Tiền Giang: Bàn giao Mái ấm khuyến học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Tiền Giang: Bàn giao Mái ấm khuyến học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Sáng ngày 4/8, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Tiền Giang tiến hành bàn giao Mái ấm khuyến học đầu tiên năm 2020 tại thị xã Cai Lậy. Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phan Thanh Vân và Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang cùng đại diện các ban, ngành, địa phương dự.
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB- XH Phan Thanh Vân trao trao bảng tượng trưng cho em Cẩm Tuyết và cha.
Mái ấm khuyến học đã được trao cho em Phan Thị Cẩm Tuyết (học sinh lớp 8A8 Trường THCS Trừ Văn Thố) tọa lạc tại phường 1, thị xã Cai Lậy có diện tích 5mx15m, nền xi măng, mái tôn, đòn tay sắt, vách tường với kinh phí xây dựng 60 triệu đồng. Trong đó Quỹ Bảo trợ trẻ em tài trợ 40 triệu đồng, số tiền còn lại do gia đình đóng góp.
Ngoài ra, em Phan Thị Cẩm Tuyết còn được nhận rất nhiều quà tặng có ý nghĩa từ các cá nhân và tổ chức xã hội khác như: Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội khuyến học tỉnh, Hội Từ thiện TP Mỹ Tho, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam.
Video đang HOT
Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước Mái ấm khuyến học với gia đình em Phan Thị Cẩm Tuyết.
Cùng ngày, đoàn cũng tiến hành khảo sát 2 hoàn cảnh ở thị xã Cai Lậy và huyện Châu Thành để xét tặng Mái ấm Khuyến học.
Được biết trong năm 2020, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tặng 15 Mái ấm khuyến học với tổng kinh phí là 600 triệu đồng do Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp.
Tiền Giang: Nuôi lươn không bùn theo cách này, nông dân nhanh thành triệu phú
Anh Châu Văn Hồng, ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống có lời 200 triệu đồng/năm nhờ mô hình nuôi lươn không bùn an toàn sinh học.
Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Châu Văn Hồng góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Gia đình anh Hồng có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Khi lập gia đình, anh được cha mẹ cho riêng 1.000 m2 đất canh tác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đi làm thuê đủ nghề mới tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình.
Anh Châu Văn Hồng (bìa trái, người ngồi) ngụ ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) giới thiệu về mô hình nuôi lươn thịt, nuôi lươn giống.
Khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc anh phải suy nghĩ tìm hướng đi riêng để thoát đói nghèo. Sau khi tìm hiểu thị trường, thấy giá lươn thịt luôn ở mức cao và ổn định nên anh quyết định thực hiện mô hình nuôi lươn.
Những năm đầu, anh nuôi lươn thịt thử nghiệm nhưng đều thất bại, do sử dụng con lươn giống tự nhiên không đạt chất lượng, lươn không lớn và dễ bị bệnh. Năm 2017, thông qua tập huấn kỹ thuật nuôi lươn và hướng dẫn của ngành khuyến nông thị xã Cai Lậy, anh chọn xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm an toàn sinh học.
Anh Châu Văn Hồng thiết kế 8 bể nuôi nuôi lươn, mỗi bể có diện tích 1,5x1,8m, có hệ thống cấp thoát nước tốt, giá thể là dây ni-lon buộc chùm thả xuống bể, mực nước trong bể từ 10 - 30cm, tùy theo trọng lượng lươn lớn hay nhỏ.
Mỗi bể thả 500 con lươn giống, mật độ nuôi 200 con/m2. Ao nuôi lươn định kỳ 7 - 10 ngày tạt thuốc sát khuẩn nước như: Iodin, BKC.
Thức ăn cho lươn là thức ăn viên 1 - 3 mm, loại 44% đạm hiệu UP. Qua 12 tháng nuôi, từ 4.000 con lươn, anh Hồng thu hoạch được 482,5 kg lươn thịt, bán giá bình quân 180.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc thú y và công chăm sóc, anh thu lãi được 30 triệu đồng.
Năm 2019, anh sản xuất được 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, thu lợi nhuận 200 triệu đồng. Năm 2020, anh dự kiến sản xuất và bán 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, lợi nhuận ước đạt trên 250 triệu đồng.
Thông qua mô hình nuôi lươn giống và nuôi lươn thịt thương phẩm an toàn sinh học, anh Hồng đúc kết một số kinh nghiệm như: Sử dụng lươn thịt thương phẩm tự nuôi để làm lươn bố mẹ, theo dõi vớt trứng lươn và lươn con ra ương riêng, thay nước hệ thống ương lươn giống 2 - 3 lần/ngày.
Tháng thứ nhất cho lươn con ăn trùn chỉ, sau đó cho lươn ăn thức ăn viên loại 40% đạm. Nuôi lươn thịt thương phẩm phải làm mái che và không đất, giá thể là dây ni-lon buộc chùm. Sau 3 tháng nuôi nên phân loại kích cỡ lươn ra nuôi riêng bể tránh con lớn ăn con nhỏ.
Thức ăn cho lươn thịt phải phù hợp từng giai đoạn phát triển nhưng đạm càng cao càng tốt, tốt nhất là 40 - 44% đạm, mỗi ngày cho ăn từ 2 - 3 lần, nên thay 100% nước trước hoặc sau khi cho lươn ăn, tùy theo điều kiện, trong quá trình thay nước nên vệ sinh bạt nuôi.
Mô hình nuôi lươn thịt trong bể lót bạt theo hướng an toàn sinh học là mô hình mới đạt hiệu quả kinh tế cao, không cần diện tích lớn. Thông qua mô hình nuôi lươn không bùn này, gia đình anh Hồng có cuộc sống khấm khá, mua sắm đầy đủ tiện nghi, có điều kiện nuôi con ăn học.
Với những kinh nghiệm nuôi lươn tích lũy được, anh Châu Văn Hồng sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con mở rộng diện tích nuôi lươn ở các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung và Nhị Quí ...
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật nuôi lươn như chọn lươn giống khỏe, khẩu phần ăn hợp lý, vệ sinh bể nuôi tốt, mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm của anh Hồng luôn đạt hiệu quả cao, đàn lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp nên anh thu lợi nhuận cao.
EVN giải thích về hóa đơn tiền điện 6 tháng giống hệt nhau Khách hàng để công tơ trong nhà nên công nhân điện lực không ghi được chỉ số, phải lấy chỉ số tháng 11-2019 để ghi vào các tháng sau. Trước sự việc một khách hàng ở thị xã Cai Lậy, Tiền Giang có hóa đơn tiền điện trong 6 tháng liên tục y hệt nhau, hay một khách hàng của điện lực TP...