Tiền đạo Trần Minh Chiến: Tài năng nhưng lận đận
Nhắc đến thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam những năm 1990 mà không nhắc đến Trần Minh Chiến sẽ là thiếu sót lớn. Cầu thủ này thuộc vào loại tài năng bậc nhất nhưng cũng lận đận bậc nhất thế hệ vàng.
“Cổng trường năng khiếu cao vời vợi, mười thằng muốn với – chín thằng rơi”
Đấy là câu vè của giới bóng đá TPHCM nhiều năm về trước, để nói chất lượng đào tạo của trường Năng khiếu Nghiệp Vụ TDTT TPHCM (nay là trường Nghiệp vụ TDTT) ngày nào.
Chất lượng thầy và trò ngày đó của trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM tốt đến mức mà VĐV thể thao nói chung, cầu thủ nói riêng khi được nhận vào trường này là gần như đảm bảo tương lai, thậm chí có thể thành ngôi sao sáng của bóng đá nội khi ra trường.
Có thể kể ra hàng loạt tài năng lớn của làng túc cầu Việt Nam từng xuất thân từ trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM, nức tiếng cả nước cho đến tận bây giờ như Trần Minh Chiến, Đỗ Khải, Nguyễn Liêm Thanh, Nguyễn Chí Bảo, Nguyễn Văn Phụng… Trước nữa có Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm, Hà Vương Ngầu Nại…
Trần Minh Chiến từng là “học trò cưng” của HLV Karl Heinz Weigang, họ cùng nhau làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam tại SEA Games năm 1995
Giai đoạn trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM còn cực thịnh cũng là giai đoạn mà bóng đá TPHCM với 3 đội cực mạnh Cảng Sài Gòn, Hải Quan và CA.TPHCM thống trị bóng đá Việt Nam, với nòng cốt là những cầu thủ được cung cấp từ ngôi trường nói trên.
Riêng một trong số những người từng bị “rơi” khỏi những đợt tuyển sinh đầu vào cực kỳ gắt gao của trường Năng khiếu Nghiệp vụ TDTT TPHCM ngày đó, không ai khai chính là… Lê Huỳnh Đức. Cỡ Huỳnh Đức (ngày chưa phát triển hết tài năng đá bóng) mà còn trượt trong đợt thi tuyển vào trưởng Năng khiếu, không khó để hình dung chất lượng tuyển chọn và đào tạo của trường này cao đến mức nào.
Ấy thế mà, mới tuổi 14, tức là sớm 2 năm so với chuẩn chung, Trần Minh Chiến đã được tuyển vào trường.
Năm 1991, mới 17 tuổi, Trần Minh Chiến ngay sau khi ra trường chuyển về khoác áo đội 1 CA.TPHCM, là bước khởi đầu cho những giai thoại liên tiếp xuất hiện đối với đội CA.TPHCM nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung, ở những năm tiếp theo.
Sau này, Trần Minh Chiến ghi dấu ấn trong cả vai trò đào tạo trẻ…
Video đang HOT
19 tuổi, Trần Minh Chiến cùng các đồng đội khét tiếng một thời của mình gồm Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Liêm Thanh, Châu Chí Cường, Nguyễn Thiện Quang… xuất hiện lần đầu ở giải đội mạnh toàn quốc (hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam ngày đó, tương đương với V-League hiện tại).
21 tuổi, Trần Minh Chiến trở thành vua phá lưới của giải đội mạnh toàn quốc năm 1995, cùng đội CA.TPHCM vô địch giải đấu năm đó, rồi được gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games lần thứ 18 trên đất Thái Lan vào cuối năm.
Lần đầu cũng là lần cuối
Ngay ở kỳ giải lớn đầu tiên trong màu áo đội tuyển Việt Nam, Trần Minh Chiến đã ghi dấu ấn cực lớn, nếu không muốn nói là người ghi dấu ấn lớn nhất của toàn đội tuyển tại SEA Games năm đó.
Pha bắt vô lê của Trần Minh Chiến vào lưới Myanmar để ghi bàn thắng vàng, và ấn định chiến thắng 2-1 cho đội tuyển Việt Nam mãi là cú đột phá, là đòn quyết định giúp bóng đá Việt Nam nói chung lột xác, từ một đội bóng làng nhàng trong khu vực, khi mới quay trở lại với đầu trường SEA Games 2 năm trước đó, tiến thẳng vào nhóm các đội mạnh nhất Đông Nam Á, rồi giữ vững vị trí ấy cho tới tận bây giờ.
Nhưng giải đấu lớn đầu tiên cũng gần như là giải đấu cuối cùng và duy nhất đối với Trần Minh Chiến trong sắc áo đội tuyển.
… lẫn HLV đỉnh cao
Còn bi kịch hơn cả các đồng nghiệp và đồng đội ngày nào là Đỗ Khải và Huỳnh Quốc Cường, toàn bộ những chuỗi đỉnh cao của tiền đạo tài hoa Trần Minh Chiến chỉ gói gọn trong năm 1995.
Thậm chí, từ trước khi ghi bàn thắng vàng trong trận bán kết với Myanmar ở Chiang Mai (Thái Lan), Trần Minh Chiến đã dính chấn thương nặng từ vòng bảng, khi liên tiếp bị đối thủ Campuchia đá thô bạo.
Dây chằng đầu gối của Minh Chiến có thể đã đứt từ trước khi anh vào sân từ băng ghế dự bị trong trận bán kết nói trên với Myanmar. Nhưng với chiếc băng trắng quấn chặt, cầu thủ này vẫn nén đau để thi đấu trong thời gian hiện diện trên sân, rồi tung cú đá vô lê lịch sử nói trên, trước khi không còn đủ thể lực để đá trận chung kết.
Sau đó, Trần Minh Chiến được đưa sang Đức chữa trị cùng với Nguyễn Hồng Sơn. Anh mổ gối đến 4 lần, trở lại thi đấu trong thời gian rất ngắn cho đội CA.TPHCM trong năm 1996, xuất hiện ở đội tuyển quốc gia trong giai đoạn chuẩn bị cho AFF Cup 1996, nhưng vĩnh viễn không thể góp mặt ở bất cứ kỳ giải AFF Cup nào, do dây chằng đầu gối bị đứt trở lại trong một buổi tập nội bộ của đội tuyển.
Trần Minh Chiến buộc phải nói lời chia tay sân cỏ ở 22 tuổi, quá sớm và quá xót xa cho một trong những tài năng bậc nhất của bóng đá Việt Nam.
Về sau này, Trần Minh Chiến tham gia công tác huấn luyện. Có thể nói rằng anh ghi dấu ấn nhất định ở cả công tác đào tạo trẻ (một trong những người đầu tiên đặt nền móng chuyên môn cho học viện PVF) lẫn bóng đá đỉnh cao (đoạt cúp quốc gia năm 2018 cùng B.Bình Dương, khi đội này đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ).
Trần Minh Chiến là một HLV đầy cá tính và có năng lực. Sự nghiệp huấn luyện của anh có thể còn phát triển nữa, đạt nhiều thành công hơn nữa. Nhưng nói về Trần Minh Chiến, người ta sẽ nhớ nhiều hơn đến giai đoạn anh còn là cầu thủ, sự nghiệp đá bóng của anh càng ngắn ngủi thì lại càng khắc sâu trong lòng người hâm mộ, vì người ta sẽ càng tiếc, càng nhớ mãi khoảnh khắc anh tung cú vô lê đi vào lịch sử năm 1995, vĩnh viễn mở ra trang sử mới cho bóng đá Việt Nam!
Chuyện tình đẹp như thơ với “ Người đẹp Tây Đô” Việt Trinh
Nhắc đến Trần Minh Chiến mà không nhắc đến chuyện tình của anh với ngôi sao truyền hình Việt Trinh thì sẽ là thiếu sót lớn. Dù cả hai chỉ bên nhau trong thời gian ngắn, nhưng cặp trai tài gái sắc này từng khiến giới truyền thông ở cả 2 mảng là thể thao và giải trí tốn rất nhiều giấy mực.
Có lẽ cùng với cặp đôi Tam Lang – Bạch Tuyết cách nay vài thập niên, chuyện tình giữa Trần Minh Chiến và nữ diễn viên của loạt phim truyền hình ăn khách “Người đẹp Tây đô” Việt Trinh, chính là cặp danh thủ bóng đá – minh tinh sân khấu xứng đôi nhất mà thế giới những người nổi tiếng nhất Việt Nam từng có.
'Huỳnh Đức số một, Công Vinh số hai trong lịch sử tuyển Việt Nam'
Các chuyên gia cho rằng Lê Huỳnh Đức và Lê Công Vinh là 2 tiền đạo hay nhất của đội tuyển Việt Nam trong 25 năm qua.
Câu chuyện "Ai là tiền đạo hay nhất tuyển Việt Nam 25 năm qua?" đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ và giới chuyên môn. Chia sẻ với Zing, nhiều chuyên gia, HLV tên tuổi đã bày tỏ ý kiến của mình. Hầu hết đều đồng quan điểm cho rằng Lê Huỳnh Đức, Lê Công Vinh, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Anh Đức và Nguyễn Công Phượng là 5 cái tên xứng đáng nhất có mặt trong danh sách này.
Lê Huỳnh Đức, Lê Công Vinh được thừa nhận là 2 tiền đạo hay nhất của tuyển Việt Nam 25 năm qua bởi nhiều HLV, các nhà chuyên môn. Đồ họa: Minh Phúc.
Vì sao không có Trần Minh Chiến, Phan Thanh Bình?
Bình luận viên (BLV) Vũ Quang Huy cho rằng: "Tôi nghĩ Huỳnh Đức, Công Vinh, Văn Quyến là lựa chọn chính xác. Tôi đánh giá Việt Thắng, Phan Thanh Bình không bằng 3 người này. Công Phượng, Anh Đức cũng đều hơn Việt Thắng, còn Phan Thanh Bình cũng là người có lối chơi dựa nhiều vào đối tác".
Chia sẻ quan điểm tương tự, HLV trưởng tuyển nữ Mai Đức Chung, người từng 3 lần "đóng thế" ở các đội U23 và tuyển quốc gia, cho rằng: "Danh sách như thế là hợp lý. Tôi cũng đã nghĩ mãi, xem lại các CLB khác, vẫn thấy chỉ có 5 bạn này là nổi bật nhất".
Bên cạnh 5 cái tên ở trên, các chuyên gia cũng nghĩ về một số tiền đạo lừng danh khác của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn này, điển hình là Trần Minh Chiến. Cựu HLV trưởng tuyển Việt Nam Trần Bình Sự cho rằng: "Tôi còn lăn tăn trường hợp Minh Chiến nữa nhưng quả thật đóng góp cho đội tuyển của cậu ấy hơi ít dù Minh Chiến rất hay. Cậu ấy nghỉ thi đấu hơi sớm. Còn 5 người này đều là những cầu thủ xứng đáng. 5 người này, mỗi người đều có một điểm mạnh, điểm yếu".
Bên cạnh Thanh Bình, Việt Thắng, Minh Chiến, tiền đạo Nguyễn Văn Dũng, người 4 lần giành Vua phá lưới giải quốc nội, cũng là cái tên được nhắc tới. Các chuyên gia, HLV cũng gợi ý một số danh thủ kỳ cựu như Nguyễn Cao Cường, Từ Như Hiển, Trần Duy Long. Tuy nhiên, trong giới hạn 25 năm trở lại, lựa chọn Huỳnh Đức, Văn Quyến, Công Vinh, Anh Đức, Công Phượng nhận được sự đồng thuận cao.
Công Vinh (số 9) ăn mừng bàn thắng vào lưới đội tuyển Indonesia ở AFF Cup 2014, năm đánh dấu sự trở lại đỉnh cao của anh. Ảnh: Minh Chiến.
Huỳnh Đức số một, Công Vinh số hai
Một chủ đề khác được các chuyên gia quan tâm là chân sút hay nhất đội tuyển Việt Nam 25 năm qua.
BLV Quang Huy khẳng định: "Vẫn là Lê Huỳnh Đức. Tôi nói ngay Lê Huỳnh Đức không phải đắn đo vì đó là mẫu trung phong càng ngày càng hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Anh ta toàn diện, sút tốt cả hai chân và sút rất mạnh, tốc độ, khả năng độc lập tác chiến cao, không quá khéo léo nhưng khi cần hoàn toàn có thể giữ được trái bóng để chờ đồng đội lên.
Huỳnh Đức là người hiếm hoi mà ngày còn thi đấu, chưa biết "Tây" thế nào nhưng Đức vẫn đá được trung phong cắm. Trong khi đó, chúng ta hãy nhớ Anh Đức còn có giai đoạn phải dạt ra đá tiền vệ biên ở Bình Dương".
Trong sự nghiệp, Huỳnh Đức từng 4 lần giành Quả bóng vàng Việt Nam, 2 lần là Vua phá lưới V.League. Anh đã tham dự 3 kỳ SEA Games, là một trong những chân sút vĩ đại nhất lịch sử AFF Cup với 14 lần lập công. Tại cấp độ CLB, Huỳnh Đức từng tỏa sáng rực rỡ dưới màu áo đội Công an Thành phố Hồ Chí Minh, có thời gian chơi cho CLB Trung Quốc Chongqing Lifan.
Lê Huỳnh Đức tiếp tục trở thành một HLV danh tiếng sau khi giải nghệ. Anh gắn bó với Đà Nẵng qua 2 thời kỳ từ 2008 tới nay, giúp đội bóng này đoạt 2 chức vô địch V.League. Ảnh: Quang Thịnh.
Nói về Huỳnh Đức, các chuyên gia, HLV đều dành sự tôn trọng cực lớn.
HLV Mai Đức Chung, người từng làm việc cùng Công Vinh ở tuyển Việt Nam và CLB Bình Dương, cũng cho rằng: "Tôi nghĩ nên chọn Huỳnh Đức thôi. Công Vinh là người kiên trì, miệt mài tiếp thu, tập luyện, cư xử đứng đắn. Họ là hai nhân vật đứng đầu nhóm 5 người này. Tôi cũng chỉ lựa chọn vị trí đứng đầu giữa hai người Huỳnh Đức và Công Vinh thôi".
Cùng chia sẻ với người đồng nghiệp, ông Sự nói về Huỳnh Đức, Công Vinh: "Đó là hai người có đóng góp nhiều nhất cho bóng đá Việt Nam và có tên tuổi nhất trong các giải đấu của AFC và AFF (Liên đoàn Bóng đá Châu Á và Đông Nam Á - PV). Họ đã tham gia các giải SEA Games, AFF Cup, các cúp châu Á và các giải CLB. Người tài năng nhất, nổi trội hơn cả là Lê Huỳnh Đức. Cậu ấy toàn diện hơn về tầm vóc, lối chơi, năng lực làm bàn, Huỳnh Đức là người trội hơn".
Lê Huỳnh Đức sinh năm 1972, Công Vinh sinh năm 1985. Họ là hai cái tên tiêu biểu cho "Thế hệ vàng" đầu tiên và thứ hai của bóng đá Việt Nam. Cả hai đều là những huyền thoại được Đông Nam Á vị nể. Tuy nhiên, Huỳnh Đức chưa giành được danh hiệu nào trong màu áo tuyển Việt Nam, còn Công Vinh đã có chức vô địch AFF Cup 2008.
Thanh Hà
"Nếu cùng thời Công Phượng, Quang Hải, sự nghiệp của Văn Quyến đã khác" Huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh mới đây đã có những chia sẻ về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tiền đạo Phạm Văn Quyến - thần đồng 1 thời của bóng đá Việt Nam. Văn Quyến từng được xem là tiền đạo hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng sản sinh ra. Tuy nhiên, tai tiếng bán độ ở SEA...