Tiền đạo tuyển Thái Lan đi bán sầu riêng
Do nhiều CLB Thái Lan giảm lương vì Thai League chuyển sang thi đấu tháng 9, nên nhiều cầu thủ Thái tìm kế sinh nhai bằng cách tự kinh doanh.
Adisak phải đi bán sầu riêng để kiếm thêm thu nhập
Adisak Kraisorn ( Muangthong United) từng là chân sút thứ 2 ở tuyển Quốc gia Thái Lan chỉ sau Teerasil Dangda. Ở AFF Cup 2018, Adisak bị xem là tội đồ của tuyển Thái khi sút hỏng quả 11m, khiến Thái Lan bị Malaysia loại ở bán kết.
Sau giải đấu này, Adisak dính chấn thương có phần sa sút phong độ nên được Muongthong United cho Port FC mượn.
Khi lịch thi đấu Thai League lùi đến tháng 9, Adisak cũng như nhiều cầu thủ Thái khác bị ảnh hưởng thu nhập, nên anh đã kinh doanh bán sầu riêng qua mạng để kiếm thêm.
Adisak bán loại sầu riêng cao cấp AK9, với giá mỗi hộp gồm 3 múi sầu riêng có giá 49 baht Thái (khoảng 35.000 đồng Việt Nam).
Adisak là chân sút nổi tiếng của tuyển Thái Lan
Các hộp sầu riêng trước khi được giao đi đều có chữ ký của tuyển thủ đội tuyển Thái Lan, như khẳng định thương hiệu độc quyền của cầu thủ tên tuổi này nên người mua rất yên tâm.
Doanh số bán sầu riêng của Adisak Kraisorn khá cao do nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ bóng đá Thái.
Một vài cầu thủ Thái khác cũng tận dụng quãng nghỉ để kinh doanh như hậu vệ Chonlatit Jantakam (Lampang F.C) bán mì ăn liền, tuyển thủ Tristan Do (CLB Bangkok United) quảng bá giao thức ăn nhà hàng tận nhà, còn cựu tuyển thủ Suchon Sa-nguandee (CLB Uthai Thani F.C) mở cửa hàng ăn vặt…
Khánh Châu
Văn Lâm và đồng nghiệp ở Thai League khủng hoảng sau thay đổi lịch sử
Văn Lâm và rất nhiều cầu thủ đang chơi bóng ở Thái Lan đang hứng chịu một cơn khủng hoảng lớn từ nền bóng đá nước này sau quyết định lịch sử thay đổi thời gian thi đấu vì dịch bệnh.
Cụ thể, sau cuộc họp ngày 14/4 vừa qua của lãnh đạo LĐBĐ Thái Lan (FAT), Công ty Thai League và 34 CLB ở Thai-League 1 và 2, Chủ tịch Somyot Poompanmoung đã tuyên bố 2 quyết định quan trọng là thay đổi thời gian mùa giải từ tháng 9 năm nay đến tháng 5/2021, thay vì từ tháng 2 đến tháng 10 như hàng năm, và khuyến cáo CLB giảm 50% tiền lương mọi thành viên.
Tuy nhiên, hiện tại, FAT đang đón nhận những ý kiến gây đau đầu từ các CLB khi họ cho biết không thể chịu được gánh nặng tài chính đè lên mình do một thời gian hơn 5 tháng không thi đấu trước mắt. CLB không có nhà tài trợ, không có nguồn thu từ bán vé, bán đồ lưu niệm... khi bóng chưa lăn và đặc biệt khi khủng hoảng Covid-19, CĐV thắt chặt chi tiêu và ít để tâm đến bóng đá, các CLB cũng không thể xoay ra tiền. Do đó, việc trả 50% lương của toàn bộ thành viên các CLB cũng là một vấn đề quá lớn với họ.
Hiện tại, các CLB Thái Lan đang đề nghị FAT và Công ty Thai League tìm hướng đi theo kiểu chấm dứt hợp đồng với các cầu thủ tạm thời khi mùa giải không diễn ra. Truyền thông xứ Chùa Vàng đưa tin sau quyết định mới đây, có vài CLB chấp nhận đàm phán giảm 50% tiền lương với HLV, cầu thủ khi mùa giải không thi đấu.
Thế nhưng, có một số CLB không thể thanh toán tiền lương và quyết định phải hủy hợp đồng với các cầu thủ sau khi trả phần lương cuối cùng vào tháng 4 này. Nhiều CLB dự định thành lập một đội bóng mới, hợp đồng mới với các cầu thủ bóng đá, một đội hình đăng ký mới toanh khi giải đấu diễn ra trở lại vào tháng 9 tới.
Văn Lâm và nhiều đồng nghiệp ở Thai League đang đối mặt với tương lai có khá nhiều rủi ro. Ảnh: Muangthong United
Ông Phatit Suphaphong, Quyền Tổng thư ký FAT, cho biết với lịch khai mạc giải đấu trở lại vào tháng 9, các CLB đã đồng ý điều chỉnh và đăng ký cầu thủ như bắt đầu một mùa giải mới.
Khi được hỏi rằng tất cả cầu thủ đăng ký mới sẽ giúp CLB có cơ hội hủy hợp đồng với cầu thủ đã ký trước đó hay không, ông Parit trả lời rằng: "Tôi không muốn điều đó được gọi là cơ hội đó. Điều này phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa CLB và các cầu thủ trong thời gian không thi đấu.
Nghị quyết tại cuộc họp vừa qua là đàm phán để CLB giảm bớt gánh nặng trong 5 tháng tới, cho phép CLB thoát khỏi tình trạng thiếu thu nhập, từ nhà tài trợ, bán vé hoặc bản quyền truyền hình.
Ở một số góc độ, có thể thấy rằng CLB có thể hủy hợp đồng với các cầu thủ, nhưng thực tế các cầu thủ là những người phải làm việc với CLB nếu 5 tháng tới có thể trở lại mùa bóng. Do đó, CLB cần phải giữ hợp đồng với các cầu thủ. Nó không phải là một sự hủy bỏ. CLB chỉ cần điều chỉnh hợp đồng với cầu thủ để tồn tại trong giai đoạn này.
5 tháng kể từ khi này, CLB không có thu nhập, nhưng khi trở lại thi đấu, CLB sẽ có thu nhập và phải trả toàn bộ số tiền, không giảm bất kỳ khoản nào của người lao động và vẫn phải trả cho họ đến tháng 5 năm sau.
Điều này sẽ khó khăn hơn khi tính toán từ ngân sách ban đầu của các CLB chỉ là trong một năm. Đây là thời gian để cùng giúp đỡ lẫn nhau. Thay đổi hợp đồng có thể được tính toán theo bất kỳ cách nào.
Ngay cả khi đó là một CLB lớn thì không phải họ lúc nào cũng có một khoản tiền lớn. Mọi doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng thu nhập trong thời gian dịch bệnh này. Vì vậy, tất cả các đội phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này".
Việt Hà
"Hung thần" của lứa Văn Quyến sẽ đối đầu Công Phượng? Truyền thông Thái Lan đưa tin HLV Nishino có thể tạo cơ hội cho một số lão tướng và cầu thủ ít tên tuổi tham dự AFF Cup 2020. Teerathep Winothai từng đối đấu với lứa Văn Quyến, Quang Thanh nhiều lần Hôm 15/4 vừa qua, BTC Thai League cùng 16 CLB đã đồng ý phương án giải đấu sẽ quay trở lại...