Tiến độ phí không dừng: Ì ạch vì sợ minh bạch?
Nếu doanh nghiệp, chủ đầu tư khẳng định mình công khai, minh bạch thì tại sao lại không kết hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai phí không dừng?
“Với Bộ Giao thông Vận tải thì lời hứa về thu phí không dừng phải xử lý dứt điểm”. Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 31/12/2019 vừa qua.
Theo chủ trương của Chính phủ, đến hết năm 2018 tất cả các trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh phải xong việc áp dụng thu phí không dừng. Các trạm trên các tuyến đường còn lại thực hiện việc này xong trước 31/12/2019.
Việc triển khai chủ trương trên được Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập thành dự án, với giai đoạn 1 gồm 44 trạm thu phí trên tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên có tổng mức đầu tư 2.030 tỷ đồng. Công ty TNHH thu phí tự động VETC (liên danh giữa Công ty Cổ phần Tasco và Công ty thu phí tự động VETC) là nhà đầu tư được lựa chọn triển khai theo hình thức không thông qua đấu thầu.
Sau 5 năm triển khai dự án giai đoạn 1, hiện mới có 26 trạm do VETC đầu tư đã hoàn thành vận hành thương mại. Số trạm còn lại bổ sung vào dự án do nhà đầu tư BOT tự lắp đặt thiết bị và kết nối vào hệ thống dữ liệu của VETC. Tức là, tiến độ dự án thu phí không dừng đến nay đang chậm so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tiến độ “rùa” trong triển khai thu phí không dừng khiến Chính phủ nhiều lần phải thúc tiến độ. Từ đầu năm 2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chuyển sang thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng theo đúng quy định tại Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017, Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 27/2/2018.
Lý giải về tình trạng chậm tiến độ này, VETC cho rằng: Còn một số trạm BOT, nhà đầu tư chưa chịu bàn giao để triển khai thu phí không dừng. Các trạm này chưa đồng ý mức trích thu phí, hoặc đồng ý mức trích nhưng chờ đồng thuận từ ngân hàng tài trợ.. Ngoài ra, vì đây là lĩnh vực mới, người dân còn thói quen dùng tiền mặt, dẫn đến số lượng dán thẻ và sử dụng dịch vụ thấp khiến cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ lỗ vốn.
Tuy nhiên, nguyên nhân không “thuận” theo chiều mà đại diện VETC nói, mà đang có một số mâu thuẫn nhất định trong quá trình triển khai. Một số nhà đầu tư BOT cho rằng, họ sẵn sàng chấp hành chủ trương của Chính phủ, nhưng việc VETC yêu cầu nhà đầu tư phải bàn giao trạm để họ quản lý là vô lý.
Hơn nữa, tại mỗi trạm thu phí, VETC chỉ cài đặt ứng dụng để triển khai công nghệ nhưng buộc nhà đầu tư phải trích 2% doanh thu tại trạm là không có cơ sở. Một câu hỏi được đặt ra khi đó là: Nếu trích 2% doanh thu tại cả 44 trạm thu phí BOT thì số tiền VETC thu được sẽ kinh khủng mức nào?
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền nói rằng: “Chỉ là nhà cung cấp ứng dụng, ăn theo nhưng VETC đang được hưởng quá nhiều ưu ái đến mức khó hiểu. Một chủ trương lớn, liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, người dân nhưng lại triển khai theo hình thức không thông qua đấu thầu như vậy là chưa phù hợp và có phần không đúng quy định”.
Có điều, nói gì thì nói, việc triển khai thu phí tự động không dừng hiện nay đang bị chây ì, đến nỗi không có câu hỏi về sự minh bạch được đặt ra. Nhìn lại chuỗi sự việc ở các trạm BOT thời gian qua sẽ thấy, mà điển hình là việc người dân tự đếm xe, tính phí ở một số trạm BOT là dấu hiệu cho thấy niềm tin đang xuống thấp.
Nói cách khác, với những nghi ngờ của người dân về việc giấu doanh thu để trốn thuế, kéo dài thời gian thu phí,… đã khiến dư luận và nhân dân cả nước hoài nghi về sự minh bạch trong hình thức thu phí thủ công.
Việc này phía Chính phủ là đơn vị đứng giữa lợi ích của người dân và sự minh bạch của chủ đầu tư BOT, thì nhất định phải làm cho rõ, cho công khai, nhất là trong việc quyết liệt để đơn vị thứ 3 đứng ra cùng đảm bảo minh bạch.
Có thể nói, việc lắp đặt thu phí tự động không dừng chính là “thêm một con mắt” nữa để người dân tin tưởng vào tính công khai, minh bạch của thu phí BOT hiện nay. Nếu doanh nghiệp, chủ đầu tư khẳng định mình công khai, minh bạch thì tại sao lại không kết hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai phí không dừng?
Chẳng lẽ, sự “ nóng ruột” của Chính phủ là một chuyện, còn hiện tượng “trên chỉ đạo nhanh, dưới thực hiện chậm” như hiện nay lại là chuyện khác.
Hy vọng năm 2020 “phí không dừng” không ì ạch như năm cũ nữa.
Sông Hàn
Theo DĐDN
Thu phí tự động không dừng lùi tới bao giờ?
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa xin Chính phủ lùi tiến độ hoàn thiện thu phí tự động không dừng (ETC) sang năm 2020.
4/5 tuyến cao tốc do VEC quản lý chưa triển khai ETC do thiếu vốn?
Lo ngại về tiến độ dự án
Hệ thống ETC tại các trạm BOT do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được chia làm 2 dự án. Dự án giai đoạn 1 có 44 trạm, gồm 26 trạm trên QL1 và QL14 và 18 trạm trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ khác được bổ sung vào dự án. Đối với 5 tuyến cao tốc do VEC quản lý, chỉ có một tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang lắp đặt thiết bị, dự kiến vận hành trong năm 2019. Bốn tuyến còn lại chưa thể triển khai thực hiện do vướng mắc về nguồn vốn.
Giai đoạn 2 của dự án có tổng số 33 trạm, bao gồm 10 trạm trên QL1 và QL14 và 23 trạm trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ khác. Dự án đã lựa chọn được liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty CP Vietinf và một số doanh nghiệp công nghệ thực hiện.
ETC là chủ trương lớn của Chính phủ, giúp minh bạch doanh thu BOT, chống tiêu cực, thuận tiện cho người sử dụng. Bộ GTVT là đơn vị được Chính phủ giao thực hiện. Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm nay khi thực hiện dự án, Bộ GTVT luôn tỏ ra chậm trễ dẫn đến tiến độ thực hiện không đảm bảo thời gian đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2017, Thủ tướng giao Bộ GTVT phải thực hiện ETC tại các trạm trên toàn bộ quốc lộ 1 (QL1), đường Hồ Chí Minh (QL14) trong năm 2018 và các trạm thu phí khác trong năm 2019. Tuy nhiên đến nay, riêng các trạm trên QL1 và QL14 cũng chưa được Bộ GTVT lắp đặt đầy đủ. Tức đã chậm quá 1 năm so với yêu cầu của Thủ tướng. Trong báo cáo về tình hình thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng ngày 14/11 vừa qua, Bộ này thừa nhận mới đang lắp đặt và vận hành 25/26 trạm trên QL1 và QL14.
Mới đây, Bộ GTVT vừa gửi văn bản lên Chính phủ kiến nghị gia hạn tiến độ thực hiện dự án ETC đoạn 2 và các trạm của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sang năm 2020, trong khi đáng ra phải hoàn thành trước ngày 31/12/2019.
Trước thời điểm Bộ GTVT đưa kiến nghị gia hạn này, nhiều người đã nhận định Bộ GTVT chắc chắn không thể hoàn thành lắp đặt ETC trong năm 2019 khi khối lượng công việc còn rất ngổn ngang, nhà đầu tư BOT thì lưỡng lự hoặc thực hiện với thái độ khiên cưỡng.
Việc xin lùi thời hạn hoàn thành ETC đến năm 2020, nhưng thời gian cụ thể hoàn thành dự án ETC cũng chưa được Bộ này chắc chắn. Trong khi đó, đối với giai đoạn 2 dự án, qua đấu thầu đã chọn được liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án từ tháng 5/2019. Tuy nhiên, sau 6 tháng nhà đầu tư chưa hoàn thiện thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định.
Do vậy, dự án ETC giai đoạn 2 có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bởi vậy, nhiều ý kiến lo lắng chưa có cơ sở để Bộ GTVT có thể chắc chắn hoàn thành dự án trong năm 2020 hay đến hết thời điểm đó lại xin lùi?
Chưa biết được lùi hay không
Bộ GTVT cho biết, với những trạm ETC đã hoàn thành, vướng mắc lớn nhất hiện nay là doanh thu hoàn vốn cho dự án không như dự kiến ban đầu do tiến độ ký hợp đồng dịch vụ, trích doanh thu chậm.
Ngoài ra, việc nhiều dự án BOT sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của dự án ETC. Số lượng phương tiện dán thẻ và nộp tiền vào tài khoản giao thông để tham gia dịch vụ ETC chưa cao, đến nay chỉ có khoảng 800.000 thẻ/3,5 triệu phương tiện dán thẻ sử dụng dịch vụ.
Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, việc xin Chính phủ lùi thời hạn hoàn thành ETC sang năm 2020 đã được Vụ Đối tác công - tư (PPP) tham mưu cho Bộ GTVT. Đến thời điểm hiện nay, Chính phủ có đồng ý cho lùi hay không vẫn chưa biết.
Nói về điều này, ông Nguyễn Viết Huy - Phó Vụ trưởng Vụ PPP cho biết thêm, khả năng tuần tới, Chính phủ sẽ họp, sau đó mới biết có đồng ý hay không. Cũng theo ông Huy, vướng mắc lớn nhất của việc chậm ETC là các khó khăn ở VEC và giai đoạn 2 của dự án. "Sang năm, tôi tin sẽ hoàn thành ETC vì các khó khăn cơ bản đã được giải", ông Huy khẳng định.
VIDIFI khuyên dùng ví điện tử khi áp dụng ETC
"Ông Trần Anh Tú - Tổng Giám đốc VIDIFI (nhà đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) cho biết, ETC giúp minh bạch hóa doanh thu; việc quản trị đối với doanh nghiệp cũng thuận tiện, giảm được nhân lực, tiền lương, lại không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, để dự án thành công, ngoài sự đồng thuận của các nhà đầu tư, Bộ GTVT nên chọn hình thức thanh toán tiện dụng để người dân dễ sử dụng như ví điện tử. Với cách này, số dư trong ví vừa sinh lãi, đi qua các trạm BOT vẫn trừ được tiền. Ngoài ra nên có chế độ khuyến mại, giảm giá để khuyến khích người dân sử dụng. Sau khi thực hiện những giải pháp trên, cũng nên có chế tài đủ mạnh xử lý với những trường hợp không sử dụng ETC".
Minh Hưu
Theo PLVN
VETC trả dự án, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng Sau khi xem xét đề xuất của Công ty VETC, Bộ GTVT không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc Nhà nước tiếp nhận lại dự án. Liên quan đến thu phí không dừng (ETC), ngày 14-11, Bộ GTVT cho biết việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng là chủ trương của Chính phủ với mục...