự chi viện, hỗ trợ, điều phối máu trên phạm vi toàn quốc lại được thực hiện hiệu quả như thời điểm này.
Ông gục chết tại chỗ, 2 cháu nhỏ nguy kịch sau bữa nhậu thịt cóc Một người đàn ông ở Tiền Giang gục chết khi đang nhậu với thịt cóc, 2 cháu của người này nguy kịch phải cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Chiều 25/5, bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) thông tin với VTC News về trường hợp chết do ăn...