Tiền có bốc hơi khi gửi tiết kiệm online
Các ngân hàng đang chạy đua thu hút thị phần tiền gửi online. Tuy nhiên, ngay cả khi gửi tiết kiệm tại quầy mà tài khoản tiền gửi của khách hàng vẫn có thể “bốc hơi”, thì tính an toàn của gửi tiết kiệm online vẫn làm khách hàng băn khoăn.
Ngay cả với giao dịch tại quầy, nhiều khách hàng cũng chưa thật sự yên tâm. Ảnh: Đức Thanh
Cạnh tranh hút khách gửi tiền online
Ngân hàng số đang là xu hướng của hệ thống ngân hàng toàn cầu. Theo ông Liew Nam Soon, Phó tổng giám đốc lãnh đạo Dịch vụ Tài chính khu vực ASEAN của EY, 50-75% số khách hàng trên thị trường châu Á – Thái Bình Dương sử dụng các kênh trực tuyến ít nhất một lần/tuần và 1/3 trong số đó sử dụng các ứng dụng trên điện thoại.
Tại Việt Nam, ngân hàng điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm được các ngân hàng tung ra thị trường, trong đó có sản phẩm tiết kiệm trực tuyến (online). Theo đó, chỉ cần một cú click chuột, trong vòng vài phút, khách hàng có thể thực hiện các thao tác từ mở sổ tiết kiệm, kiểm tra thông tin lãi suất, gửi tiền, tất toán, tái tục. Đặc biệt, để khuyến khích khách gửi tiết kiệm điện tử, các ngân hàng đang ưu đãi lãi suất gửi online cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm thông thường 0,01 – 0,25%/năm.
Theo các ngân hàng, chi phí để thực hiện giao dịch qua Internet giảm rất nhiều so với chi phí giao dịch tại quầy. Hơn nữa, giao dịch qua mạng giúp ngân hàng có thể hạn chế rủi ro do cán bộ ngân hàng gây ra. Do đó, nhiều ngân hàng đang đề ra mục tiêu đẩy mạnh thu hút tiền gửi online. Cụ thể, một số ngân hàng như VPBank, Techcombank… đặt mục tiêu sớm nâng tỷ trọng tiền gửi online lên 30% trong tổng mức tiền gửi của ngân hàng.
“Cùng với sự bùng nổ của ngân hàng số, tiết kiệm online cũng sẽ trở thành xu hướng khó tránh của ngân hàng trong nước. Ở nhiều nước trên thế giới, tỷ trọng giao dịch tiết kiệm online là 70%; hiện ở Việt Nam mới khoảng 10%, nhưng con số này sẽ nhanh chóng được cải thiện thời gian tới”, Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP nhận định.
Tiết kiệm online có an toàn?
Dù gửi tiết kiệm online đang ngày càng được nhiều khách hàng biết tới, nhưng an toàn, bảo mật vẫn là vấn đề khiến nhiều người dân vừa gửi tiền vừa run, bởi khi gửi tiết kiệm online, người gửi tiền không cầm trong tay chứng từ nào. Nỗi lo của người gửi tiền là có cơ sở, bởi thời gian qua, rất nhiều vụ việc “bốc hơi” sổ tiết kiệm của người gửi đã diễn ra, ngay cả với tiền giao dịch tại quầy.
Cụ thể, đầu năm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Huy Anh, 32 tuổi, nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch SHB Thái Thịnh (Hà Nội) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trần Huy Anh sau khi nhận tiền gửi 230.000 USD của khách hàng Ngô Thị Lương đã không nhập vào hệ thống sổ sách của Phòng Giao dịch, mà bán cho một cửa hàng vàng tại Hà Nội.
Trước đó, hai cán bộ của một ngân hàng TMCP đã bị đưa ra xét xử, vì lấy tiền gửi của khách hàng rồi dùng phôi sổ tiết kiệm báo hỏng (chưa kịp hủy) để làm sổ tiết kiệm giao cho khách.
Cho đến nay, tuy chưa có trường hợp tiền gửi tiết kiệm nào bị “bốc hơi”, song những vụ việc gian lận của cán bộ ngân hàng liên tiếp xảy ra thời gian qua đã gây ra nhiều lo ngại về tính an toàn của các tài khoản tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho rằng, gửi tiết kiệm trực tuyến thậm chí còn an toàn hơn cả gửi tiền tại quầy, do con người khó can thiệp được.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Dự án EBank (Ngân hàng VPBank) khẳng định, gửi tiết kiệm trực tuyến là hoàn toàn an toàn, vì lệnh giao dịch được thực hiện bởi chính khách hàng, nhân viên ngân hàng không thể can thiệp được. Hơn nữa, khi thực hiện giao dịch gửi tiền online, hệ thống của VPBank đã xác thực người dùng nhiều lớp và gửi thông tin xác thực cho khách hàng. Thông tin xác thực này không thể giả mạo được và không hề có sự can thiệp của con người mà tự sinh từ hệ thống.
“Các thao tác giao dịch của khách hàng đều được lưu vết trên hệ thống và dữ liệu được backup thông suốt ở quy mô toàn cầu. Về lý thuyết, các dữ liệu này được lưu lại hoàn toàn và được khôi phục tuyệt đối, cho dù có những thảm họa xảy ra”, ông Thắng nói.
Nhận định về những rủi ro liên quan đến gửi tiền của khách hàng, ông Saman Bandara, Phó tổng giám đốc EY Vietnam cho rằng, trong các trường hợp cán bộ ngân hàng lợi dụng ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt sổ tiết kiệm có cả lỗi của ngân hàng và của người gửi tiền. “Nếu ngân hàng có chốt kiểm soát nội bộ hiệu quả, thì có thể phát hiện và phòng chống được gian lận. Việc đào tạo gian lận và quản trị rủi ro gian lận chưa được các ngân hàng chú ý đúng mức”, ông Saman nói.
Về phía khách hàng, theo ông Saman, nếu mở tài khoản tiết kiệm online mà không bao giờ kiểm tra số dư, thì cũng sẽ đối mặt với rủi ro mất tiền. Nói cách khác, khách hàng cũng phải có “chốt kiểm soát” để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Trên thực tế, ngay cả các ngân hàng lớn trên thế giới, thì các trường hợp rò rỉ thông tin khách hàng, thông tin khách hàng bị đánh cắp… vẫn thường xuyên diễn ra. Do đó, ông Nguyễn Chiến Thắng khuyến cáo, khách hàng cần bảo quản điện thoại di động, email và các mật khẩu đăng nhập một cách chặt chẽ nhất, không nên lưu các thông tin này tại một chỗ, trường hợp thất lạc cần thực hiện thay đổi hoặc báo ngân hàng khẩn cấp.
Đồng thời, theo ông Thắng, khách hàng cũng nên thường xuyên đăng nhập Internet banking hoặc mobile banking của VPBank để tra cứu và theo dõi các tài khoản của mình và báo ngay cho ngân hàng nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
Theo Báo đầu tư
Đầu tư căn hộ thu về mớ rau: Thua đau một đời
Gửi tiết kiệm hàng chục năm với giá trị tiền khi gửi khá lớn, nhưng khi nhận lãi tiết kiệm, nhiều người ngã ngửa khi tiền gửi "bốc hơi" chỉ còn bằng vài tô phở, hoặc mớ rau...
Gửi tiết kiệm 20 năm, một căn hộ còn 3 tô phở
Theo thông tin trên báo Kiến thức, từ năm 1982-1985, vợ chồng ông Lê Minh Toán (phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã dành dụm tiền để gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm, với tổng giá trị là 4.100 đồng, vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương.
Khi đó, ông Toán công tác ở Công ty Điện lực Hà Nội, lương 310 đồng/ tháng. Ông nhớ lại 310 đồng lúc đó to lắm, vì tiền rất có giá trị, mệnh giá cao nhất cũng chỉ là 10 đồng. Căn hộ tập thể mà vợ chồng ông đang sống được mua những năm 1980 với giá 3.100 đồng. Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Vợ ông cũng là công nhân một công ty Nhà nước.
Đến khi về hưu, năm 2002, ông Toán cầm sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút tiền. Tuy nhiên, địa chỉ và nhiều chi nhánh đổi tên hoặc sáp nhập chi nhánh khác. Sau bao lần trùng điệp truy tìm cái ngân hàng đã gửi tiền, sau rất nhiều đơn thư và sau bao thủ tục xác minh từ phía ngân hàng, ông Toán được rút tiền.
Ông Toán bên một sổ tiết kiệm còn giữ lại được.
Ông áng chừng toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời ông gửi tiết kiệm sẽ vào khoảng 50-70 triệu đồng. Song ông đau xót khi biết số tiền mà khi biết, sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ ăn được vài ba tô phở.
Từ đó đến nay đã 13 năm, ông Toán chưa đến ngân hàng để rút số tiền tiết kiệm đó. Hiện Ngân hàng Nhà nước TP. Hà Nội vẫn giữ toàn bộ 12 cuốn sổ tiết kiệm của ông.
Gửi tiết kiệm 30 năm, 5 tháng lương mua được 1 mớ rau
Chịu chung hoàn cảnh như ông Toán, bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) sau 30 năm gửi tiết kiệm, với giá trị khi gửi khoảng 5 tháng lương, nhưng khi nhận giá trị tiền gửi chỉ còn mua được 1 mớ rau.
Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh. Số tiền 270 đồng của bà Thủy gửi tiết kiệm vào thời điểm gửi được xem như cả một gia tài mà vợ chồng bà đã dành dụm từ nghề sửa tủ lạnh. Số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người. Bà Thủy đã giữ cẩn thận sổ tiết kiệm trong nhiều năm, nhưng chỉ vì nghĩ mình chưa cần đến số tiền này nên bà cũng không tính đi rút.
Bà Lê Thị Bích Thủy với cuốn sổ tiết kiệm giá trị tiền gửi chỉ còn mua được 1 mớ rau.
Ngày 8/10/2014, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua "Ngân hàng Công thương ở đường Đinh Tiên Hoàng".
Sau hơn 30 năm, dựa trên lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ cũng như do trải qua thời kỳ đổi tiền, giá trị tiền đồng cũng thay đổi, Ngân hàng VietinBank - đơn vị tiếp nhận và giải quyết sổ này - đã tính cả gốc lẫn lãi cho bà Thủy là 4.385 đồng.
Không muốn đến ngân hàng nhận số tiền gửi tiết kiệm giờ chỉ mua được mớ rau, ngày 12/12/2014, bà Lê Thị Bích Thủy đã trao sổ tiết kiệm có thời điểm gửi tiền từ năm 1983 cho đại diện Bảo tàng TP.HCM để đưa vào Bảo tàng trưng bày.
Ngã ngửa khi nhận lãi tiết kiệm
Liên quan đến câu chuyện tiền tiết kiệm "bốc hơi", anh Quãng Hùng Minh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) kể câu chuyện tương tự của cha mình là ông Quãng Văn Hai trên Tuổi Trẻ.
Anh Minh cho hay, năm 2001, sau khi "gõ cửa" nhiều nơi, gia đình ông được hướng dẫn đến NH Công thương VN (VietinBank) chi nhánh 3, TP.HCM sẽ là đơn vị chi trả cho khoản tiết kiệm có số dư gửi là 1.800 đồng vào ngày 8/11/1975 do ba anh Minh đứng tên.
Thông báo mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN chi nhánh 3 gửi cho ông Hai.
Trong thông báo mời đến lãnh tiền tiết kiệm, VietinBank chi nhánh 3 cho biết số dư tài khoản tiết kiệm của ba anh Minh tới ngày 31/12/2000 là 23.562 đồng. Đây là số tiền được tính dựa trên lãi qua từng thời kỳ đổi tiền và lãi suất thay đổi theo thời kỳ.
"Nhận giấy mời lãnh tiền mà nhà tôi ngã ngửa. Tiền lời không đủ tiền xe lên ngân hàng lãnh tiền nên ba tôi cũng bỏ luôn. Đến giờ tôi vẫn giữ tờ giấy báo làm kỷ niệm" - anh Minh cho biết trên báo này.
Do đồng tiền mất giá?
Chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho biết trên báo Tuổi Trẻ, trước đây phần lớn người dân đi gửi tiền tiết kiệm hay mua các dạng công trái... trong tinh thần đóng góp xây dựng đất nước nên ít ai để ý đến lãi thế nào.
Về nguyên tắc, những sổ tiết kiệm này dù bao năm đi nữa trách nhiệm của ngân hàng là phải lưu trữ, xác minh hồ sơ, chứng từ để luôn bảo đảm chi trả cho người dân, dù người dân quên 20-30 năm thì vẫn phải cộng dồn lãi suất và tính toán đúng.
Sổ tiết kiệm của những năm 80. Ảnh minh họa.
Thực tế, do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian.
Cũng bàn về vấn đề này, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, cho biết trên Tuổi Trẻ: "Số lượng người gửi tiết kiệm trước đây nhiều lắm, thiệt hại của họ cũng rất lớn. Người ta có 10 đồng thì người ta mất 9 đồng. Đó là lịch sử mà chúng ta đã trải qua. Mọi người có lẽ đành phải chấp nhận". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: "Khi người dân có những băn khoăn, thấy tiền gửi vào ngân hàng mà không sinh lợi thì ngành ngân hàng phải xem xét. Lòng tin của người gửi tiền giảm đi thì ngân hàng nên nhận thấy đây là yếu kém của mình".
Giám đốc một ngân hàng thương mại cũng nhìn nhận nhiều người gửi tiền tiết kiệm trong giai đoạn những năm trước do biến động lịch sử nên cùng với thời gian số tiền bị trượt giá đi đáng kể. Vấn đề là cách chi trả thế nào để người gửi tiền cảm thấy được chia sẻ.
Theo Vietnamnet
Gửi tiết kiệm nhưng không rút được tiền, cần làm rõ đúng sai Gởi vào Ngân hàng Agribank (TP HCM) 400.000 euro, giờ muốn rút, ông Dương Thanh Nghị ngỡ ngàng khi biết sổ tiết kiệm đã bị cán bộ ngân hàng thế chấp vay 10,4 tỷ đồng. Ngỡ ngàng hơn khi phía ngân hàng trả lời, việc liên quan đến Nguyễn Lê Kiều Quang (nguyên giám đốc phòng giao dịch Agribank Hòa Hưng, thuộc Agribank...