Tiền giả tràn lan!! Phải học cách phân biệt nhanh để không bị lừa
Tiền giả mặc dù được làm rất công phu, trông y như thật nhưng nếu để ý kĩ mọi người có thể phân biệt được. Bây giờ ra đường phải chú ý việc này chứ không bản thân lại mang hoạ nữa.
Hôm trước đi mua đồ được thối tiền lại, cầm tờ tiền em có cảm giác nghi nghi mọi người ạ. Về đến nhà mới tá hoả là tờ tiền của em là tờ tiền giả. Mà ngặt nỗi nãy mua hàng xe đẩy được thối lại, bây giờ biết người đó ở đâu mà tới mắng vốn đây. Đành ngậm ngùi mất luôn số tiền đó, dù không lớn nhưng nó cứ nằm trong ví.
Thôi thì coi như em xui, nhưng mọi người đừng giống như em. Sau này hôm đó thì em đã biết cách phân biệt được rồi, thành ra hôm nay lên chia sẻ cho mọi người biết để không như vậy.
Cách phân biệt :
- Dưới đây là tờ tiền của em nè, mọi người có thấy cái chỗ phản quang có dòng 200.000 in dọc không ? Nếu là tiền thật thì sẽ được in sát tận mép, còn tiền giả thì nó sẽ in thiếu 1 tí. Nhìn kĩ mới thấy nha!
Ảnh 1-
Chưa hết, mọi nhìn cái Quốc Huy của nước mình trên tờ tiền đi. Tiền thật sẽ có màu đỏ đậm, tiền giả cũng có màu đỏ nhưng nó sẽ lợt hơn. Mấy tờ tiền mới mới sẽ nhìn thấy rõ hơn là mấy tờ tiền cũ.
Ảnh 2-
Mọi người lật tờ tiền có hình Bác lên, kế bên phía tay phải ở trên, gần dưới số 200.000 sẽ thấy có 1 đoá hoa sen. Nếu mà thấy đoá hoa đó có 1 màu thì đó là tiền thật, nhìn thấy 2 màu thì đó là tiền giả. Đem tờ tiền ra chỗ sáng sáng mới thấy được nha.
Video đang HOT
Ảnh 3-
Nhìn tiếp qua tay trái và nhìn xuống phía dưới sẽ thấy 1 cái hoa văn. Nếu ai không hình dung được thì nhình dưới hình để thấy nha. Khi thấy rồi mọi người sờ tay lên nếu mà thấy nó cộm cộm thì là tiền thật, tiền giả sờ láng o à. Chưa hết, cái hoa văn đó mà màu sắc được in đậm thì là tiền thật nha, tiền giả nó in màu ngả tím. Nhớ chú ý điểm này.
Mọi người cũng nên biết phân biệt thêm tiền mệnh giá 100.000 và 500.000 nữa
- Với tờ tiền mệnh giá 100 và 500 cách phân biệt cũng từa tựa vậy, mọi người cũng sẽ coi chất liệu ra sao. Tiền thật thì sẽ không xe được, không bị nhàu nát, mỏng và nhẹ.
Còn tiền giả thì giòn hơn và dày hơn so với tiền thật, chỉ cần mạnh tay một chút cũng có thể rách được. Tiền giả có bề mặt bóng, trơn, khi vò tờ tiền sẽ thấy những nếp nhăn gấp hằn rất rõ.
- Chi tiết hoa văn thì nhìn giống như tờ 200 của em ở trên, tuỳ theo mệnh giá mà chỗ nằm nó sẽ khác nhau nhưng mà cách để phân biệt thì y như nhau.
Tờ 100k và 500k
- Tiền thật khi được soi dưới đèn cực tím sẽ thấy mực không màu phát quang. Đồng thời chi tiết 2 dãy số seri luôn phải giống nhau, nhìn mắt thường có màu đỏ và đen nhưng khi qua đèn cực tím cũng sẽ đổi màu.
Còn tiền giả thì cứ Làm tương tự nhưng sẽ không quan sát được những hiện tượng trên.
Trên đây là những cách để phân biệt tiền thật, tiền giả. Mọi người chỉ việc ghi nhớ rồi mỗi khi cầm tờ tiền lên mà thấy nghi nghi thì kiểm tra liền. Cầm tiền giả trong người vừa thiệt thòi vừa nguy hiểm nữa.
(Theo Kenh14 News)
3 triệu tiền thật đổi được 17 triệu đồng tiền giả
'Mình chuyên cung cấp tiền giả đủ mệnh giá, tiền giống thật 98% mắt thường không thể phân biệt', đó là lời mời chào của người bán tiền giả trên các trang mạng xã hội.
Sau thời gian ngắn lắng xuống, tình trạng rao bán tiền giả trên mạng có xu hướng quay lại. Chỉ cần gõ từ các khóa như: "mua bán trao đổi tiền...", "mua bán tiền giả", trên Facebook sẽ xuất hiện hàng loạt các trang chuyên cung cấp tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau.
Tại các trang cá nhân rao bán tiền giả đều sơ sài, không để lại thông tin, chỉ có thông tin rao bán và một số bình luận, hầu hết giao dịch thường qua tin nhắn riêng. Trong khi đó, các fanpage lại xôm tụ hơn với nhiều sự quan tâm, nhiều lượt like và chia sẻ của cộng đồng mạng. Song cũng rất nhiều ý kiến tỏ thái độ không đồng tình về việc buôn bán này.
Một tài khoản đăng thông tin bán tiền giả lên các fanpage. Ảnh: Facebook
Cụ thể, tại một trang mua bán tiền giả trên Facebook, người bán lập ra một fanpage trao đổi tiền gia qua thẻ cào với đủ mệnh giá từ 50.000-500.000 đồng.
Người bán sẽ hỏi thông tin người mua ở vị trí nào cụ thể, để tính toán thời gian giao hàng. Nếu ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội sẽ giao hàng trong khoảng từ 8-14 tiếng đồng hồ. Còn ở các vùng khác sẽ chậm hơn, do chuyển hàng chủ yếu là xe đò hoặc ship cod.
Tiền giả được fanpage này cung cấp với nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người mua nhiều hay ít. Cụ thể, mức trao đổi được đưa ra là 1 triệu đồng tiền thật mua được 5 triệu đồng tiền giả, 2 triệu đồng tiền thật sẽ mua được 11 triệu đồng tiền giả và tương tự 3 triệu sẽ mua được 17 triệu đồng tiền giả. Tất cả không phân biệt mệnh giá.
Còn một trang bán tiền giả khác thì tiền này được chào bán với cách giao dịch bằng thẻ cào điện thoại. Nhưng để nhận được số tiền giả muốn mua thì bên mua phải đặt cọc trước một khoản tiền, sau khi giao tiền sẽ thanh toán khoản còn lại.
Điển hình, trang này đăng thông tin, khi mua tiền giả dưới 2 triệu đồng khách phải đặt cọc trước 100%, mua trên 3 triệu đặt cọc 50% khi nhận được tiền chuyển thêm 50% còn lại, còn trên 5 triệu khách đặt cọc trước 30%, 70% sẽ được thanh toán sau khi nhận tiền.
"Chỉ giao dịch qua thẻ cào, ai muốn giao dịch trực tiếp hay không cần cọc thì tìm chỗ khác mua dùm đỡ mất thời gian hai bên", lời nhắn của fanpage này.
Điều đáng chú ý là hầu hết chủ tài khoản các trang cá nhân, hay fanpage cung cấp tiền giả đều không chịu gặp mặt giao dịch trực tiếp, mà chỉ trao đổi qua thẻ cào điện thoại, thẻ game hoặc thông qua các dịch vụ như PayPal. Họ cũng từ chối chuyển khoản ngân hàng, với lý do sợ bị lộ danh tính. Tất cả đều cam đoan sẽ chuyển tiền đến đúng địa chỉ mà người mua cung cấp.
"Mình đã nói rõ, bạn thật sự tin tưởng thì cọc, bên mình sẽ chuyển đủ và free ship cho bạn nếu mua lâu dài, về sau sẽ có giá tốt nhất cho bạn", chủ một fanpage chuyên cung cấp tiền giả cho hay.
Một người bán tiền giả có tài khoản B.N trên Facebook cho biết, mệnh giá tiền càng nhỏ càng dễ sử dụng hơn. "Tiền giả chủ yếu sẽ được dùng đổ xăng, đi chợ, hay ra các cửa hàng tạp hóa. Chỉ khi đến giao dịch tại các ngân hàng có thể bị đối chiếu số seri mới bị phát hiện".
Người bán này còn cam đoan: "Trừ ngân hàng và chỗ có máy đếm tiền ra thì tiền giả tiêu chỗ nào cũng tốt?",
Các kiểu "mồi chài" khách mua tiền giả. Ảnh: Facebook
Khá nhiều tài khoản sau khi đăng thông tin bán tiền giả đã nhận rất nhiều phản ứng không đồng tình từ cộng đồng mạng. Song cũng có tài khoản bình luận như: "xài được hai lần rồi, rất ok", hay "lấy thêm cho em 5 triệu nữa",... Đây được cho là những bình luận kiểu "mồi chài" của chính người đăng thông tin mua bán phạm pháp này.
Cũng có một số trường hợp, những tài khoản này không có tiền giả, chỉ đăng thông tin để nhận được tiền cọc, hoặc thẻ cào, sau đó khách liên hệ đến thì bị chặn cuộc gọi, tin nhắn hoặc xóa hẳn tài khoản. Khi gặp trường hợp này, phía người mua chỉ đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", không biết kêu ai. Bởi ai cũng biết hành động mua bán, trao đổi tiền giả là phạm phá.
Theo Zing News
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cách phân biệt tiền giả Ngày 18-5, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM khẳng định việc chỉ dựa vào yếu tố vần hoặc số seri để xác định một tờ tiền là tiền giả (hay tiền thật) là không chính xác. Qua đường dây nóng của NHNN chi nhánh TP HCM mấy ngày nay, một số người dân có phản ánh thắc mắc...