‘Tiền đấy, đủ cho cả nhà cô tiêu Tết cả tháng’
Chồng tôi sau khi ném vỡ tan cái cốc thì chạy vào phòng lấy một tập tiền dày cộp ném thẳng vào mặt tôi và hét: “Tiền đấy, đủ cho cả nhà cô tiêu Tết cả tháng”.
Trời ơi, năm đầu tiên về hưởng Tết ở quê nhà kể từ ngày lấy chồng mà gia đình tôi lại rơi vào cảnh mất Tết như thế này. Ảnh minh họa.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán, nhưng gia đình tôi thì chìm trong không khí căng thẳng, ngột ngạt. Chồng tôi đã đặt vé máy bay để một mình đi chơi Phú Quốc, bỏ mặc 2 mẹ con bơ vơ ở nhà. Tất cả bắt đầu chỉ từ món quà Tết mà tôi định biếu nhà ngoại.
Vợ chồng tôi kết hôn được 3 năm và có 1 bé gái 2 tuổi. Do những năm trước, vợ chồng tôi đều ở nước ngoài nên năm nay là năm đầu tiên tôi phải đi Tết hai bên nội ngoại.
Vì năm nay là tết đầu tiên, lại mới ở nước ngoài về nên tôi cũng muốn có gì đó làm đẹp lòng bố mẹ. Vậy nên hôm trước, sau một hồi tham khảo ý kiến anh chị em cùng công ty, tôi về bàn với chồng sẽ biếu nhà nội một giỏ phong lan, một gói quà còn nhà ngoại thì sẽ biếu 5 triệu đồng.
Tôi nghĩ như vậy là hợp lý bởi nhà nội ông bà khá giả nên tặng quà ý nghĩa, độc đáo sẽ khiến ông bà vui. Còn nhà ngoại, kinh tế khó khăn lại đang phải nuôi các em học nên tôi nghĩ tiền sẽ giúp ông bà trang trải tốt hơn.
Khi vừa nghe tôi bàn vậy, chồng tôi đã cười nhạo báng và bảo rằng: Em khôn nhỉ, cứ bo bo kéo về cho bố mẹ là sao. Tôi có giải thích kỹ lưỡng những suy nghĩ như trên của tôi cho chồng nghe và bảo rằng, thực ra tôi muốn quà nội sao quà ngoại thế, chỉ có điều là khác về hình thức món quà mà thôi. Nhưng chồng tôi vẫn không vui. Tôi có nhẫn nại giải thích kỹ càng, khuyên nhủ đủ kiểu nhưng tôi càng nói chồng tôi càng tỏ ra giận dữ.
Bố mẹ nào cũng là bố mẹ, mà bố mẹ tôi đã vất vả mới nuôi cho tôi ăn học được, đến ngày đi làm có thu nhập thì tôi lại lấy chồng, sinh con chẳng giúp gì cho bố mẹ được. Anh hiểu điều đấy mà sao vẫn ích kỉ đến vậy chứ.
Video đang HOT
Hôm đó, nghĩ chồng đang cả giận, tôi dừng cuộc chuyện trò tại đó. Và tôi cũng muốn anh có thêm thời gian để suy nghĩ về vấn đề này. Hai hôm sau, tôi mới quay lại vấn đề này để bàn với chồng, những tưởng chồng sẽ hiểu ra vấn đề. Ai ngờ, vừa nghe tôi mở lời, chồng tôi xa xả mắng tôi rằng: Đúng là đồ đàn bà tủn mủn.
Chồng tôi bảo rằng làm đàn bà mà lúc nào cũng nghĩ hay vun vén cho bố mẹ đẻ thì chỉ có thiệt thân thôi. Anh cũng bảo lấy chồng thì phải theo nhà chồng và vì ăn Tết chủ yếu bên nhà nội nên quà nhà ngoại chỉ mang tính tượng trưng và chỉ nên bằng nửa quà nhà nội thôi.
Trời ơi, nghe chồng nói mà tôi bàng hoàng. Tôi không thể tin được một người từng du học bao năm ở nước ngoài, có hiểu biết như anh mà lại mang tư tưởng nhất bên trọng nhất bên khinh như vậy. Quá bực tôi bảo anh là người vô tâm, nhìn bố mẹ vợ trong hoàn cảnh vậy mà còn so đo.
Nghe tôi nói vậy, chồng tôi ném vỡ tan cái cốc đang cầm trong tay và chạy thẳng vào phòng ngủ mở két lấy một tập tiền dày cộp ném thẳng vào mặt tôi và nói như hét: “Nhà cô cần tiền đến thế à? Tiền đấy, đủ cho cả nhà cô tiêu Tết cả tháng”.
Chồng tôi tuyên bố rằng Tết này anh sẽ cho mẹ con tôi ở nhà ăn Tết với nhau. Ảnh minh họa.
Nói rồi, chồng tôi tuyên bố rằng Tết này anh sẽ cho mẹ con tôi ở nhà ăn Tết với nhau. Anh sẽ đi chơi cho rảnh mắt. Và nói là làm, hôm qua tôi đã thấy chồng tôi đặt vé máy bay Hà Nội-Phú Quốc đúng hôm 29 Tết.
Trời ơi, năm đầu tiên về hưởng Tết ở quê nhà kể từ ngày lấy chồng mà gia đình tôi lại rơi vào cảnh mất Tết như thế này. Đến ngay cả lúc này, ngồi viết những dòng chữ này mà tôi vẫn thấy không thể tin vào sự việc đã xảy ra.
Tôi có nên cầm số tiền chồng đưa không? Và tôi có nên ngăn chồng ở lại nhà vào dịp Tết này?
Theo blogtamsu
Bình yên bên nhà thờ 100 năm tuổi ở Đà Nẵng
Những khoảng không gian rợp bóng cây xanh, nóc nhà thờ bình dị vút cao giữa trời xanh mây trắng, nhà thờ Giáo xứ An Ngãi hiện diện giữa thanh bình sớm mai...
Nằm cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 20 km về phía Tây (đường lên khu du lịch sinh thái Bà Nà), nhà thờ Hòa Sơn, hay chính xác phải gọi là nhà thờ giáo xứ An Ngãi là một điểm đếm thú vị, dành cho những người thích lang thang khám phá.
Theo sách sử thì An Ngãi ngày xưa còn được gọi là Bàu Nghè, là phần đất vốn có người Chăm sinh sống. Đến giữa TK15, vua Lê Thánh Tông mở cõi về phương Nam, lập Thừa Tuyên Đạo Quảng Nam. Triều đình nhà Lê bắt đầu đưa dân xứ Thanh- Nghệ- Tĩnh vào khai hoang, lập ấp.
Ngôi nhà thờ với đường nét kiến trúc cổ, tinh tế, gợi một nét thu hút rất riêng. Cửa sổ, mái vòm giản dị, không cầu kì, tạo cảm giác gần gũi, an bình.
Khám phá nhà thờ giáo xứ An Ngãi Hòa Sơn là khám phá khung cảnh nên thơ, hữu tình với không gian rợp bóng cây xanh. Cũng chính bởi không gian này thanh tĩnh, nên bất cứ ai đã đặt chân đến nơi này đều ít nhất một lần cảm nhận tâm hồn mình lắng lại, dịu êm rồi thanh thản đến lạ...
Bóng cây đa cổ thụ trải rộng, ôm gọn hang đá cầu nguyện, và dang cánh tay chở che cho những tâm hồn đang chênh chao tìm về an trú. Dù nhà thờ mới được xây dựng vào năm 1916 (đầu TK20), nhưng theo bà con giáo dân thì giáo xứ An Ngãi chính thức được hình thành từ đầu TK17. Vì vậy, đây được xem là một trong những giáo xứ hình thành khá sớm ở Đà Nẵng nói riêng, trên dải đất ven biển miền Trung nói chung.
Theo iHay
Hàng loạt nhà cổ Hội An hư hỏng do thi công bờ kè gần 150 tỷ Quá trình thi công bờ kè đắt đỏ để bảo tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An (Quảng Nam) đã gây nứt nẻ hàng loạt ngôi nhà, nguy cơ đổ sập. Gần một tháng nay, nhiều chủ sở hữu và người thuê nhà cổ kinh doanh ở tuyến phố Bạch Đằng (TP Hội An, Quảng Nam) liên tục nộp đơn lên chính quyền...