Tiền đề quan trọng để phát triển
Ngày 18-8-2020, 50/50 đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội đã hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020-2025, đạt mục đích, yêu cầu và đúng tiến độ.
Đây vừa là tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển các địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, vừa là cơ sở vững chắc để hướng tới thành công của Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Đại hội đại biểu lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội. Ảnh: Viết Thành
Bài đầu: Khẳng định bước tiến mới
Là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, đại hội đại biểu các đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025 tại Hà Nội đã thành công cả về văn kiện và nhân sự; khẳng định bước tiến mới về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là cơ sở để các đảng bộ tự tin hướng tới những mục tiêu cao hơn.
Văn kiện thực chất, thuyết phục
Tâm đắc với mục tiêu và các giải pháp xây dựng huyện Hoài Đức trở thành quận trong nhiệm kỳ 2020-2025 nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ huyện, Bí thư Đảng ủy xã An Khánh (huyện Hoài Đức) Nguyễn Trọng Toàn khẳng định, đây là sản phẩm của trí tuệ tập thể, thể hiện ý chí, quyết tâm của toàn huyện. “Đảng bộ xã An Khánh đã xác định rõ quyết tâm xây dựng xã trở thành phường, góp phần cùng huyện sớm thực hiện được mục tiêu đề ra”, đồng chí Nguyễn Trọng Toàn chia sẻ. Đây cũng là quan điểm chung của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Hoài Đức.
Không riêng huyện Hoài Đức, văn kiện đại hội các đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội đều được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận tích cực. Là đảng bộ cấp trên cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Thủ đô tổ chức đại hội, Văn kiện Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ huyện Gia Lâm được xây dựng kỹ lưỡng thông qua việc lấy ý kiến nhiều vòng tại 51/51 chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và đặc biệt là ý kiến của các sở, ban, ngành thành phố; lãnh đạo huyện qua các thời kỳ.
Thống nhất với Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Khối Các cơ quan thành phố Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định sẽ chủ động, tích cực triển khai thực hiện tốt phương hướng, mục tiêu Nghị quyết đại hội đề ra, nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Video đang HOT
Theo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, đa số các đảng bộ cấp trên cơ sở đều chuẩn bị rất kỹ về văn kiện. Báo cáo chính trị đánh giá kết quả sát thực tiễn, từ đó xác định cụ thể phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các khâu đột phá, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có tính khả thi cao. Mặc dù là nội dung mới, nhưng chương trình hành động đã được 50/50 cấp ủy đảng bộ cấp trên cơ sở xây dựng và báo cáo trước đại hội, được đại biểu ghi nhận, đánh giá cao. Trong khi đó, báo cáo kiểm điểm của các cấp ủy cũng được chuẩn bị nghiêm túc hơn.
Đây là những cơ sở quan trọng định hướng phát triển cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.
Chất lượng nhân sự được nâng cao
Các đại biểu biểu quyết thông qua danh sách nhân sự bầu Ban Chấp hành Đại hội đại biểu lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ quận Ba Đình, ngày 3-6-2020. Ảnh: Viết Thành
Cùng với văn kiện, công tác bầu cử tại đại hội các đảng bộ cấp trên cơ sở cũng đạt kết quả tích cực. Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt, cấp ủy viên được nâng lên một bước.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo khẳng định, kết quả bầu cử nhân sự cấp ủy các đảng bộ đều có số phiếu trúng cử cao. Cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý hầu hết trúng cử với số phiếu tập trung. Số lượng các đồng chí trúng cử cấp ủy đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025 là 1.619 đồng chí. Trong đó có 438 đồng chí tham gia cấp ủy lần đầu, đạt tỷ lệ 27,1%; 178 đồng chí cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi), đạt 11%; 370 đồng chí cán bộ nữ, đạt 22,9% (nhiệm kỳ 2015-2020 là 16,4%).
Việc ứng cử, đề cử và bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra cấp ủy được thực hiện đúng quy định. Tại các đại hội, 100% đại biểu dự đại hội nhất trí với nhân sự do cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 chuẩn bị, không có người ứng cử và đề cử thêm. Danh sách bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ đều bảo đảm số dư theo quy định. “So với nhiệm kỳ 2015-2020, số cán bộ có trình độ trên đại học tăng từ 35,6% lên 63,9%; có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân tăng từ 79,3% lên 86,9%”, đồng chí Vũ Đức Bảo thông tin thêm.
Nét mới của đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở tại Hà Nội lần này là đã có 17 đảng bộ bầu trực tiếp bí thư tại đại hội, đạt tỷ lệ 34%. 17/17 đồng chí được giới thiệu đều trúng cử với số phiếu rất cao, trong đó 6 đồng chí đạt tỷ lệ 100%, còn lại thấp nhất đạt tỷ lệ 96,1%.
Kết quả bầu nhân sự cấp ủy các đảng bộ cấp trên cơ sở nhận được sự thống nhất cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vui mừng trước kết quả bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Đức nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Văn Long (thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn) nói: “Những cán bộ chủ chốt đã khẳng định được năng lực qua một nhiệm kỳ đầy sóng gió với “điểm nóng” xã Đồng Tâm, việc trúng cử là rất xứng đáng”.
Báo cáo đánh giá của Ban Tổ chức Thành ủy cho hay, sau các đại hội, đến nay không có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị liên quan đến công tác nhân sự. 100% đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở đã thực hiện đủ 4 nội dung theo Chỉ thị 35-CT/TƯ ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 8-7-2019 của Thành ủy về “Tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội”.
Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp giữa thời điểm tổ chức các đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy Hà Nội, các đại hội đã rút ngắn thời gian tổ chức xuống còn 1-1,5 ngày, nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định. Đảng bộ thành phố Hà Nội là một trong những địa phương hoàn thành tổ chức đại hội cấp trên cơ sở sớm nhất cả nước.
Xây dựng khối đại đoàn kết, phát huy dân chủ xã hội
Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội cho rằng, dự thảo được chuẩn bị công phu, sát thực tiễn và hàm lượng trí tuệ cao.
Tuy nhiên, một số ý kiến kiến nghị, dự thảo cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ xã hội.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tặng quà cho công nhân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Ảnh: Ngọc Ánh
Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Bùi Huyền Mai:
Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân lao động Thủ đô
Để hiện thực hóa mục tiêu trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội không thể thiếu vai trò to lớn của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập đến giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân lao động Thủ đô. Do vậy, tôi đề xuất cần đưa thêm vấn đề này vào nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2020-2025. Điều này xuất phát từ các quan điểm:
Thứ nhất, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân lao động Thủ đô là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Thứ hai, đội ngũ công nhân lao động Thủ đô phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công - nông, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thứ ba, việc xây dựng đội ngũ công nhân Thủ đô lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa cho công nhân... Thứ năm, việc xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Thành ủy và quản lý của UBND thành phố Hà Nội có vai trò quyết định.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh:
Quan tâm đến văn hóa gia đình và giáo dục gia đình
Dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá đúng tầm mức, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, để phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đề xuất bổ sung trong dự thảo Báo cáo chính trị nội dung: "Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, thực hiện tốt bình đẳng giới. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng của đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý, nữ cán bộ khoa học, nữ trí thức, nữ doanh nhân... trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới. Phát huy vai trò tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp làm nòng cốt trong công tác phụ nữ thành phố".
Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, nhiều vấn đề tác động tới văn hóa, tới gia đình. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến văn hóa gia đình và giáo dục gia đình, nghiên cứu bổ sung nội dung về vai trò của các tầng lớp nhân dân; trong đó có thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi... trong việc phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, nhất là truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Thủ đô.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn:
Làm rõ hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Tại nội dung đánh giá Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dự thảo Báo cáo chính trị đã đề cập tương đối đầy đủ về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc với những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua. Đó là việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, hoạt động giám sát, phản biện xã hội...
Từ thực tế hoạt động và qua công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho thấy, nhân dân Thủ đô rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền... trong việc quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, tôi đề nghị dự thảo Báo cáo chính trị cần làm rõ hơn vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Dự thảo mới chỉ đề cập tới "các tổ chức thành viên", vốn là các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, chưa đề cập tới các "cá nhân tiêu biểu". Do đó, dự thảo cần được bổ sung để phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân.
Tại nội dung đánh giá về công tác tôn giáo, sau cụm từ "phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín..." nên bổ sung cụm từ "nhà tu hành, chức việc các tôn giáo" bởi đây cũng là đối tượng có vai trò quan trọng mà công tác tôn giáo luôn phải hướng tới...
Hà Nội thảo luận, thông qua dự thảo văn kiện Đại hội trình Bộ Chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị 25 nhằm thảo luận, thông qua các dự thảo văn kiện sẽ trình Bộ Chính trị tháng 9 tới. Sáng 20/8, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức Hội nghị lần thứ 25 nhằm xem xét, thảo luận, thông qua các văn kiện trình Đại...