Tiền đâu để liên tục nâng cấp thành phố, lập mới huyện thị?
Liên tiếp những phiên họp gần đây, UB Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc lập, nâng cấp lên thành phố, mở rộng thị xã, lập mới phường… ở nhiều địa phương. Các ủy viên Thường vụ Quốc hội, dù đồng ý, vẫn không khỏi lo lắng về câu hỏi “tiền đâu”.
Ngày 14/5, trong khuôn khổ phiên họp thứ 38, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 6 đề án điều chỉnh địa giới hành chính thuộc 6 tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hậu Giang, Bình Phước, Thái Nguyên, Bạc Liêu.
Cụ thể, đó là các đề án đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện, xã để mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn, thị trấn Nông Cống thuộc huyện Nông Cống, thị trấn Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; đề án thị xã Duyên Hải và các phường thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; thị xã Long Mỹ và 4 phường thuộc thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; huyện Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước; thị xã Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; thị xã Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Trước đó, ở các phiên họp tháng 3 và tháng 4, UB Thường vụ Quốc hội cũng đã liên tiếp bàn thảo và biểu quyết các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính của nhiều địa phương như quyết định thành lập thành phố Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), lập thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh, lập thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, lâp huyên mơi Ia H’Drai thuôc tinh Kon Tum…
Khi đó, UB Thường vụ Quốc hội đã đặt câu hỏi về những khoản đầu tư lên tới con số “nghìn tỷ” để nâng cấp, lập mới này, ví như số 6.500 tỷ đồng rót cho thị xã Bắc Kạn để lên thành phố.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình: “Không tăng thêm biên chế khi điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh”.
Lần này, báo cáo của nhóm nghiên cứu và một số thành viên UB Pháp luật của Quốc hội yêu cầu làm rõ tính khả thi của việc huy động vốn đầu tư của 6 tỉnh nói trên với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 47.000 tỷ đồng.
Trong đó, như ở tỉnh Thanh Hóa, dù đã xin điều chỉnh vốn đầu tư cho việc mở rộng thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2016-2020 từ mức 31.000 tỷ đồng xuống còn 10.000 tỷ đồng thì tổng nhu cầu vốn đầu tư của 6 tỉnh cần khoảng 26.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để Thái Nguyên có thêm một thành phố nữa là thành phố Sông Công thì dự kiến cũng cần khoản vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình còn lưu ý thêm, đây cũng mới là mức dự toán (kế hoạch huy động vốn) của các địa phương. Trên thực tế việc huy động vốn đầu tư ở các địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, sự phát triển kinh tế – xã hội và chính sách thu hút đầu tư ở các địa phương giai đoạn 2016-2020.
Trong cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách Trung ương chủ yếu là vốn hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh hằng năm để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu theo các quyết định của Thủ tướng. Vốn ngân sách địa phương chủ yếu đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đô thị và chỉnh trang trụ sở làm việc theo kế hoạch đầu tư công hàng năm của tỉnh. Vốn từ doanh nghiệp chủ yếu đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Còn vốn từ nhân dân (Nhà nước và nhân dân cùng làm) để xây dựng các công trình dân sinh ở nông thôn và chỉnh trang đô thị.
Dù Bộ trưởng Nội vụ khẳng định sẽ không tăng biên chế khi điều chỉnh địa giới hành chính nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn vẫn lo chi phí trả lương sẽ tăng. Ngoài ra còn khoản đầu tư để xây trụ sở mới. Và việc ông Sơn nghi ngại hơn cả là sẽ còn nhiều lần trình, xét điều chỉnh địa giới hành chính tương tự trong thời gian tới đây.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng chung lo lắng về vốn đầu tư: “Sau khi thành lập các đơn vị hành chính mới thì không thể để các trụ sở cơ quan mới nhếch nhác được nhưng như vậy thì cần số lượng tiền rất lớn, với số lượng này thì không hiểu lấy nguồn lực ở đâu?”.
Ông Hiển nhận xét, đề án Bộ trưởng Nội vụ trình chưa làm rõ được việc huy động tiền ở đâu, bao nhiêu thuộc ngân sách Trung ương, bao nhiêu của địa phương và chia sẻ sự áy náy, lo ngại khi “gật đầu” đồng ý thông qua đề xuất của Chính phủ.
“Chia lửa” với Bộ trưởng Nội vụ, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đào Quang Thu quả quyết có thể “hoàn toàn yên tâm” về nguồn vốn trung ương rót cho 6 địa phương trong các đề án này.
“Trong 26.000 tỷ đồng nhu cầu vốn đầu tư của 6 tỉnh nói trên thì tiền từ ngân sách trung ương chỉ có 1.700 tỷ đồng, còn phần chính thuộc về ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác. Khoản 1.700 tỷ đồng, Trung ương hoàn toàn có thể cân đối được trong 5 năm tới. Các dự án đều có tên có tuổi cụ thể và có rất nhiều dự án đang đầu tư dở dang thì sẽ tiếp tục đầu tư. Chúng tôi đã tính toán tất cả các tỉnh thì đều còn dư địa bố trí để đầu tư mới, nếu sắp các dự án này vào kế hoạch trung hạn thì hoàn toàn khả thi” – ông Thu giải thích.
P.Thảo
Theo Dantri
Trưng cầu ý dân phải thể hiện đúng quyền "gật - lắc" của người dân
Đã trưng cầu ý dân là người dân có quyền quyết định cao hơn cả Quốc hội, dân đã quyết là thực hiện, không làm lại. Trưng cầu ý dân về việc gì đơn giản là để người dân thể hiện ý chí "đồng ý" hay "không đồng ý", gật hoặc lắc một cách minh bạch...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh những nguyên tắc này khi nêu quan điểm tại phiên thảo luận về dự thảo luật Trưng cầu ý dân chiều 12/5 của UB Thường vụ Quốc hội.
Tờ trình dự án luật do Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền trình bày nêu rõ, việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết, để tạo khuôn khổ pháp lý cho người dân tham gia chủ động, tích cực, đông đảo và quyết định vào các công việc của Nhà nước và xã hội phù hợp với bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết, để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước; đồng thời tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu hơn, có tính quyết định với tư cách chủ thể vào những vấn đề quan trọng của đất nước, xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Đưa ra trưng cầu ý dân là Quốc hội tôn trọng quyền của người dân bầu ra mình hơn cả chính mình" (ảnh: TTXVN).
Nhận nhiều ý kiến nhất là quy định về phạm vi, những vấn đề cần trưng cầu ý dân. Cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án. Phương án 1 quy định "Những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân là những vấn đề về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội".
Phương án 2 được thể hiện: "Những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân gồm: 1. Những vấn đề về sửa đổi Hiến pháp. 2. Những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 3. Quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quan trọng. 4. Những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, nội dung thiết kế trong cả 2 phương án không khác nhau vì đều chốt lại những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Theo Phó Chủ tịch, khoản 15 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 đã quy định Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân nên chỉ cần bám theo Hiến pháp, không cần mở rộng nhiều phương án.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lại thận trọng nhắc, có một số vấn đề "dứt khoát không đưa ra trưng cầu", Quốc hội phải nắm quyền quyết định.
Đồng tình quan điểm này, Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, không đưa ra trưng cầu ý dân tất cả những vấn đề liên quan đến nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chỉ đưa ra trưng cầu những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng Quốc hội thấy dứt khoát phải để dân quyết định chứ Quốc hội không quyết định, cũng không phải là trưng cầu ý dân rồi Quốc hội quyết định. Điều đó có nghĩa, lựa chọn của người dân qua trưng cầu là quyết định cuối cùng.
"Đưa ra trưng cầu ý dân là Quốc hội tôn trọng quyền của người dân bầu ra mình hơn cả chính mình và hơn 500 đại biểu" - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khái quát.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ điều kiện để các chủ thể như UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hay 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội nêu ý kiến mới có đủ căn cứ để đề nghị, trình Quốc hội cho trưng cầu ý dân, chứ không phải trưng cầu do... hứng lên. Đó cũng là sẽ căn cứ để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý đã đưa ra trưng cầu ý dân thì phải thuyết trình thật rõ để người dân hiểu Quốc hội muốn trưng cầu ý dân về việc gì. Người dân sẽ thể hiện ý chí một cách đơn giản là "đồng ý" hay "không đồng ý", gật hoặc lắc một cách minh bạch, rõ ràng.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: "Sắp hết khóa, chân bước chậm lại là không được" "Sắp hết khóa rồi (Quốc hội khóa XIII), mọi thứ màn màn rồi, chân bước chậm lại là không được. Công việc phải chắc, chuẩn bị chu đáo với tinh thần không lùi, không chạy nhanh quá nhưng cũng không được đủng đỉnh ngắm hoa, ngắm cảnh", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói. Ngày 16/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội...