Tiền ‘bốc hơi’ khi sử dụng ví điện tử không an toàn
Dưới tác động của Covid-19, thanh toán điện tử tăng trưởng với tốc độ 3 con số. Đặc biệt giao dịch thanh toán điện tử trong lĩnh vực hành chính công, trường học, bệnh viện, điện nước đã tăng rất mạnh.
Tuy nhiên, nhiều người dùng còn lơ là trong việc bảo vệ ví điện tử dẫn đến việc tiền trong tài khoản có thể bốc hơi mà không hay biết.
Theo thống kê, hiện nay có hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, trên 42% đã thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Những con số này cho thấy Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ hướng đến xã hội không tiền mặt và số người tham gia vào các giao dịch không tiền mặt dự kiến còn tiếp tục tăng cao trong tương lai gần.
Cùng với các hình thức giao dịch ngân hàng điện tử, ví điện tử đang là một dịch vụ phổ biến đối với người dùng. Tuy nhiên, loại hình này cũng đi kèm với những rủi ro nếu người dùng chưa thực sự biết cách bảo mật thông tin. Đã có tình trạng khách hàng bỗng dưng bị “bốc hơi” cả trăm triệu đồng trong một đêm. Trên thực tế, việc khách hàng bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền trong ví điện tử một phần do mất cảnh giác.
Tiêu dùng không tiền mặt là xu hướng giao dịch tương lai
Điển hình mới đây, một khách hàng đăng nhập vào tài khoản ví điện tử để nạp tiền điện thoại, nhưng quên mật khẩu. Khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài của ví điện tử để nhờ hỗ trợ nhưng đường dây báo bận. Sau đó, một số điện thoại lạ gọi vào máy điện thoại của vị khách này và tự xưng là nhân viên tư vấn của tổng đài, hỗ trợ lấy lại mật khẩu và yêu cầu đọc mã gửi qua tin nhắn điện thoại. Ngay sau khi cung cấp mã, tài khoản của khách hàng bị “bốc hơi” một số tiền lớn khi ví điện tử của mình có liên kết với tài khoản ngân hàng, từ đó kẻ gian có thể thực hiện thao tác rút tiền từ ví hoặc thực hiện các phương thức mua mã thẻ cào điện thoại.
Việc cập nhật và trang bị những kiến thức cần thiết để làm chủ giao dịch, tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ của người tiêu dùng mà còn của chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực này nhằm thúc đẩy một môi trường tiêu dùng không tiền mặt trong sạch, phát triển.
Video đang HOT
Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTSS) đánh giá: “Lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều và trở thành ‘việc làm ăn’ lớn của giới tội phạm mạng. Tại Việt Nam, kịch bản và kỹ thuật lừa đảo phổ biến là: hacker lừa nạn nhân bấm vào trang giả mạo, chiếm tài khoản, sau đó lừa bạn bè của họ, hay giả danh công an đòi kiểm tra thông tin cá nhân, lấy mã OTP”.
Nhân dịp ra mắt chuyên trang Công nghệ – Game, báo Thanh Niên phối hợp cùng Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực Tuyến M_Service (Ví điện tử MoMo), Công ty cổ phần ZION (Ví điện tử ZaloPay), Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Công ty cổ phần TNHH Tiki, Ví điện tử ShopeePay và Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn tổ chức buổi tọa đàm “Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt”.
Người dùng cần trang bị kỹ năng, kiến thức để tự bảo vệ mình trong các giao dịch trực tuyến
Buổi tọa đàm xoay quanh xu hướng tiêu dùng không tiền mặt ở quốc tế cũng như tại Việt Nam; những lợi ích – khó khăn mà hình thức giao dịch này mang lại cho cả người tiêu dùng lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ, các nhà quản lý. Các chuyên gia cũng sẽ chia sẻ cái nhìn chi tiết hơn về những hình thức lừa đảo trực tuyến đang được giới tội phạm áp dụng.
Quan trọng hơn cả, người dùng Việt Nam sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản nhưng hết sức thiết thực nhằm áp dụng vào quá trình giao dịch mỗi ngày để tự bảo vệ chính mình, thay đổi thói quen tiêu dùng, từ đó giảm tình trạng giao phó câu chuyện bảo mật và xem đó như nghĩa vụ của các bên cung cấp dịch vụ.
Tọa đàm cũng sẽ góp phần đặt nền móng cho quá trình tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thiết lập giao thức bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Về lâu dài, lĩnh vực bảo mật giao dịch không tiền mặt sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhân sự ngành Công nghệ Thông tin, cũng như đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội nhờ các phương thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
Thủ đoạn chuyển cuộc gọi để đánh cắp mã OTP
Hình thức lừa đảo tinh vi qua số điện thoại có thể khiến người dùng mất quyền kiểm soát ví điện tử, tài khoản mạng xã hội hay tài khoản ngân hàng.
Nhà mạng VinaPhone vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng kẻ xấu lợi dụng tính năng chuyển hướng cuộc gọi của nhà mạng để đánh cắp thông tin mã OTP các dịch vụ của khách hàng.
Theo đó, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, hoặc giải quyết sự cố bất kỳ. Sau đó đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện thao tác xác nhận trên điện thoại cá nhân.
Các đối tượng thường yêu cầu khách hàng thao tác mã lệnh trên bàn phím theo cú pháp **21*(số điện thoại kẻ lừa đảo)#OK (lệnh theo giao thức USSD). Thực chất, đây là tính năng chuyển hướng cuộc gọi cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại khác.
Người dùng cần chú ý biểu tượng chuyển hướng cuộc gọi trên điện thoại.
Khi thực hiện lệnh chuyển cuộc gọi thành công theo hướng dẫn của những đối tượng này, thuê bao khách hàng vẫn có sóng, nhận được tin nhắn SMS hay vào mạng bình thường, nhưng tất cả các cuộc gọi đến từ thời điểm đó đã được chuyển hướng nhận cuộc gọi đến số điện thoại của những đối tượng lừa đảo.
Sau khi lừa đảo chiếm quyền nhận cuộc gọi, kẻ gian sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng... của nạn nhân và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP để lấy lại mật khẩu.
Do trước đó khách hàng đã bị lừa thực hiện thao tác chuyển cuộc gọi, nên các cuộc gọi từ tổng đài ứng dụng sẽ được chuyển hướng đến số điện thoại của các đối tượng lừa đảo, từ đó chúng dễ dàng lợi dụng các tài khoản cá nhân, chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với số điện thoại.
Để bảo vệ khách hàng, hạn chế thiệt hại do kẻ lừa đảo gây ra, nhà mạng VinaPhone khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước các cuộc gọi lừa đảo hướng dẫn thực hiện chuyển cuộc gọi, không được thao tác thực hiện mã lệnh **21*số điện thoại# theo hướng dẫn từ các cuộc gọi lạ không xác định rõ nguồn gốc.
Khi điện thoại có các dấu hiệu bất thường, như không nhận được cuộc gọi đến (có biểu tượng chuyển cuộc gọi ở cạnh logo nhà mạng) khách hàng lập tức thao tác lệnh ##21# để hủy lệnh chuyển cuộc gọi ngoài ý muốn, đồng thời liên hệ với VinaPhone qua số tổng đài 18001091 để kiểm tra tình trạng của thuê bao và được tư vấn, giải đáp hoặc khuyến nghị cách xử lý.
Ngoài việc lừa đảo chuyển cuộc gọi như trên, còn xuất hiện một số trường hợp lừa đảo thay sim 4G miễn phí. VinaPhone cho biết nhà mạng chỉ thực hiện mời thay sim cho khách hàng đang sử dụng phôi sim cũ (phôi sim 2G/3G).
Để kiểm tra loại phôi sim đang dùng, người dùng có thể soạn tin nhắn nội dung "DS4G" gửi đến số 888 hoặc bấm giao thức USSD với câu lệnh *0888#
Đối với các thuê bao đang sử dụng phôi sim 4G, VinaPhone sẽ không yêu cầu khách hàng thay sim.
Trước đó, Momo cũng gửi thông báo tới khách hàng để cảnh báo về thủ đoạn chiếm quyền kiểm soát SIM nhằm lấy tiền trong ví điện tử người dùng. Khi thao túng được cuộc gọi, kẻ gian có thể đăng nhập ứng dụng Momo của nạn nhân từ xa.
Tổng đài Momo khi gọi để cung cấp mã OTP, cuộc gọi sẽ được chuyển hướng đến số điện thoại của kẻ gian. Từ đó chúng dễ dàng chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Ngày 20/3, Công an Hà Nội cũng phát cảnh báo thủ đoạn giả danh tổng đài viên để chiếm quyền kiểm soát SIM, cuộc gọi của người dùng nhằm chiếm đoạt tiền.
Thiếu niên bị bắt vì lấy cắp số tiền điện tử trị giá 46 triệu USD Một thiếu niên người Canada đã bị bắt giữ sau khi thực hiện hành vi lừa đảo để lấy cắp số tiền điện tử trị giá lên đến 46 triệu USD. Thiếu niên sống tại thành phố Hamilton (tỉnh Ontario, Canada), với danh tính không được tiết lộ vì chưa đủ tuổi thành niên, đã bị cảnh sát bắt giữ, sau khi sử...