Tiền đạo West Brom hái ra tiền nhờ… củ nghệ
Hal Robson-Kanu, tiền đạo khoác áo CLB West Brom đang nhận được sự nể phục khi điều hành công ty đồ uống có doanh số tăng vọt 50% mỗi tháng trong năm nay.
Sản phẩm chính của The Turmeric Co (tên gọi công ty của Robson-Kanu) là những chai nước tăng lực với thành phần chính được chiết xuất từ củ nghệ. Chỉ riêng trong tháng 5 vừa qua, đã có tới 1,5 triệu chai nước tăng lực này được tiêu thụ tại thị trường ở Anh.
Không chỉ có trên kệ hàng tại những chuỗi siêu thị cao cấp như Whole Food và Planet Organic, sản phẩm của The Turmeric Co còn được khoảng 5.000 khách hàng đặt hàng mỗi tháng trên trang web của công ty.
Đặc biệt, sản phẩm cung cấp năng lượng tăng cường hoàn toàn từ thảo dược này còn được 8 đội bóng ở Premier League, bao gồm cả Liverpool đặt mua để bổ sung đồ uống cho cầu thủ. Danh sách khách hàng của Robson-Kanu còn được nối dài với những VĐV trong ĐT bóng bầu dục Anh và khá nhiều ngôi sao thể thao, trong đó có VĐV điền kinh chạy nước rút Adam Gemili.
“Cũng như những đồng nghiệp khác, tôi từng bị chấn thương đeo đẳng và hành hạ. Xuất phát từ đó, tôi đã cất công tìm hiểu những thực phẩm thân quen với con người có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, sức chịu đựng cũng như khả năng phục hồi”, tiền đạo thuộc biên chế CLB West Brom ở giải hạng Nhất chia sẻ.
Từ chỗ chỉ có 10 nhân viên ban đầu, công ty riêng của Robson-Kanu đã phát triển nhanh chóng với thị phần ngày càng được mở rộng. Thành công còn tìm đến với Robson-Kanu khi một số hãng đã ngỏ ý muốn hợp tác với anh để xuất khẩu sản phẩm nước tăng lực sang một số quốc gia khác tại châu Âu.
Video đang HOT
Việc hái ra tiền từ củ nghệ của Robson-Kanu có thể coi là minh họa sống động cho những ngôi sao sân cỏ thành công nhờ kinh doanh “trái kèo”. Philipp Lahm, cựu thủ quân ĐT Đức, rất mát tay khi điều hành công ty chuyên cung cấp các sản phẩm y tế phục vụ thể thao.
Trong khi đó, cựu trung vệ Daniel Agger của Liverpool hiện là ông trùm… thông cống tại quê nhà Đan Mạch khi thành lập công ty vệ sinh môi trường có tên KloAgger đang ăn nên làm ra. Cựu ngôi sao Arsenal, Mathieu Flamini thì sáng lập ra công ty sinh hóa dầu để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
Cầu thủ bị bắt vì nhầm với đối tượng tình nghi giết người
Arnaut Danjuma, cầu thủ chạy cánh của Bournemouth, vừa trở thành nạn nhân của một vụ cảnh sát bắt nhầm. Theo Danjuma, trong khi anh đang đi bộ tới nhà hàng gần nhà riêng để ăn tối thì bất thình lình bị một xe cảnh sát hú còi lao đến. Chưa kịp định thần, cầu thủ người Hà Lan này đã bị hai cảnh sát trong xe chĩa súng vào người rồi yêu cầu giơ hai tay, úp mặt vào tường rào ven đường trước khi còng tay lại. “Tôi thực sự bối rối vì chẳng biết tại sao mình là bị bắt như như vậy”, Danjuma nhớ lại, “Có rất nhiều người qua đường đã chỉ trỏ rồi chụp ảnh và bàn tán như thể tôi là tội phạm thực sự”. Cuối cùng, Danjuma đã được hai viên cảnh sát thả ra do nhầm anh với một đối tượng tình nghi giết người.
10 danh thủ giàu lên sau khi chia tay bóng đá
Với việc đầu tư vào ngành công nghiệp hóa sinh, Mathieu Flamini trở thành triệu phú ngay khi còn khoác áo Arsenal và sở hữu khối tài sản hàng chục triệu USD lúc treo giày.
Mathieu Flamini: Năm 2008, khi còn chơi cho Arsenal, cựu tiền vệ người Pháp đã ấp ủ tham vọng kinh doanh và cùng đối tác sáng lập GF Biochemicals, công ty sinh hoá đầu tiên trên thế giới sản xuất Acid Levulinic, một loại nguyên liệu thay cho dầu mỏ. Theo thống kê mới nhất của Goal, Flamini sở hữu khối tài sản trị giá 20 triệu euro. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết công ty của Flamini có giá trị ước tính khoảng 28 tỷ USD.
Thomas Gravesen: Chuyển đến Real Madrid từ Everton, cựu tiền vệ người Đan Mạch có một mùa giải thi đấu tại Bernabeu. Tuy nhiên, sau khi giải nghệ ở tuổi 32, Grevesen tỏ ra may mắn khi "đầu tư đỏ đen" ở Las Vegas. Ông được cho là có thời điểm sở hữu hơn 120 triệu USD trong tài khoản trước khi thần may mắn quay lưng. Hiện tại, Gravesen sống an nhàn tại quê nhà với số dư trong tài khoản và làm chuyên gia bình luận trên truyền hình.
Ramon Vega: Đỉnh cao sự nghiệp của cựu hậu vệ người Thụy Sĩ là giai đoạn 1997-2001 khi ông khoác áo Tottenham Hotspur. Tuy nhiên, Vega không để lại nhiều dấu ấn và giải nghệ ở tuổi 31 vào năm 2003. Sau đó, ông chuyển sang đầu tư tài chính. Công ty của Vega quản lý khoảng 800 triệu bảng tiền gửi của khách hàng. Năm 2009, ông từng thử mua CLB Portsmouth, thậm chí cân nhắc ứng cử vị trí chủ tịch FIFA hồi 2015
Robbie Fowler: Cựu tiền đạo Liverpool hợp tác kinh doanh với Michael Owen và Steve McManaman từ những năm 1990. Huyền thoại "Quỷ đỏ" vùng Merseyside được cho là sở hữu hơn 100 bất động sản phía Tây Bắc nước Anh, với giá trị lên tới hơn 37 triệu USD.
Sun Jihai: Jihai đi vào lịch sử bóng đá Trung Quốc với tư cách cầu thủ đầu tiên của nước này ghi bàn tại Premier League. Ông đã tận dụng danh tiếng của mình để kinh doanh sau khi treo giày năm 2016. Jihai nhận được nhiều sự trợ giúp và thành lập công ty công ty cổ phần có trị giá hơn 60 tỷ USD.
Asamoah Gyan: Tiền đạo từng tham dự 3 kỳ World Cup 2006, 2010 và 2014 cùng đội tuyển Ghana sở hữu chuỗi công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực và sản phẩm như quảng cáo, hàng không, bất động sản hay các nhu yếu phẩm như nước đóng chai, gạo.
Louis Saha: Cựu tiền đạo Man Utd tỏ ra mát tay trong việc kinh doanh sau khi giải nghệ năm 2013. Saha sở hữu công ty cho phép các cầu thủ tìm kiếm nhà tài trợ và ngược lại, chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên Internet. Ban đầu, hầu hết khách hàng của ông là cầu thủ bóng đá, nhưng đã mở rộng ra các môn thể thao khác thời gian gần đây.
Mia Hamm: Cựu danh thủ tuyển Mỹ được coi là siêu sao bóng đã nữ đầu tiên trên thế giới. Khi còn thi đấu, Hamm kiếm khoảng 100.000 USD mỗi mùa. Tuy nhiên, khối tài sản hiện tại của bà đã lên đến 10 triệu USD nhờ những hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng. Khi treo giày, Hamm trở thành thành viên trong Hội đồng quản trị của AS Roma và là đồng chủ sở hữu LAFC.
Dexter Blackstock: Cựu cầu thủ Nottingham Forest quyết định đầu tư vào bất động sản khi còn thi đấu và sớm gặt hái thành quả. Hiện tại, anh sở hữu hơn 50 căn hộ với tổng giá trị khoảng hơn 6 triệu USD. Blackstock cũng đầu tư vào ngành dược phẩm và thành lập công ty riêng.
Michael Owen: Chủ nhân Quả bóng vàng 2011 kiếm nhiều tiền từ bóng đá, nhưng việc đầu tư vào đua ngựa thậm chí mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn cả cho anh. Owen là đồng chủ sở hữu của Manor House Stables. Anh kiếm tiền từ việc bán ngựa đua và thu lợi từ các cuộc đua ngựa.
Bí ẩn từ những số áo cầu thủ: Số áo nào lớn nhất trong lịch sử bóng đá? Bóng đá hiện đại xuất hiện tràn lan số áo "quái dị". Khác biệt chỉ là có những con số chìm vào quên lãng trong khi con số khác lại được nhớ mãi. Thủ môn Ceni với số áo 618 AFP Từ thập niên 1990, bóng đá thế giới bắt đầu xuất hiện tràn lan những số áo lớn hơn 11 do danh...