Tiền có thể mua được hạnh phúc không?
Giáo sư Angus Deaton, người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2015, cho rằng tiên có thê làm cho con người hạnh phúc hơn.
Trong một nghiên cứu của mình, Giáo sư Angus Deaton, người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2015, chứng minh rằng, người ta sẽ hạnh phúc hơn khi thu nhập tăng lên. Ông cho hay, mức thu nhập lý tưởng là 75.000 USD/năm (khoảng 1,65 tỷ đồng) – tương đương với thu nhập bình quân trên 137 triệu đồng/tháng.
Khi “rủng rỉnh” sẽ vui vẻ hơn
Nghiên cứu của GS Angus Deaton chỉ ra rằng, thực chất con người chỉ có 2 xu hướng cảm xúc phổ biến. Một là tâm trạng thay đổi theo ngày: hôm nay vui vẻ, mai buồn bực hay ngày kia thư thái. Sự thất thường này được cho là do tác động của khả năng tài chính không ổn định. Hai là khi ngày nào trong túi cũng “rủng rỉnh”, đồng nghĩa với tâm lý ổn định, vui vẻ hơn.
Giáo sư Angus Deaton vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2015.
Nhà nobel kinh tế tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc cùng với cộng sự là chuyên gia tâm lý Daniel Kahneman – người cũng từng đoạt giải Nobel Kinh tế. Cả 2 chuyên gia này đều đang là giáo sư tại Đại học Princeton.
Video đang HOT
Nghiên cứu khảo sát 450.000 người Mỹ để lấy thông tin về mức thu nhập hàng năm của họ. Những người tham gia được hỏi họ cảm thấy như thế nào về ngày hôm qua, và liệu họ đang có một cuộc sống tốt nhất có thể không?
Khảo sát yêu cầu những người tham gia đặt mình vào một nấc thang thỏa mãn cuộc sống, với nấc thứ nhất chỉ cuộc sống diễn ra không suôn sẻ và nấc thứ 10 chỉ cuộc sống không thể tuyệt vời hơn.
Giáo sư Angus Deaton nghiên cứu mối tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc cùng với cộng sự là chuyên gia tâm lý Daniel Kahneman.
Ít tiền đồng nghĩa với đau khổ
Kết quả có được từ nghiên cứu này kết luận: nhiều tiền chưa chắc sẽ giúp con người hạnh phúc hơn, nhưng chắc chắn ít tiền sẽ đồng nghĩa với đau khổ.
Nghiên cứu không chỉ rõ tại sao 75.000 USD lại là điểm chuẩn, nhưng theo tác giả nghiên cứu, dường như đó là một con số hợp lý khi những người đạt được sẽ không còn bức xúc về chuyện “cơm áo gạo tiền” nữa.
Ở mức thu nhập này, người ta có thể thoải mái chi tiêu để mua những thứ họ cần, làm những việc họ thích mà không phải suy nghĩ quá nhiều về khả năng tài chính. Cuộc sống nhờ đó cũng trở nên đơn giản hơn, dễ chịu hơn./.
Trân Ngoc Theo Forbes, Economist.com
Theo_VOV
Chính thức công bố giải Nobel Kinh tế 2015
Nhà kinh tế học người Scotland Angus Deaton đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2015.
Hội đồng Giải thưởng Nobel vừa công bố nhà kinh tế học người Scotland Angus Deaton là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2015 vì "những công trình nghiên cứu, phân tích về tiêu thụ, đói nghèo và phúc lợi xã hội".
Giáo sư Angus Deaton đã trở thành người đoạt giải Nobel Kinh tế 2015. (Ảnh: Reuters)
Ông Deaton sinh tại Edinburgh, Scotland, sinh năm 1945, hiện mang 2 quốc tịch Anh - Mỹ và đang làm việc tại trường đại học Princeton của Mỹ.
Công trình nghiên cứu của ông Deaton xoay quanh 3 câu hỏi trọng tâm là: người tiêu dùng phân bổ chi tiêu của họ như thế nào, thu nhập của xã hội được chi ra bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu, và làm thế nào có thể đo lường cũng như phân tích một cách tốt nhất sự thịnh vượng hay đói nghèo.
Với việc giải đáp những câu hỏi này, công trình khoa học của ông Deaton có thể giúp chính phủ các nước hoạch định chính sách thúc đẩy phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi giải Nobel Kinh tế được công bố, ông Deaton tự nhận định bản thân là một người luôn tập trung vào sự nghèo đói trên thế giới cũng như những điều có thể đem lại cho nhân loại cuộc sống tốt hơn.
Giải Nobel Kinh tế là giải thưởng Nobel cuối cùng được công bố trong mùa Nobel năm nay. Giải Nobel Kinh tế năm ngoái thuộc về Giáo sư kinh tế người Pháp Jean Tirole./.
Diệu Hương
Theo_VOV
Giải Nobel Kinh tế cho người phân tích hành vi tiêu dùng Nhà kinh tế học gốc Anh Angus Deaton vừa chiến thắng giải Nobel Kinh tế 2015 vì đã có công "phân tích hành vi tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi", Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm qua thông báo. Điều cốt lõi trong nghiên cứu của Deaton là đo lường thay đổi trong hành vi của người dân nếu chính...