Tiền đâu miễn học phí, tăng lương giáo viên?
Việc miễn học phí tới cấp THCS và lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bảng lương hành chính sự nghiệp có khả thi khi ngân sách còn nhiều hạn chế?
Ngày 25/11, Bộ GD&ĐT có cuộc trao đổi với báo chí để thông tin về một số thay đổi quan trọng trong Dự thảo Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Theo đó, lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, nhấn mạnh việc xếp lương giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp chỉ là luật hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 (Nghị quyết 29) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Trịnh Ngọc Thạch – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH); thành viên Ban soạn thảo sửa Luật Giáo dục – cho biết việc nâng lương giáo viên là một trong những vấn đề quan trọng mà Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến Chính phủ. Đây là dự thảo lần 2 và đang tiếp tục lấy ý kiến trong vòng 60 ngày.
Một nội dung quan trọng khác của dự thảo cũng gây nên nhiều ý kiến khác nhau là việc miễn học phí cho học sinh THCS. Quy định này tuy được đánh giá là mới, mang tính đột phá nhưng nhiều chuyên gia đặt vấn đề cần làm rõ hơn những căn cứ xây dựng cũng như tác động của nó tới nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp.
Thậm chí, có hay không việc có thể dẫn tới “lạm thu” ở các trường sau khi không còn được thu học phí?
Đề xuất miễn học phí cho học sinh đến lớp 9 đang được dư luận ủng hộ. Trong ảnh: Một giờ học ở Trường Tiểu học Minh Đạo (quận 5, TP.HCM). Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT cho rằng việc miễn học phí cấp THCS không phải là đề xuất mới. Nghị quyết 29 đã khẳng định từ sau năm 2020, bậc học phổ thông sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 cũng đã giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình trung ương và QH về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình đến năm 2020.
Theo tính toán bước đầu, dự kiến ngân sách hàng năm phải chi thêm để cấp bù miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS sẽ không quá lớn và có thể bù đắp được. Khi không thu học phí, việc phát triển cơ sở hạ tầng, trường lớp sẽ do ngân sách đảm nhận, đồng thời khuyến khích sự đầu tư của xã hội.
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành các quy định rất chặt chẽ về khoản được thu, khoản không được thu và yêu cầu cơ sở giáo dục không được phép thu các khoản trái quy định; UBND các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu cơ sở giáo dục vi phạm.
Theo ông Nguyễn Văn Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH, trước khi miễn học phí cho học sinh THCS, chúng ta phải thẳng thắn đặt vấn đề là Nhà nước có đủ năng lực để làm việc này hay không?
Hiến pháp những năm trước đây quy định rất rõ là nhân dân được học không phải đóng học phí nhưng cuối cùng chúng ta không thực hiện được. Vấn đề là cái gì cũng phải trong thực lực. Chính sách có thực sự đi vào cuộc sống hay không thì phải bảo đảm nguồn lực, năng lực của nhà nước có đáp ứng được không? Còn với người dân, rõ ràng chính sách này rất tốt.
Tránh nói rồi không làm đượcTheo GS Nguyễn Lân Dũng, ông không biết quy định này có thực hiện được hay không khi tới đây, số lượng giáo viên sẽ phải tuyển thêm là cả vạn người cho các môn mới. Nguồn lực có đủ không nếu xếp lương cho giáo viên ở mức cao nhất trong thang, bảng lương hành chính sự nghiệp? Cả nước hiện có gần 1 triệu giáo viên, tới đây tăng lương, chúng ta có đủ tiền không?”Tôi hoàn toàn ủng hộ tăng lương cho giáo viên nhưng tăng bao nhiêu, lộ trình thế nào phải tính kỹ, tránh nói ra rồi không làm được thì mang tiếng với xã hội, bởi nguồn lực của nhà nước là rất hạn hẹp. Phải tính toán thật kỹ việc tăng lương, miễn học phí sẽ tác động thế nào đến ngân sách quốc gia”, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.Không nên duy ý chíÔng Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về các vấn đề xã hội – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Tôi ủng hộ nhưng có thực hiện được không mới là vấn đề.Chúng ta đang lo lắng nợ công quá cao, ngân sách thì khó khăn, đưa ra viễn cảnh đẹp thì ai cũng hoan nghênh nhưng liệu có thực hiện được không? Ngân sách ở đâu cho việc tăng lương, miễn học phí thì phải tính toán hết sức cụ thể, không nên thực hiện một cách duy ý chí.Không cào bằngÔng Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Vấn đề tăng lương cần có sự phối hợp của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ với nhiều kinh nghiệm và tính toán kỹ vì đây là chính sách lớn, tính ra sẽ là cả trăm ngàn tỉ đồng.Xét một cách công bằng, nhiều năm qua, lương giáo viên không đến nỗi quá thấp so với nhiều ngành, nghề khác. Chỉ có điều, mức lương ấy so với mức sống còn chênh lệch khiến giáo viên lâm vào tình trạng lo lắng cho cuộc sống và phải dạy thêm, làm thêm. Vả lại, mức lương của giáo viên các cấp học, vùng miền lại khác nhau.Nếu được Chính phủ cho phép, cũng phải có lộ trình tăng cụ thể theo thời gian và bậc học. Ngân sách chưa đủ để làm đồng loạt thì cần phân theo lộ trình cụ thể. Ví dụ, giáo viên mầm non và tiểu học tăng cao hơn, lộ trình tăng ngắn hơn.Tương tự, ưu tiên đặc biệt cho vùng khó khăn chứ không cào bằng giữa thành phố và vùng khó khăn, hải đảo. Tôi nghĩ khi được tăng ở thang, bậc cao nhất khối hành chính, sẽ có một tỉ lệ giáo viên sống được bằng lương của mình.Ưu tiên cho giáo viên mầm nonBà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ: Tôi hoàn toàn thống nhất việc nâng lương cho giáo viên bởi nghề này có tính chất đặc thù. Muốn giáo viên ở các cấp học an tâm cống hiến một cách chất lượng thì việc bảo đảm được cơ bản cuộc sống của họ là yếu tố rất quan trọng.Tuy nhiên, trong việc nâng lương giáo viên, tôi chú ý nhiều đến đội ngũ giáo viên mầm non bởi thời gian lao động của họ tại trường nhiều hơn các cấp học khác, dẫn đến điều kiện làm kinh tế phụ gia đình hầu như không có.Họ đi dạy từ sáng sớm tới tối mới về nhà. Vì thế, một trong những đối tượng cần chú ý nâng lương nếu có thì ưu tiên cho giáo viên mầm non. Cần có thang, bảng lương phù hợp với sức lao động của họ bỏ ra.Đối với việc miễn, giảm học phí cho học sinh hết cấp THCS, tôi cũng rất đồng tình. Tuy nhiên, tôi hơi băn khoăn là điều kiện ngân sách của nhà nước có bảo đảm cho phát triển giáo dục nếu miễn học phí cho một cấp giáo dục nữa hay không? Nếu ngân sách bảo đảm thì áp dụng sẽ rất tốt.Như thế mới trọn vẹnPGS-TS Trần Hoàng Ngân – đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM: Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất tăng lương giáo viên. Đây là một chính sách hết sức nhân văn và cần được ủng hộ. Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo nhưng mình chỉ nói, còn hành động cụ thể thì chưa nhiều.Câu hỏi “bao giờ giáo viên sống được bằng lương?” không chỉ là trăn trở riêng của ngành giáo dục. Hay câu chuyện bà Trương Thị Lan (ngụ xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) có thâm niên 37 năm dạy học nhưng lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng/tháng không khỏi làm mọi người xót xa, rơi nước mắt cho nghề giáo.Theo tôi, tăng lương cho giáo viên là cần thiết. Lương giáo viên phải được điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, tăng có lộ trình chứ không thể áp dụng đồng loạt cho tất cả cấp học. Lộ trình thực hiện nên bắt đầu từ bậc mầm non, sau đó đến tiểu học, phổ thông và cấp cao hơn. Nếu việc tăng lương được Chính phủ và Quốc hội thông qua sẽ tạo phấn khởi lớn trong ngành giáo dục.Tôi cũng rất tán đồng với đề xuất miễn học phí đến lớp 9, bởi đã quy định phổ cập THCS thì nên như thế mới trọn vẹn. Học sinh lứa tuổi này được học và nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành chương trình học cấp THCS. Đã bắt buộc như vậy thì nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện nghĩa vụ đó và đương nhiên là phải miễn học phí.Rất nên làmÔng Nguyễn Văn Phụng, Giám đốc Sở Tài chính TP Đà Nẵng: Tôi mới nghe qua là Bộ GD&ĐT trình Chính phủ đề xuất này. Theo tôi, đó là việc đúng đắn và nên làm. Lâu nay, lương của giáo viên là vấn đề nhức nhối của xã hội.Việc tăng lương cho giáo viên cần sớm thực hiện để các nhà giáo yên tâm công tác, phục vụ tốt cho việc dạy và học, bảo đảm cho sự phát triển của xã hội. Miễn học phí cho học sinh đến lớp 9 cũng là việc rất nên làm để phục vụ toàn diện ngành giáo dục nước nhà.Về vấn đề kinh phí, nếu đề xuất trên được thực hiện, Chính phủ sẽ phải bố trí ngân sách, cân đối để Bộ Tài chính phân bổ về các địa phương.
Theo P.V (Người lao động)
Lo lắng miễn học phí 1, tăng phụ phí 10
Dự thảo Luật giáo dục vừa được Bộ GD ĐT trình Chính phủ có đề xuất miễn học phí cho học sinh từ cấp THCS trở xuống. Tuy nhiên, được miễn học phí không ít phụ huynh lo ngại các khoản phụ phí của các trường lại có lý do để "trăm hoa đua nở" để bù đắp khoản thiếu hụt.
Theo dự thảo, Bộ GD ĐT đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí tới cấp THCS ở trường công lập. Theo giải thích của Bộ, đề xuất này căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Các khoản đóng góp ngoài lề mới làm phụ huynh lo lắng (Ảnh minh họa: IT)
Được miễn học phí là tin vui đối với nhiều gia đình nghèo có con đang ở độ tuổi THCS, tuy nhiên bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, nhiều người lo ngại, việc bỏ học phí sẽ khiến cho các khoản phụ phí mọc lên để bù vào các khoản còn thiếu.
Phụ huynh Trần Thị Huyền (Cầu Giấy - Hà Nội) cho con đang học lớp 7 cho biết, mức học phí THCS chỉ là một phần rất nhỏ trong các khoản mà gia đình chị phải nộp mỗi năm cho con, các khoản phụ phí chiếm 90% số tiền: "Mức học phí hiện tại mỗi phụ huynh ở thành phố phải đóng cho con chỉ 100,000 đồng/ tháng, ở nông thôn cũng chỉ tầm 50.000 đồng/ tháng. Con số không lớn và phụ huynh hoàn toàn có thể cáng đáng được, tuy nhiên các khoản thu ngoài luồng mới là kinh khủng" - chị Huyền nói.
Chị Huyền cũng liệt kê, các khoản thu đầu năm chị phải chi lên tới gần chục triệu đồng trong đó có đủ các thể loại quỹ, tiền học thêm, bán trú, nước, điện, thuê bảo vệ nhân công, xã hội hóa giáo dục.... "Nếu những khoản đó mà giảm được thì mới đáng nói" - chị Phương bày tỏ.
Đồng tình với đề xuất miễn học phí vì cho rằng nó sẽ giảm một phần gánh nặng cho phụ huynh cũng khiến nhà trường bớt một khoản phải thu hộ, nhưng bà N.T. P lãnh đạo một trường cấp 2 tại Hải Dương lại lo ngại, nếu như không còn học phí kinh phí e rằng kinh phí Nhà nước sẽ không đủ để bao cấp.
Hàng chục khoản phí "nặng ký" ngoài học phí (Ảnh minh họa: IT)
"Hiện nay, 60% học phí được đưa về đưa phương phân bổ cho các hoạt động thường xuyên về chuyên môn và nghiệp vụ của các trường. Nếu như không còn thu học phí nữa, các hoạt động thường xuyên vẫn phải chi nhà trường sẽ phải làm gì? Nếu thu thêm thì sẽ rất bất cập" - bà P nói.
Ở khía cạnh khác, TS Vũ Thu Hương - Giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng không nên miễn học phí cấp THCS. Theo bà Hương, chi phí cho học phí là rất ít, các gia đình hoàn toàn có thể đóng góp được, nhưng chi phí đó nếu để Nhà nước gánh cả thì lại thành rất lớn, trong khi Nhà nước hiện nay cũng rất khó khăn chưa thể bao cấp hết được.Trong khi đó, phụ huynh Trần Văn Ngọc (Quảng Xương - Thanh Hóa) cho rằng: "Trước đây, khi tình trạng lạm thu bị phản ánh nhiều, có vị ĐB Quốc hội nào đó từng đề xuất tăng học phí để xóa bỏ lạm thu. Ý kiến đó nghe có vẻ rất hợp lý. Khi các khoản thu về một mối, có sự minh bạch rõ ràng, phụ huynh chỉ cần đóng 1 lần và không phải suy nghĩ gì về vấn đề ăn, học, ngủ nghê, sinh hoạt... của con ở trường nữa. Giờ lại đề xuất ngược lại, xóa học phí. Chắc chắn xóa học phí lạm thu sẽ tăng"
"Tôi cũng là một phụ huynh, gia đình cũng không khá giả nhưng mức học phí đóng cho con vẫn thấy rất đơn giản, thậm chí không nhớ học phí là bao nhiêu. Nhưng ngược lại, các khoản phụ phí thì rất nhiều, rất nặng và nhớ rất rõ" - bà Hương nói.
Vì thế, thay bằng việc cắt khoản học phí đang rất cần thiết cho việc chi thường xuyên ở các trường, bà Hương đề xuất nên siết chặt việc quản lý các khoản thu ngoài luồng. "Cần phải có công văn rất rõ ràng về các khoản thu lấy ý kiến của Sở, Phòng và các phụ huynh, được đồng tình hoàn toàn sau đó mới thu. Việc thu - chi cũng phải đúng theo quy định của Bộ tài chính, có hóa đơn, thuế đàng hoàng...Nếu làm được như vậy tôi tin rằng các trường sẽ không thể lách luật lạm thu được nữa" - bà Hương nói.
Theo Danviet
Bộ GD-ĐT lý giải vì sao đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, sẽ có giải pháp về vấn đề "lạm thu" khi có chủ trương miễn học phí cho học sinh THCS. Ngay sau khi, Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục hiện hành trong đó có điều luật miễn học phí tới bậc THCS, có nhiều phụ huynh...